Wednesday, 1 November 2017

DỊCH BÀI NGHIÊN CỨU CỦA ERIN McLAUGHLIN : "TELEVISION COVERAGE OF THE VIETNAM WAR AND THE VIETNAM VETERAN' (Trần Thúy Hạc)




01/11/2017

Vài lời tâm sự..

Đã từ lâu tôi vẫn thắc mắc : Tại sao hầu hết Truyền Thông Mỹ chống cuộc chiến tranh Việt Nam ? Tại sao một số cựu quân nhân khi về nuớc đã quay lại chống chính phủ họ? Kinh nghiệm nào đã thay đổi các nguời này? Có phải vì hay đào bới tin tức và thông thạo các mánh khoé chính trị nên giới Truyền thông đã có một cái nhìn tiêu cực về cuộc chiến VN khá sớm, và họ đã dùng các phưong tiện trong tay để chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt, càng đỡ tốn máu xương?

Tôi cũng có đọc sách báo theo đó gây chiến tranh thì có lợi cho giới buôn bán Vũ khí. Đó là một đại kỹ nghệ trong thời chiến cũng như thời bình. ( 'How the US government created and coddled the Gun Industry, Brian Delay, Business Insider, Oct 11, 2017').  Không  như Hoa kỳ, Ở Anh quốc chỉ sau một lần mấy chục trẻ em bị giết bằng súng tại trường, không thuờng dân nào đuợc quyền sở hữu súng lục. (Members of the public may own sporting rifles and shotguns, subject to licensing, but handguns were effectively banned after the Dunblane school massacre in 1996 with the exception of Northern Ireland. Dunblane was the UK's first and only school shooting.) 

Các nhà cầm quyền với những mức độ hùng hồn và hiệu nghiệm khác nhau và các biện pháp cuỡng chế chặt chẽ hay buông lơi khác nhau, thường đưa ra những lời hoa mỹ như chiêu bài yêu nuớc, chiêu bài giải phóng để khuyến khích các thanh niên cầm súng bắn chết những người phải tự vệ phía bên kia, trong khi sự gây chiến thực sự là sự mù quáng dụ dỗ và ép buộc các thanh niên miền Bắc tham chiến và chết cho một lý tưởng quốc tế không tuởng. 

Việc Hoa Kỳ tham chiến mà chỉ giúp VNCH nửa vời tuỳ theo quyền lợi giai đoạn, chỉ cung cấp cho quân lực VNCH những vũ khí cổ lổ sĩ từ thời đệ nhị thế chiến (Lan Cao, Five Myths: the VN war) và vụ tàu Maddox là một bằng chứng của thủ đoạn gian dối của chính phủ Mỹ để có sự chấp thuận của Quốc Hội Mỹ, hợp pháp hoá việc tham chiến tại VN.
Trong việc tìm đọc các tài liệu để tạm giải thích cho chính mình các nguyên nhân đưa đến sự phản ảnh không trung thực của Truyền thông Hoa kỳ về cuộc chiến mà hậu quả là sự thua trận của Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà (hơn thế nữa, với những bộ phim về lịch sử thiên lệch, bất công như của Ken Burns & Lynn Novick hiện nay và Stanley Karnos's book and tv series trước đây,  món nợ của Mỹ đối với chính phủ và các chiến sĩ miền Nam VN sẽ không bao giờ trả đuợc), tôi đã đọc và dịch bài nghiên cứu của Erin Mclaughlin

Xin chia sẻ cùng quý vị.
 
----------------

'Television Coverage of the VietNam war and the Vietnam Veteran'.
Tác giả: Erin McLaughlin
Người dịch: Trần Thuý Hạc

 Lời Giới thiệu

Là con gái của một cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, tôi lớn lên trong niềm tự hào rằng cha tôi là một anh hùng thời chiến. Khi còn nhỏ, tôi rất thích khoe khoang với các bạn học và thầy cô về vinh dự này vì tôi tin rằng tất cả người Mỹ đều tôn trọng cựu chiến binh Việt Nam nhiều như tôi. 

Tuy nhiên, khi lớn lên, tôi nhận thấy trong phim ảnh và trên truyền hình rằng Cựu chiến binh Việt Nam không được miêu tả như một người lính dũng cảm; thay vào đó, anh ta là một kẻ khùng khùng có tính khí bạo động và liên tục trải nghiệm những hồi tưởng về chiến tranh. Tôi tự hỏi Sự tuờng trình về cuộc chiến đã như thế nào, và đã ảnh hưởng đến hình ảnh của Cựu chiến binh Việt Nam ra sao? Nhiều Cựu chiến binh Việt Nam cảm thấy rằng sự thiếu kiểm duyệt và việc tuờng trình quá tiêu cực của truyền hình đã khiến công chúng Mỹ chống lại cuộc chiến và chống lại chính họ.

Những cảnh kinh hoàng của chiến tranh lần đầu tiên đã xâm nhập vào phòng khách của người Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Trong gần một thập kỷ, giữa trường học, chổ làm và bữa cơm chiều, công chúng Mỹ có thể nhìn thấy qnhững ngôi làng Việt nam bị phá hủy, trẻ em Việt Nam bị phỏng đến chết, và những chiếc túi đựng xác lính Mỹ được gửi về quê hương. Mặc dù sự tuờng trình lúc đầu, nói chung, ủng hộ sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc chiến, nhưng tin tức truyền hình đã thay đổi một cách đáng kể về chiến tranh sau Tết Mậu Thân. Hình ảnh cuộc tàn sát ở thị trấn Mỹ Lai đã đuợc chiếu đi chiếu lại trên truyền hình, nhưng những vụ tàn ác hàng ngày do miền Bắc và Việt Cộng gây ra ít khi đuơc chiếu vào tin tức buổi tối. Hơn nữa, phong trào phản chiến tại Mỹ đã thu hút sự quan tâm của giới truyền thông ngày càng gia tăng trong khi người lính Mỹ bị lãng quên ở ViệtNam. 

Sự tường trình chiến tranh và ảnh hưởng của nó trên ý kiến công chúng đã được nhiều nhà học giả về truyền thông cũng như giới ký giả bàn luận từ nhiều thập kỷ nay, tuy nhiên những nguời kể trên không phải là những nguời có thẩm quyền nhất, có tư cách nhất (qualified) về vấn đề này mà phải là các Cựu chiến binh. Các ký giả đặt trụ sở tại Sài Gòn, hàng ngày báo cáo các dữ kiện về trận đánh, con số thương vong, và tinh thần của quân lính, nhưng chỉ có người lính tham chiến mới có thể nắm bắt được mặt thật của chiến tranh. Các cựu chiến binh biết và hiểu những gì thực sự xảy ra trong rừng rậm của Việt Nam, và chỉ có họ mới có thể so sánh sự thật đó với những gì được chiếu trên truyền hình. Hơn nữa, các câu chuyện về việc hồi hương của cựu chiến binh đã tiết lộ chính xác nhất về cách cư xử mà công chúng Mỹ đã đối đãi với các cựu chiến binh Việt Nam một cách tàn nhẫn như thế nào. 

Vì thế, sau khi tìm tòi, nghiên cứu về Sức mạnh của truyền hình và cách tuờng trình và báo cáo về chiến tranh, tôi đã phỏng vấn bốn cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam để tìm hiểu các cựu chiến binh đã giải thích về việc phát sóng/tuờng trình như thế nào và theo họ thì cách làm việc này đã ảnh huởng đối với hình ảnh của cựu chiến binh Việt Nam ra sao.

Phần I

Sức Mạnh của Truyền Hình và Chiến tranh Việt Nam

Tại sao phải có Truyền hình?  

Vào giữa những năm 1960, truyền hình được xem là nguồn tin quan trọng nhất đối với công chúng Mỹ, và có thể, đã ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến chính kiến của công chúng. Trong suốt cuộc Chiến tranh Triều Tiên, khán giả truyền hình vẫn còn ít. Năm 1950, chỉ có 9% gia đình ở Mỹ sở hữu một chiếc ti vi. Đến năm 1966, con số này tăng lên 93% (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 18). Khi truyền hình trở nên phổ biến ở mọi nhà, nhiều người Mỹ bắt đầu nhận tin tức từ truyền hình hơn bất kỳ nguồn truyền thông nào khác. Một loạt các cuộc điều tra được tiến hành bởi Tổ chức Roper cho Văn phòng Thông tin Tivi từ năm 1964 cho đến năm 1972 chứng tỏ sức mạnh của truyền hình ngày càng tăng. Với phuơng cách dùng nhiều câu trả lời, người tham dự đã được hỏi rằng từ phương tiện nào mà họ nhận được nhiều thông tin nhất ". Năm 1964, 58% nói rằng truyền hình; 56%, đề cập báo chí; 26 phần trăm, đài phát thanh; và 8%, tạp chí.. Vào năm 1972, 64% nói rằng do truyền hình trong khi số người trả lời chủ yếu dựa vào báo chí giảm xuống còn 50% (Hallin, 1986, trang 106). Do đó, khi Chiến tranh Việt Nam kéo dài, càng ngày càng nhiều người Mỹ quay sang truyền hình như nguồn tin chính của họ.

Trong khi một số lượng khán giả lớn lao là rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến dư luận, sự tín nhiệm là một yếu tố còn quan trọng hơn nhiều. Các cuộc điều tra của Roper đã đề cập ở trên cũng yêu cầu những người trả lời cho biết là họ tin vào phuơng tiện truyền thông nào nếu truyền thông đưa ra những chi tiết mâu thuẫn về cùng một câu chuyện. Vào năm 1972, 48% nói rằng họ tin truyền hình trong khi chỉ có 21% tin vào đọc báo (Hallin, 1986, trang 106). Truyền hình được "đánh giá liên tục như là gây đuợc sự chú ý, đầy thú vị, liên quan đến cá nhân hơn, gây cảm xúc và tạo nhiều ngạc nhiên hơn (Neuman, Just, Crigler, 1992, trang 56) nhờ hai yếu tố là hình ảnh và nhân cách [của nguởi đưa tin].

Yếu tố hình ảnh của truyền hình cho phép người xem cảm thấy như thể họ là một phần của cuộc chiến đấu. Khi chương trình tin tức phát sóng hình ảnh trận đánh và sự chết chóc, người Mỹ ở nhà cảm thấy như thể họ cũng ở trong rừng rậm của Việt Nam. Ngoài ra, hình ảnh phong phú đã giúp giải thích bản chất phức tạp của chiến tranh cho những người Mỹ không hiểu được ngôn ngữ kỹ thuật của quân đội. Các nguời đưa tin và các phóng viên đã nhanh chóng trở nên đáng tin cậy, tên tuổi của họ nhà nhà đều biết, vì công chúng đã nhìn vào họ mỗi đêm để biết thông tin của ngày; Walter Cronkite thậm chí còn được gọi là "người đàn ông đáng tin cậy nhất ở Mỹ" trong suốt thời chiến tranh (Hallin, 1986, trang 106). Sự tin tưởng này cho phép các ý kiến và thành kiến của các nhân vật truyền hình có ảnh hưởng đến cách thức mà nhiều người Mỹ quan niệm về chiến tranh. Do đó, người Mỹ càng ngày càng phụ thuộc vào truyền hình để xem hình ảnh và nghe sự tường thuật chính xác về cuộc chiến tranh Việt Nam; tuy nhiên trên thực tế, những gì họ đang xem chỉ là một phiên bản ba mươi phút đã được chỉnh sửa của một cuộc chiến cực kỳ phức tạp..

Tuờng Trình trên TV lúc khởi đầu  
.
Kỹ nghệ chuyển tin tức truyền hình là một ngành kinh doanh với động cơ lợi nhuận trước khi đó một dịch vụ công cọng. Do đó, các nhà sản xuất và các phóng viên cố gắng làm cho tin tức trở nên thú vị hơn bằng cách phát sóng những câu chuyện có nhiều mâu thuẫn, có tác động đến con người hoặc liên quan đạo đức. Tin tức truyền hình lúc đầu không tìm thấy các tài liệu đủ kịch tính cho đến khi số lượng quân đội Mỹ được nâng lên 175.000 vào tháng 7 năm 1965 (Hallin, 1986, trang 158). Các trận đánh, các cuộc phỏng vấn với lính Mỹ, và các cảnh trực thăng bay cung cấp cho kỹ nghệ truyền hình những thuớc phim lâm ly mà nó cần. Mạng lưới truyền thông thành lập các phòng thường trực tại Sài Gòn và gửi hàng trăm phóng viên ở đó suốt thời chiến tranh. Từ năm 1965 qua đến cuôc tấn công Tết năm 1968, 86 phần trăm các chương trình tin tức hàng đêm của đài CBS và NBC đã đề cập đến chiến tranh, tập trung chủ yếu vào các cuộc chiến đấu trên bộ và trên không (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 4). Truyền thông đã đánh dấu các cuộc đụng độ này là một câu chuyện của những "nguời tốt diệt Cộng (good guys shooting Reds" biến nó thành loại chuyện phù hợp với cuộc Chiến tranh Lạnh đang diễn ra (Wyatt, 1995, trang.81). Là một phần trong khung cảnh tác động con người, các phóng viên dựa vào vào những người lính Mỹ như những nguồn tin quan trọng nhất của họ..

Trong phần đầu của cuộc chiến, người lính Mỹ được miêu tả là một anh hùng. Thí dụ như một câu chuyện nổi bật được báo cáo do phóng viên truyền hình Dean Brelis. Vị đại tá Thuỷ quân lục chiến Michael Yunck khi bị cưa chân đã nói:"Tôi đã nói rồi, quỷ tha ma bắt, những tên kia [kẻ thù] không thể đang ở đó, vì vậy tôi đã không gọi bomb và napam thả vào chúng. Nhưng đó là nơi họ đang ở.. Mẹ kiếp ! Tôi ghét đặt bom napalm vào những phụ nữ và trẻ em này, tôi chỉ không làm điều đó. [nên] Tôi đã nói, họ không thể có mặt ở đó. " (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 13-14)

Như thế khuôn khồ của việc chống chủ nghĩa cộng sản đã góp phần đáng kể vào việc lên án chiến tranh, nhưng không đụng đến chiến sĩ. (Bonior, Champlin, and Kelly, 1984, trang 13).


Khúc Quanh Lịch Sử 

Vào mùa thu năm 1967, 90% tin tức buổi tối dành cho chiến tranh và có khoảng 50 triệu người xem tin tức truyền hình mỗi tối (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 4-5). Cho đến thời điểm này, cuộc chiến đã có sự ủng hộ mạnh mẽ từ các phương tiện truyền thông, công chúng, và Quốc hội. Quân đội liên tục báo cáo rằng Hoa Kỳ đang có những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy nhiên, dần dần, sự hỗ trợ cho cuộc chiến bắt đầu giảm. Bởi vì không có kiểm duyệt quân sự được thiết lập, các nhà báo có thể theo chân quân đội vào cuộc chiến và báo cáo những quan sát của họ mà không bị kiểm duyệt chính thức. Vì vậy, khi các nhà báo chứng kiến cảnh chiến tranh khốc liệt hơn, họ đã trình bày công chúng với nhiều hình ảnh sống động hơn. Đồng thời, lần đầu tiên, họ phỏng vấn những người lính bày tỏ sự thất vọng của mình trước tiến trình chiến tranh.Sự hỗ trợ bắt đầu giảm vào mùa thu năm 1967, nhưng bước ngoặt chính trong phạm vi phát sóng của chương trình truyền hình đã xảy ra trong cuộc Tết Mậu Thân vào cuối tháng 1 năm 1968. Mặc dù quân lính Bắc Việt tràn qua hơn một trăm thành phố miền Nam, và Bắc Việt đã phải chịu tổn thất nặng nề, tuy nhiên Truyền hình, miêu tả cuộc tấn công này như là một thất bại lớn lao đối với Hoa Kỳ; [và như thế] các phương tiện truyền thông chứ không phải quân đội, đã khẳng định quan niệm ngày càng tăng rằng Hoa Kỳ không thể chiến thắng trong cuộc chiến. Tỷ lệ các câu chuyện trên truyền hình do các nhà báo biên tập tin tức đã tăng từ 5,9% trước Tết đến 20% trong hai tháng sau đó (Hallin, 1986, trang 170). Tuyên bố quan trọng nhất đến từ "người đàn ông đáng tin cậy nhất ở Mỹ", Walter Cronkite. Trong một chương trình đặc biệt của CBS, Cronkite kết luận: "Nói rằng ngày hôm nay chúng ta tiến gần chiến thắng hơn chỉ là để tin tưởng, trước những bằng chứng, [hiển nhiên], những người lạc quan đã sai lầm trong quá khứ.. nói rằng chúng ta đang bị sa lầy trong một bế tắc đẫm máu có vẻ như là một kết luận duy nhất có tính thực tế dầu không làm ai vui lòng." (Hailin, 1986, trang 170). 

Sau Tết Mậu Thân và lời tuyên bố của Cronkite, sự phát hình về sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc chiến đã trở nên tiêu cực. Trước Tết, các nhà báo đã mô tả 62 phần trăm câu chuyện của họ là chiến thắng thuộc Hoa Kỳ, 28% là thất bại, và 2% là không kết luận. Sau Tết, 44% trận đánh được coi là chiến thắng cho Hoa Kỳ  32% thất bại, và 24% không kết luận (Hallin, 1986, trang.161-162). Các cảnh trong trận chiến cũng trở nên có hình ảnh gây xúc động hơn. Các phim về thương vong dân sự cũng tăng vọt từ 0.85 lần mỗi tuần truớc Tết đến 3.9 lần mỗi tuần. Phim về thuơng vong quân sự cũng tăng từ 2. 4 lần lên 6. 8 lần một tuần (Hallin, 1986, trang 171). Sự thay đổi tiêu cực nhất  trong việc phát hình là việc miêu tả quân đội Mỹ. Trước Tết Mậu Thân, có bốn câu chuyện truyền hình dành hoàn toàn cho tinh thần tích cực của quân đội và không có câu chuyện nào tiêu cực. Sau Tết, có hai câu chuyện rưỡi đã đề cao đến tinh thần tích cực trong khi số lượng các câu chuyện về tinh thần tiêu cực từ số không tăng lên đến mười bốn rưỡi (Hallin, 1986, trang 180). Hầu hết các câu chuyện tham khảo có tính cách tiêu cực bao gồm việc gia tăng sử dụng ma túy, xung đột sắc tộc, và không tuân lệnh thượng cấp của các lính Mỹ. 

Truyền hình về cuộc tàn sát ở Mỹ Lai có lẽ là hình ảnh gây tổn hại nhất cho tiếng tốt của người lính Mỹ. Mặc dù các báo cáo ban đầu cho biết chiến dịch đã giết chết 100 lính địch vào tháng 3 năm 1968, nhưng một năm sau đó có sự tiết lộ rằng viên Trung uý William Calley và lực lượng đặc nhiệm của ông ta đã giết chết 350 thường dân miền Nam (Hammond, 1998, trang 191). Cuộc thảm sát và phiên tòa của Trung Úy Calley đã trở thành một trong những câu chuyện hàng đầu của chiến tranh. Hơn nữa, nó đưa ra chủ đề về các tội ác chiến tranh của Mỹ vào phần còn lại của chương trình truyền hình về chiến.

 Hoa Kỳ Rút khỏi Việt Nam

Sự tuờng trình tiêu cực một cách mạnh mẽ về chiến tranh đã ảnh hưởng đến các chính trị gia và công chúng. Người Mỹ lệ thuộc vào truyền hình để xem và hiểu chiến tranh, nhưng cái chết và sự hủy diệt mà họ thấy xuất hiện truớc mắt là sự tàn sát phi lý trong khi viễn cảnh chiến tranh ngày càng trở nên tiêu cực.. Vì vậy, đa số người Mỹ rút lại ủng hộ cuộc chiến tranh kể từ sau Tết Mậu Thân.. Tuờng trình về chiến tranh đã giảm từ 90 phần trăm của tất cả các bản tin xuống 61 phần trăm, kể từ cuộc bầu cử của Richard Nixon cho đến tháng hai năm 1969 (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 7).

Mặc dù các phương tiện truyền thông đã tường trình phong trào chống chiến tranh từ trước năm 1968, nhưng nay phong trào này đã làm lu mờ ngay cả chính cuộc chiến tranh. Việc đốt thẻ trưng binh và các cuộc biểu tình cung cấp cho truyền hình các sự xung đột, các tác động trên con người và các vấn đề đạo đức mới mẻ hơn.  Với sự mất mát lớn lao trong việc công chúng ủng hộ chiến tranh, các chính trị gia đã bắt đầu nói đến chính sách rút quân.. Truyền hình không còn tập trung vào chiến đấu, mà là về tiến trình chính trị. Từ năm 1965 đến năm 1969, tỷ lệ các câu chuyện chiến đấu là 48 phần trăm; từ năm 1970 cho đến khi kết thúc sự tham gia của Hoa Kỳ, chỉ có 13% các tin tức liên quan đến chiến sĩ trong các trận đánh (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 8). Và bởi thế Bonior, Champlin, và Kolly (1984, trang 16) đã tổng kết một cách hay nhất những tai hại tạo ra cho hình ảnh của cựu chiến binh ở Việt Nam:

"Trong việc vội vàng tuyên bố rằng chiến tranh Việt Nam đã tàn rụi, đưa ra việc Việt nam hoá chiến tranh (Vietnamization) và cuộc Hoà đàm Paris, trong việc phán xét không suy nghĩ đến lần thứ hai về cuộc Tấn công Tết, trong việc vội vã tránh né chuyện tranh luận nội bộ với bất cứ giá nào [của chính phủ Hoa Kỳ], công chúng Hoa Kỳ bị ném cho cái hình ảnh "đỉnh cao"(climatic) của những người lính Mỹ ở Việt Nam: thua trận cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân trong khi tàn sát thường dân ở Mỹ Lai.


Phần Hai

 Quan Điểm của Cựu Chiến Binh

Hầu hết các cựu chiến binh Việt Nam trở về Mỹ sau khi đài truyền hình bắt đầu tập trung chiếu trên TV về những người chống đối ở nhà. Có tới 3 triệu cựu chiến binh phục vụ tại Việt Nam, nhưng chỉ có 200.000 người đã được giải ngũ vào năm 1967; đa số các cựu chiến binh phục vụ sau năm 1968 (Bonior, Champlin, Kolly 1984, trang 16).

Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Louis Harris năm 1979, gần 60 phần trăm các cựu chiến binh của Việt Nam cảm thấy rằng các truyền hình không tích cực. Hơn nữa, hơn hai phần ba cảm thấy rằng sự truyền hình vụ của Mỹ Lai ảnh hưởng đến quan điểm của người dân về tư cách điển hình của cựu chiến binh Việt Nam (Bonior, Champlin, Kolly 1984, trang 16). Tôi đã phỏng vấn bốn cựu chiến binh (hỏi những câu hỏi tương tự với từng cựu chiến binh) để hiểu họ cảm thấy sự phát tin trên TV có thật sự phản ảnh những gì họ thực sự thấy ở Việt Nam. Hơn nữa, tôi đã hỏi họ một loạt câu hỏi liên quan đến cách họ cảm thấy sự đài truyền hình đã đóng góp như thế nào vào hình ảnh của cựu chiến binh Việt Nam. 

Các Nhận định của Cựu Chiến Binh truớc khi tham chiến

Bố tôi gia nhập quân đội Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 1965 và được đưa qua Việt Nam vào tháng 9 năm 1966 khi mới 20 tuổi.. Ông phục vụ một năm với tư cách một tay súng trang bị trực thăng. Vào thời điểm khởi hành từ Hoa Kỳ, ông tin rằng Hoa Kỳ có lý do để tham gia vào cuộc chiến. Suốt thời gian ở VN,,và sau khi đọc rất nhiều về chế độ mà Nuớc Mỹ đã chiến đấu, ông thay đổi suy nghĩ. Cá nhân, ông muốn đi đến Việt Nam. Hai người chú của ông đã hy sinh trong Thế chiến thứ II, vì vậy ông cảm thấy có bổn phận phải tuân theo truyền thống gia đình. Trước khi đi, cha tôi biết truyền hình đang cực kỳ "ủng hộ chiến tranh." Hầu hết những câu chuyện ông đã nhìn thấy đã miêu tả cuộc xung đột trong đó những "những người lính Mỹ được miêu tả như những kẻ tốt chống lại chế độ cộng sản." Ông cũng lập luận rằng dư luận đã ủng hộ rất mạnh vào sự tham gia vào chiến tranh.

Người cựu chiến binh thứ hai tôi phỏng vấn là ông Ron Leonard.. Ông được trưng tập và gửi đến Việt Nam vào năm 1968 khi mới 20 tuổi. Ông phục vụ ở đó mười ba tháng như Sp-4 Crew chief trên một trực thăng gunship. Ông cũng muốn phục vụ ở Việt Nam vì "danh dự và đất nước". Không giống cha tôi, ông Leonard luôn khẳng định rằng Mỹ đã đúng khi tham gia chiến tranh. Khi được hỏi về ý kiến công chúng trước khi rời khỏi Việt Nam, ông trả lời, "Tôi không chú ý, tôi đi theo giòng đời của mình . Tôi đi VN vì đó là một chuyện làm phải, tôi là một tay đua jockey,  một vận động viên chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của tôi chiến đấu là cho đất nước này." Ông Leonard giải thích mức độ phát tin trên truyền hình là hoàn toàn tiêu cực, rất có thể là vì ông đã đến Việt Nam vào năm 1968.

Cựu chiến binh C (ông muốn giấu tên) được nhập ngũ vào năm 1966. Bởi vì ông không muốn đi Việt Nam như một người lính bộ binh, sau đó ông tình nguyện vào các trường Quân đội và cuối cùng đến Việt Nam vào năm 1969 khi mới mười chín tuổi. Trong suốt bảy tháng ở đó, ông phục vụ như một sĩ quan được ủy nhiệm và lãnh đạo chuyến bay trong một công ty trực thăng tấn công. Ông ta không muốn đến Việt Nam, và cũng không cảm thấy rằng Mỹ nên tham gia vào cuộc chiến. Trước khi rời Việt Nam, Cựu chiến binh C hiểu ý kiến công chúng là đa dạng. Khi ông được trưng tập vào năm 1966, ông nghĩ rằng có nhiều chuyện không đuoc bạch hoá/mù mờ về chiến tranh và rằng công chúng Mỹ "về cơ bản là không biết gì về các vấn đề." Đến năm 1969, ông lập luận rằng công chúng vẫn còn mù mờ và nhầm lẫn:

"Nói cách khác, nhiều người nhầm lẫn lòng yêu nước và trung thành với đất nuớc này với lòng yêu nuớc và trung thành với chính phủ . Nói cách khác những nguời tự xem mình là nguoi yêu nuớc và là công dân Hoa Kỳ trung  thành, không cảm thấy thoải mái khi họ không đồng ý với chính phủ hoặc tổng thống, và họ rất bối rối bởi những hình ảnh trên truyền hình về những người khác công khai và đôi khi có tính cách bạo động chống lại chính sách tham chiến". Mặc dù ý kiến của dư luận rất đa dạng, Cựu Chiến binh C đã giải thích độ phủ sóng của truyền hình bị phân cực khi ông sang Việt Nam. Mặc dù có rất nhiều chương trình dành cho những người biểu tình chống chiến tranh, nhưng ông cũng cảm thấy rằng có rất nhiều báo cáo chỉ đơn giản là lập lại y nguyên các thông cáo báo chí của chính phủ.

Ōng Alex Horster, cựu chiến binh thứ tư tôi phỏng vấn, đã rời Việt Nam vào năm 1970 khi mới 25 tuổi. Ông tình nguyện sang Việt Nam, nơi ông phục vụ trong sáu tháng như một phi công trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến.. Giống như ông Leonard và cha tôi, ông thấy rằng nuớc Mỹ đúng khi tham gia chiến tranh. Trước khi khởi hành, ông Horster hiểu ý kiến công chúng là rất "chống chiến tranh." Nhưng vì ông đang theo học đại học và làm việc toàn thời gian, nên không chú ý nhiều đến truyền hình trong chiến tranh. Tuy nhiên, với những gì ông ta đã nhìn thấy, ông tin rằng đó chỉ là phản ảnh ý kiến của công chúng..

Kinh Nghiệm ở Việt Nam so với Sự Mô tả trên Truyền Hình 

Cựu Chiến Binh Việt Nam là những người có trình độ nhất để đánh giá vai diễn của chiến tranh trong truyền hình vì họ là nhóm người trực tiếp trực tiếp trải nghiệm những hành động tàn bạo của chiến tranh. Mặc dù các phóng viên đôi khi có mặt tại hiện trường, họ không thể trải nghiệm sự thất vọng, đau khổ, sợ hãi, và sự nhầm lẫn và bối rối của một người lính Mỹ. John Laurence, phóng viên CBS, người đã sang tuờng trình trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1970, thừa nhận rằng Sự Thực hiếm khi được báo cáo: "Chúng tôi [phóng viên] quyết định đi đâu, quan sát chuyện gì, quay cảnh nào, không  quay phim cảnh nào, hỏi những câu hỏi gì và mô tả như thế nào về những gì chúng tôi thấy và được cho biết "(Laurence, 2001).

Sau khi phỏng vấn các Cựu Chiến Binh về việc xem truyền hình trước tham chiến, tôi yêu cầu họ so sánh những gì họ thấy trong trận chiến với những gì mà truyền hình miêu tả.. Tất cả bốn cựu chiến binh đều đồng ý rằng họ đã chứng kiến rất nhiều sự kiện xảy ra trong chiến tranh đáng ra nên đã được chiếu bởi tin tức truyền hình nhưng không hề đuợc nhắc tới. Chủ yếu, họ đề cập tới các hành động tàn bạo của quân đội Bắc Việt (NVA) và quân đội Việt Cộng (VC), mà thực tế tàn ác gấp nghìn lần những hành động tàn bạo của Hoa Kỳ " (theo ông Leonard).. Cả cha tôi và ông Leonard đều cho biết rằng Bắc Việt và Việt Cộng đã dùng những tội ác như là chính sách của họ, nhưng các phương tiện truyền thông lại bỏ qua, không tuờng trình hay báo cáo về chính sách của đối phương. Cha tôi vạch rõ rằng, "Người Bắc Việt không suy nghĩ hay áy náy gì về việc gắn bom vào một đứa trẻ và dắt đứa trẻ đó vào một nhóm lính Mỹ." Ông Leonard nói thêm: "Phương án yêu thích của họ để được sự chấp nhận của dân làng (do sợ hãi) là xử tử nguời trưởng làng và đe dọa làng rằng sự tồi tệ hơn có thể xảy ra." Ông cũng lên án các phương tiện truyền thông để không bao gồm cái chết cháy của toàn bộ làng Bu Dop trong tay của Bắc Việt. Thật vậy, trong tất cả các nghiên cứu của tôi cho bài viết này, tôi không bao giờ đọc về bất kỳ bài báo về Bu Dop hoặc chính sách của Bắc Việt; tuy nhiên, Mỹ Lai đã được đề cập trong tất cả các cuốn sách dành cho giới truyền thông về chiến tranh. Ông Leonard cũng lưu ý rằng không có nhiều câu chuyện tích cực về người lính Mỹ. Ông đặc biệt đề cập đến việc cũng cấp thuốc miễn phí mà lính Mỹ đã cho dân làng, các trại trẻ mồ côi mà họ hỗ trợ tài chính với tính cách cá nhân và việc xây dựng lại các ngôi làng mà Việt Cộng đã phá hủy.

Sau khi hỏi các Cựu chiến binh những gì họ tin không đuợc báo cáo đầy đủ trên truyền hình, tôi hỏi nếu có bất kỳ sự kiện hoặc chủ đề nào mà họ cảm thấy được loan đi quá nhiều. Tôi đã nghĩ rằng họ sẽ đề cập đến cả Mỹ Lai và các thương vong về con người, nhưng tôi không nhận được câu trả lời thống nhất.
Cựu chiến binh C cảm thấy rằng "Mỹ Lai đã được loan tin một cách thích đáng cho tầm vóc của nó." Tâm trí ông đã bị quấy động bởi sự chú tâm của giới truyền thông đối với viêc đếm xác nguời mà ông tin là một phần trong phạm vi thông tin hạn chế mà chính phủ và quân đội cho phép.
Ông Leonard và cha tôi có một nhận định khác biệt về vùng phát tin về vụ Mỹ Lai khác với cựu chiến binh C.. Cả hai đều nói rằng vùng phát sóng của vụ Mỹ Lai quá rộng rãi và tin tức truyền hình không đề cập đến sự thực rằng Bắc Việt và VC hàng ngày đã hành động tồi tệ hơn thế coi như là chính sách của họ. Bố tôi cho biết cuộc tàn sát ở Mỹ Lai đối với các nhà lãnh đạo không đầy đủ, tuy nhiên nó không là điển hình của quân đội Hoa Kỳ. Ông nói, "Mặc dù những gì xảy ra ở Mỹ Lai là sai, nó không phải là chính sách." Cả hai đều đồng ý với Cựu chiến binh C rằng sự bao phủ rộng rãi những cái chết do nhầm lẫn của thường dân và các túi xác Mỹ đã làm giảm chiến tranh và quân đội Hoa Kỳ nhiều hơn.
Ông Horster trả lời câu hỏi một cách khác với ba cựu chiến binh kia. Thay vì đổ tội cho truyền hình Mỹ Lai và các thương vong loan trên các phương tiện truyền thông, ông tuyên bố rằng các phương tiện truyền thông chỉ cho chiếu trên TV những gì tạo ra lợi nhuận: "Phương tiện truyền thông có xu hướng loan tin những gì họ nghĩ họ sẽ bán ra đuợc [có lợi cho họ]; vì vậy trong khi tôi không sử dụng đối với phần lớn chúng (các loại phương tiện truyền thông), tôi không cảm thấy họ phải nhận trách nhiệm ".
 Ý kiến Tổng Quát về Việc Loan tin trên Truyền Hình

>> Tất cả bốn cựu chiến binh đều đồng ý rằng việc phát sóng truyền hình là tiêu cực, tuy nhiên các nguời này đã trả lời khác nhau về lý do tại sao họ tin rằng viêc loan tin này là tiêu cực, và nó đã ảnh hưởng như thế nào đến kết cục của chiến tranh.
>
>> Cha tôi cảm thấy rằng chương trình truyền hình về chiến tranh là cực kỳ tiêu cực, nhưng ông đã qui lỗi một phần cho chính phủ. "Cuộc Tấn công vào ngày Tết là bước ngoặt lớn trong chiến tranh, mặc dù đó là một chiến thắng hoàn toàn đối với Hoa Kỳ", ông nói. "Sau khi Walter Cronkite lên tiếng chống lại chiến tranh, tất cả các nhà báo khác đều đi theo con đường của ông. Bởi vì chính phủ và quân đội đã không thành thật với các phương tiện truyền thông về sự tiến triển của chiến tranh, [nên] ông cho thấy rằng giới truyền thông muốn phơi bày cuộc chiến một cách tiêu cực. Vì vậy, như là một phần của chương trình nghị sự chống chiến tranh, các nhà sản xuất tin tức và nhà báo đã cố ý chọn những câu chuyện miêu tả chiến tranh coi như ngoài tầm kiểm soát và người lính Mỹ là một kẻ điên cuồng giết trẻ con. Theo cha tôi, quan điểm thiên lệch về chiến tranh của đài truyền hình, phong trào phản chiến, và sự hỗn loạn của Phong trào Dân Quyền đã làm cho người Mỹ chán ngán bạo lực và chiến tranh. Tất cả những yếu tố này kết hợp để khiến công chúng Mỹ chống lại chiến tranh Việt Nam.
>
>> Cựu chiến binh C cũng đổ lỗi chính phủ trong việc phát sóng phủ định, nhưng ông không cho rằng nó tiêu cực đến mức như cha tôi cảm thấy vậy. Trong khi cha tôi nói rằng những người đưa tin và phóng viên toàn tâm toàn ý" biểu lộ những thành kiến chống chiến tranh, cựu chiến binh C trả lời rằng họ chỉ "đôi khi" làm như thế. Hơn nữa, ông không tin rằng các dài truyền hình đặt ra một chương trình nghị sự chống chiến tranh. Thay vì họ tiêu cực một cách cố ý,  ông cho rằng phạm vi phát sóng là "phân mảnh, không chính xác và không có khả năng cung cấp một câu chuyện mạch lạc" bởi vì giới truyền thông thường bị hạ xuống chỉ còn việc nhắc lại các thông cáo báo chí quân sự. Bởi vì chính phủ không tin tưởng công dân của mình am hiểu mục đích của họ trong chiến tranh, những thông cáo báo chí này không phản ánh đuợc sự thiếu tiến bộ thực sự. Cựu chiến binh C, do đó, không tin rằng các phương tiện truyền thông đã gây tổn hại cho chiến tranh Việt Nam của Hoa Kỳ; thay vào đó, ông đổ lỗi cho những điều dối trá và lừa đảo của chính phủ.

 Cả hai ông Horster và Leonard đều nhấn mạnh động cơ lợi nhuận là lý do đằng sau sự phủ sóng tiêu cực. Ông Horster tuyên bố rằng các phương tiện truyền thông bao gồm những gì họ có thể bán, và các nguời đưa tin và các phóng viên là "sản phẩm của môi trường đó."Ông tiếp tục nói rằng mặc dù chiến tranh không bao giờ đuợc coi là tích cực, truyền hình không bao loan đi các nỗ lực nhân đạo của quân đội Hoa Kỳ, các cố gắng quảng bá nền dân chủ, hoặc chủ nghĩa anh hùng của quân đội sau năm 1967. Ông sử dụng khẩu hiệu "Chúng tôi là các kẻ miễn cuỡng, làm những điều không cần thiết cho những đứa vô ơn " để mô tả thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Ông Leonard tin tuởng rằng đài truyền hình đã đưa ra một chương trình nghị sự chống chiến tranh và các nhà báo bày rõ những thành kiến của họ vì khán giả truyền hình bao gồm mười sáu triệu người trốn lính. Ông đưa cho tôi một bài báo tổng kết ý kiến của ông như sau:

 "Một khi những con số chống và né tránh chiến tranh đã bắt đầu leo đến trời xanh thì giới truyền thông không ngu dại gì mà nói điều gì đó tốt đẹp về Việt Nam cho cử toạ là những đối tượng bị mặc cảm tội lỗi giày vò với niềm hổ thẹn và với một nhu cầu tâm lý sâu xa là tìm cách hợp lý hoá thế nào cho xoá đi cái nguồn gốc của gánh nặng tội lỗi đó. " (Sears, 2001)

Vì vậy, cả ông Horster và ông Leonard đều cảm thấy rằng động cơ Lợi Nhuận khiến các phóng viên và nhà sản xuất chuơng trình phát sóng truyền hình chống chiến tranh đã làm củng cố thêm tâm trạng của các nguời trốn lính trong chiến tranh. Trong khi ông Leonard nói rằng các phương tiện truyền thông "không nghi ngờ" gì nữa đã làm cho Hoa Kỳ thua trận, thì ông Horster, trái lại cảm thấy rằng các phương tiện truyền thông không nên bị qui tội hoàn toàn (take all the 'credit') cho việc thua cuộc chiến. Nói chung, ông tin rằng sự Thiếu Quyết Tâm giải quyết vấn đề [chiến tranh] đã làm Hoa Kỳ thua trận.

Hình ảnh Cựu Chiến Binh của Chiến tranh Việt Nam

Những câu chuyện hồi hương của các cựu chiến binh Việt Nam cho thấy sự phân chia cay đắng của đất nước như thế nào. Ba trong số bốn cựu chiến binh tôi phỏng vấn bị người ta gọi là "những kẻ giết trẻ con" hoặc "những cựu chiến binh Việt Nam khùng. Đó là những kinh nghiệm của họ mà ngay cả gia đình và bạn bè cũng không muốn nhắc về cuộc chiến với họ; nếu có, người đã nhắc đến chiến tranh thường nhắc trong một cách thức cực kỳ tiêu cực như là kết quả của mặc cảm tội lỗi hay lòng phẫn nộ của họ. Người cựu chiến binh duy nhất không bị nhắc đến là ông Horster, người ở lại làm việc trong Thủy quân lục chiến và thường không giao dịch với khu vực dân sự.

 Theo cả bốn cựu chiến binh, cựu chiến binh Việt Nam đã bị rập theo một khuôn mẫu trong và sau chiến tranh. Khi tôi hỏi họ một vài khuôn mẫu như thế nào, tôi đã nhận được câu trả lời như "người giết trẻ con (cả bốn), "điên cuồng" (cha tôi) và "lấy xài ma túy, vô giá trị, không lương thiện, rác rưởi" (Cựu chiến binh C ) .. Bố tôi đặc biệt thấy bị đụng chạm khi các phóng viên đề cập đến một nghi can liên quan trong vào vụ bắn súng hoặc một vụ hình sự nào đó là một cựu chiến binh ở Việt Nam. Sau đó, tôi hỏi họ liệu họ có bị bực bội tâm lý bởi bất kỳ bộ phim, chương trình truyền hình hay sách nào đã miêu tả các cựu chiến binh theo khuôn mẫu này: hai cựu chiến binh đã xác định Deer Hunter và Apocalypse Now hoàn toàn là trò hề.

Khi được hỏi liệu họ có cảm thấy hình ảnh của cựu chiến binh Việt Nam đã được cải thiện trong suốt những năm qua, hai trong số bốn cựu chiến binh tin rằng có. Ông Leonard nói rằng hình ảnh là toàn hảo ngày hôm nay, nhưng đó chỉ vì do các cựu chiến binh đã chăm sóc lẫn nhau (xây dựng Bức tường). Cựu chiến binh C cho rằng hình ảnh có mặt này mặt kia, nhưng tích cực hơn trước đây. Ông Horster nói rằng ông không chiụ cái quan niệm "chuyện đã qua thì cho qua luôn" mà hiện nay nguời ta đang chủ trương. Cha tôi cảm thấy rất mãnh liệt rằng hình ảnh về cựu chiến binh không thay đổi. Ông đã đề cập đến một bài viết trên báo chí, được viết cách đây chưa đầy năm năm trong Tuần lễ Cựu Chiến Binh, khiến ông đau lòng vì "dựng nên các anh hùng từ những người biểu tình và làm thấp thỏi giá trị của các cựu chiến binh."

 Những cựu chiến binh Việt Nam có đổ lỗi truyền hình về hình ảnh của họ? Họ có phẫn nộ truyền hình và giới truyền thông vì điều đó không?

Cựu chiến binh C khác với ba cựu chiến binh khác, vì ông là người duy nhất không đổ lỗi cho truyền hình đã ra tạo hình ảnh của cựu chiến binh Việt Nam, mà ông cũng không phẫn nộ chương trình truyền hình về chiến tranh VN.

Cha tôi và ông Leonard cảm thấy rất mạnh mẽ rằng tin tức truyền hình đóng một vai trò lớn trong việc làm rập khuôn cựu chiến binh Việt Nam. Trong khi lính Mỹ được miêu tả là những kẻ đê tiện, thì Bắc Việt và VC thường được miêu tả là nạn nhân. Cha tôi không bao giờ có thể quên được hình ảnh ông nhìn thấy trên truyền hình của Jane Fonda ngồi trên một xạ thủ phòng không của Bắc Việt được sử dụng để bắn vào máy bay Mỹ và ông không bao giờ tha thứ cho bà vì đã đề cập đến quân đội Mỹ là kẻ giết người. Ông căm thù các phương tiện truyền thông bởi vì nó "đươc viết cho 'giật gân' hơn là báo cáo" cuộc chiến thực sự.
Ông Leonard đã phỉ báng các phương tiện truyền thông bởi vì, "họ nói dối và nói không đúng sự thật hoặc chẳng có gì tích cực cả."

Trong khi ông Horster không đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông 100 phần trăm, ông cho thấy rằng "cần phải nhận thức được trách nhiệm mà truyền thông và truyền hình mang lại, hơn là việc nó sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng như thế nào. Ông cũng tỏ ra không hài lòng với truyền hình trong việc rập khuôn những cựu chiến binh Việt Nam.

 Như vậy, ba trong số bốn cựu chiến binh tôi phỏng vấn đã đổ lỗi và phẫn nộ với các phương tiện truyền thông trong việc phát sóng trên TV về hình ảnh của họ và về cuộc chiến tranh.


Kết Luận

Khi truyền hình ngày càng trở nên phổ biến trong suốt những năm đầy biến động của chiến tranh Việt Nam, người Mỹ ngày càng dựa vào truyền hình để các tuờng trình tình hình tại Việt Nam cho họ biết. Truyền hình đã đưa những hình ảnh về cuộc chiến tranh đến với công chúng Mỹ, nhưng những hình ảnh này hiếm khi phản ánh chính xác cuộc chiến. Chiến tranh là một sự kiện phức tạp, đẫm máu và tàn bạo không thể được cô đọng một cách chính xác trong ba mươi phút tin tức buổi tối. Rõ ràng là sau Tết Mậu Thân, các phương tiện truyền thông cho rằng cuộc chiến VN là một sự thất bại hoàn toàn.

Sau khi phỏng vấn bốn cựu chiến binh mà những kinh nghiệm chiến trường đã cho họ đầy đủ khả năng giải thích sự tường trình đúng hơn và hay hơn bất kỳ một học giả về truyền thông hay nhà báo nào, tôi thấy rằng cả bốn cựu chiến binh đều tin rằng mức độ phát sóng về cuộc chiến là khá tiêu cực. Cụ thể là việc đếm xác nguời, và việc thiếu quan tâm đến/loan tin về việc Bắc Việt và Việt Cộng đã gây ra những hành động tàn ác trong thời chiến đã bôi xấu hình ảnh chiến tranh VN và người lính Mỹ.

Trước khi bắt đầu phỏng vấn, tôi đặt giả thuyết rằng phần lớn các cựu chiến binh sẽ quy trách ít nhất là một phần trách nhiệm cho việc báo cáo trên truyền hình về sự nổi lên của phong trào phản chiến. Hơn nữa, tôi cũng giả định rằng đa số tương tự sẽ đổ lỗi cho sự hình ảnh của cựu chiến binh Việt Nam. Ba trong số bốn cựu chiến binh tôi phỏng vấn đã cho rằng sự loan tin của truyền hình đã góp phần vào sự Thiếu quyết tâm của Mỹ, điều này cuối cùng đã ảnh hưởng đến chiến tranh của Mỹ. Mặc dù chúng khác nhau về cách diễn giải lý do đằng sau của sự tiêu cực này, ba trong bốn người đồng ý rằng sự tiêu cực này đã góp phần tạo nên cái hình ảnh điên khùng và giết trẻ con của các cựu chiến binh Việt Nam.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn cha tôi, ông Ron Leonard, ông Alex Horster, và cựu chiến binh C về tất cả thời gian và lòng quảng đại của họ trong việc giúp tôi hoàn thành bài viết này. Họ sẵn sàng gợi lại những ký ức đau thuơng về chiến tranh để giúp một sinh viên đại học mà hầu hết họ còn không quen biết.

------------------------

Tài liệu tham khảo

Bonier,  David E. Steven M. Champlain và Timothy S. Kolly, Cựu chiến binh Việt Nam: Một lịch sử bỏ bê. New York: Nhà xuất bản Praeger, 1984.

Hallin, Daniel C., Cuộc chiến Uncensored: Truyền thông và Việt Nam. Los Angles: Nhà xuất bản Đại học California, 1986.

Hammond, William M., Báo cáo Việt Nam: Truyền thông và Quân đội chiến tranh. Lawrence: Nhà in Kansas của Kansas, 1998.

Laurence, John. Lịch sử Ngày nay, "Một Sự thật Thất bại - Quan điểm của một phóng viên về Việt Nam". Gale Group, Tháng 10 năm 2001 v51 i10 p8.

Neuman, W. Russel, Marion R. Just và Ann N. Crigler, Kiến thức Tõng quát: Tin tức và Sự xây dựng Ý nghĩa chính trị. Chicago: Nhà xuất bản Đại học Chicago, 1992.

Sears, K.G., "Việt Nam: Nhìn lại sự kiện".. KILOGAM. Sears, 2001. [có lẽ là một tài liệu chưa được xuất bản - DF]

Wyatt, Clarence R., Những người lính giấy: Báo chí Mỹ và Chiến tranh Việt Nam. Chicago: Nhà xuất bản Đại học Chicago, 1995.

Trần Thuý Hạc 









No comments:

Post a Comment

View My Stats