Friday, 17 November 2017

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN VIỆT NAM (Athena chuyển ngữ - Dân Luận)


Athena chuyển ngữ
17/11/2017

Dân Luận - Đây là bản báo cáo chung của một số tổ chức XHDS độc lập gửi cho phái đoàn Liên minh Châu Âu trong buổi gặp gỡ trước đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam. Buổi gặp có sự tham gia của nhà báo Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, tiến sĩ Nguyễn Quang A và cựu TNLT Bùi Thị Minh Hằng. Đây là một trong 3 tài liệu được gửi đến phái đoàn EU, 2 tài liệu còn lại là: Báo cáo tóm tắt về thiên tai, Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo.

*

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Việt Nam, ngày 11 tháng 11 năm 2017

Hai năm trở lại đây vi phạm nhân quyền đang gia tăng ở mức đáng báo động ở Việt Nam mặc dù chính quyền liên tục cam kết sẽ thúc đẩy nhân quyền theo các hiệp ước quốc tế. Các vi phạm xảy ra trên nhiều lĩnh vực từ quyền tự do cho đến quyền tự do ngôn luận, từ quyền được xét xử công bằng cho đến quyền tự do hội họp ôn hòa. Đồng thời, nền kinh tế Việt Nam vẫn ở mức trì trệ do tham nhũng, quản lý yếu kém và sự mất lòng tin từ người dân.

Rõ ràng, những vi phạm nhân quyền trên diện rộng tiếp tục ngăn cản Việt Nam trên tiến trình dân chủ hóa cũng như tiến tới phát triển bền vững.

Bản báo cáo này nhằm cung cấp một đánh giá toàn diện về tình hình nhân quyền ở Việt Nam vào năm 2017.

Kiểm duyệt truyền thông

• Chính phủ Việt Nam vẫn hệ thống các cơ quan tuyên giáo ở cả cấp trung ương và địa phương. Các cơ quan này tổ chức họp hàng tuần với báo chí để định hướng báo chí theo đường lối của đảng và để đảm bảo rằng không một sự kiện mang tính chất “nhạy cảm chính trị” nào được công bố hoặc được tường thuật theo cái cách mà chính quyền không thích.

• Có một quy định bất thành văn rằng các tổng biên tập đều phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cơ quan truyền thông lớn vẫn duy trì đội ngũ “tư vấn cấp cao”, và tất cả những tư vấn viên này đều cũng phải là đảng viên. Một mặt, chính quyền kiểm soát chặt chẽ truyền thông chính thống. Mặt khác, họ sử dụng thẻ nhà báo do chính phủ ban hành để từ chối chấp nhận những nhà báo tự do. Những ai không có thẻ thì không được công nhận là nhà báo và không bao giờ được làm việc trong lĩnh vực truyền thông.

• Chính vì bị đưa vào khuôn khổ theo đường lối của đảng, truyền thông chính thống chỉ đưa tin về các sự kiện được chỉ đạo và được hướng dẫn bởi các cơ quan tuyên giáo ở cấp trung ương và địa phương, và lờ đi các vấn đề chính trị xã hội nhức nhối khác gây ảnh hưởng đến người dân nhưng không được đảng công nhận. Chỉ tính riêng trong năm 2017, chính quyền đã thực thi hàng loạt các đợt ngăn chặn tin tức phát tán đối với nhiều chủ đề, bao gồm việc cưỡng chế đất đai bất hợp pháp, khởi tố những nông dân bị mất đất, người dân bị đánh chết ở đồn công an, và các chính sách ngoại giao không đúng đắn trong mối quan hệ của Việt Nam với Đức.

• Ngăn chặn phát tán mọi tin tức về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh “theo kiểu Chiến tranh Lạnh”: Ông Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966), nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam, đang xin tị nạn tại Berlin thì đã bị bắt cóc vào tháng Bảy vừa qua và được bí mật đưa về Việt Nam, nơi ông Thanh đang phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng và biển thủ công quỹ - có nguy cơ phải chịu mức án tử hình. Trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Đức phát biểu rằng vụ được cho là bắt cóc tại thủ đô của Đức là “điều mà chúng tôi sẽ không và không thể dung thứ”, thì chính quyền Hà Nội vẫn quả quyết rằng ông Thanh tự nguyện trở về Việt Nam tự thú để được hưởng khoan hồng. Các cơ quan truyền thông quốc doanh chỉ lặp lại quan điểm của chính quyền Việt Nam rằng ông Thanh trở về để thú tội. Thậm chí một số cơ quan truyền thông còn lên án phía Đức “đã bao che tội phạm” và “gây cản trở nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam.” Đội ngũ dư luận viên đã sử dụng cùng một chiến thuật giống nhau để dập tắt bất cứ ý kiến nào chỉ trích đảng và cách thức và đảng giải quyết vụ việc này. Đồng thời, việc kiểm duyệt tin tức còn được áp đặt nhiều hơn kể từ khi phía Đức bắt đầu có hành động trừng phạt Việt Nam vì họ cho rằng Việt Nam “đã vi phạm trắng trợn luật Đức và luật quốc tế.” Tất cả các tờ báo đều không đăng tải bài viết gì về vụ bắt cóc hay những hậu quả khủng khiếp mà nó gây ra cho mối quan hệ Việt Nam – Đức.

Liên tiếp bắt giữ các nhà hoạt động và bloggers

• Thông thường, cứ sáu tháng một lần sẽ có nhà hoạt động bị bắt. Tuy nhiên, kể từ lần bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) vào tháng Mười năm 2014, lực lượng an ninh đã gia tăng các vụ bắt giữ những nhà hoạt động và bất đồng chính kiến. Hàng chục người đã bị bắt trong vòng chưa đầy một năm qua.

• Đỉnh điểm của đợt bắt giữ là năm thành viên của Hội Anh Em Dân chủ đã liên tục bị bắt giữ từ ngày 30/7 đén 4/8. Cho đến nay, bảy thành viên của hội này tại Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh đã bị bỏ tù theo điều 79 BLHS tội “lật đổ chính quyền nhân dân.” Tất cả họ đều không được tiếp cận với luật sư, gia đình và các hỗ trợ căn bản như chăm sóc y tế.

• Mặc dù vậy chiến dịch đàn áp Hội Anh Em Dân chủ trên diện rộng vẫn chưa chấm dứt khi mà tất cả các thành viên của hội đều bị công an theo dõi khắp Việt Nam. Một số người bị truy nã được cho là đã thoát khỏi Việt Nam để xin tị nạn chính trị.

• Phía công an đặc biệt quan tâm và bày tỏ thái độ ghét bỏ tính năng phát video trực tiếp trên Facebook. Kể từ khi Facebook cho ra mắt tính năng này, rất nhiều người sử dụng Facebook tại Việt Nam đã tận dụng để báo cáo về nạn tham nhũng và các hành vi vi phạm nhân quyền. Cảnh sát giao thông đã bị quay video trực tiếp khi nhận hối lộ vụ hối lộ, nhân viên an ninh mặc thường phục đã bị chỉ đích danh khi đánh đập các nhà hoạt động, và thái độ của công chức nhà nước đối người dân đã bị phơi bày cho hàng triệu người xem thông qua Internet. Cảnh sát đã phản ứng lại với bạo lực ngày càng nhiều với người trực tuyến trực tuyến. Nhiều người sống sót báo cáo đã có điện thoại thông minh của họ và iPad bị đâm bởi cảnh sát, họ đã bị đánh và đưa đến đồn cảnh sát bị tạm giữ. Phía công an đã ngày càng gia tăng sử dụng bạo lực với những người phát video trực tiếp trên Facebook. Rất nhiều người báo cáo lại là họ đã bị công an đập vỡ điện thoại thông minh và iPad, bị đánh đập và bị tạm giữ tại đồn công an.

• Chấn Hưng TV, một nhóm facebooker sử dụng tính năng phát video trực tiếp để bày tỏ quan điểm và bình luận về các chủ đề chính trị xã hội ở Việt Nam đã bị lực lượng an ninh đưa vào tầm ngắm vì các video của họ thu hút hàng nghìn lượt theo dõi. Vào ngày 2 tháng Ba, công an Hà Nội đã bắt hai nhà sáng lập của Chấn Hưng TV là ông Vũ Quang Thuận (sinh năm 1966) và anh Nguyễn Văn Điển (sinh năm 1981) theo điều 88 BLHS, với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Bốn tháng sau, vào ngày 3 tháng Bảy, sinh viên Trần Hoàng Phúc (22 tuổi) cũng bị bắt vì được cho là có tham gia Chấn Hưng TV cùng với ông Thuận và anh Điển.

• Các thành viên khác của Chấn Hưng TV hiện cũng đang bị truy nã hoặc bị công an theo dõi gắt gao, bao gồm ông Lê Văn Dũng (hay còn gọi là Lê Dũng Vova, sinh năm 1970), Phan Vân Bách, Lê Trọng Hùng và nhiều người khác nữa. Các băng nhóm do chính quyền thuê đã liên tục tấn công ông Phan Vân Bách bằng cách đập vỡ cửa sổ và ném kính vỡ lên sàn nhà dù nhà ông có hai cháu nhỏ có thể sẽ bị thương. Các băng nhóm, tự nhân mình là “côn đồ”, cũng đã ném mắm tôm vào nhà ông. Cả gia đình ông liên tục sống trong sợ hãi từ tháng Bảy đến giờ.

• Blogger Nguyễn Văn Hóa (20 tuổi), phóng viên của RFA, đã bị bắt vào này 20 tháng Một khi anh đang quay phim tại khu vực biển bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường do công ty thép Formosa của Đài Loan gây ra. Vào tháng Tư vừa qua, anh đã xuất hiện trên truyền hình địa phương để công khai nhận tội vì đã “nhận tài trợ nước ngoài, kích động người dân địa phương chống nhà nước” và kêu gọi mọi người ngừng chỉ trích đường lối của đảng và nhà nước. Anh đã bị kết án theo điều 88 BLHS với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”

• Blogger Hoàng Đức Bình (sinh năm 1983), thành viên của Phong trào Lao động Việt, một người rất năng nổ và có tiếng nói trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân địa phương tại khu vực chịu ảnh hưởng của thảm họa, đã bị bắt giữ khi đang đi cùng cha Nguyễn Đình Thục vào ngày 15 tháng Năm. Phía công an đã lôi anh ra khỏi xe ô tô và đưa về đồn công an tại Nghệ An, nơi anh bị hành hung và chịu ba tội danh gồm “kích động người dân”, “chống đối người thi hành công vụ” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.”

• Cùng thời điểm đó, blogger Bạch Hồng Quyền (sinh năm 1989), một người bạn của Hoàng Đức Bình, cũng đã bị công an Nghệ An truy nã gắt gao trên toàn quốc khiến anh phải đi lưu vong. Thái Văn Dũng, nhà hoạt động Công giáo, cựu tù nhân lương tâm, cũng bị truy nã trên toàn quốc.

• Nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ, sinh năm 1986) đã bị một nhóm công an bắt cóc vào ngày 27 tháng Chín vừa qua khi anh đang ăn trưa phía ngoài nhà thờ Song Ngọc (tỉnh Nghệ An). Sau đó phía công an thông báo với gia đình của anh rằng anh bị bắt giữ theo điều 88 BLHS với tội danh (tuyên truyền chống nhà nước”. Đây là lần thứ hai Dũng bị bỏ tù. Trước đó anh từng gia biểu tình ôn hòa kêu gọi bảo vệ môi trường vào ngày 12 tháng Tư năm 2015, và đã bị kết án 15 tháng tù với tội danh “gây rối trật tự” theo điều 245 BLHS.

Những nhà hoạt động ôn hòa phải chịu bản án khắc nghiệt

• Vào ngày 29 tháng Sáu, blogger và là nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979) đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa kết án 10 năm tù giam. Theo tổ chức Quan sát Nhân quyền, “việc kết án vô căn cứ và đầy khắc nghiệt đã chứng tỏ rằng chính quyền Việt Nam muốn đàn áp triệt để những nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ôn hòa.” Quỳnh từ lâu đã bị từ chối tiếp xúc với đại diện pháp lý và các thành viên trong gia đình. Quỳnh nói với luật sư của mình rằng cô ấy bị đối xử tồi tệ trong tù, thậm chí quản lý trại giam còn không cho cô dùng giấy vệ sinh khi cô đến kỳ nguyệt san.

• Vào ngày 25 tháng Bảy, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thị Nga (Thúy Nga, sinh năm 1977) đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam kết án 10 năm tù giam với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Cả blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Thị Nga đều đang là mẹ đơn thân nuôi con nhỏ.

• Vào ngày 18 tháng Chín, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, đã bị kết án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế với tội danh “chống người thi hành công vụ” và “không chấp hành phán quyết của tòa” trong thời gian thử thách của bản án trước có liên quan đến việc bảo vệ nhân quyền.

Đàn áp dân oan

• Vụ cướp đất ở Đồng Tâm: Vào ngày 15 tháng Tư, hàng chục công an đã xua đuổi người dân làng Đồng Tâm đi khỏi đất của họ, đã tấn công và làm bị thương một số người dân trong đó có cụ Lê Đình Kình, 83 tuổi, là người lãnh đạo dân làng. Công an đã đánh cụ gãy xương đùi và tống cụ vào xe để đưa đi. Rất nhiều người dân làng đã tức giận chống trả để giải cứu cụ Kình và đã bắt giữ 38 chiến sĩ công an làm con tin. Đây là một vụ bắt giữ con tin chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam. Ngày 22 tháng Tư, ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội, trước là giám đốc công an thành phố, đã đến giải cứu con tin và cam kết sẽ không khởi tố dân làng. Tuy nhiên, chưa đầy 2 tháng sau, vào ngày 13 tháng Sáu, công an Hà Nội đã tiến hành một cuộc điều tra hình sự với người dân ở đây. Toàn khu vực bị đặt trong tình trạng giám sát chặt chẽ, hơn 70 người dân và cả cụ Lê Đình Kình đã bị triệu tập để thẩm vấn. Hiện người dân làng đang rất lo lắng và sợ hãi.

Tấn công bạo lực và giết hại các nhà hoạt động ôn hòa

• Vào ngày 2 tháng Năm, nhà hoạt động bảo vệ môi trường Lê Mỹ Hạnh đã bị một nhóm gồm 5 người làm theo lệnh của chính quyền đánh đập tại nhà một người bạn ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai người bạn của cô cũng bị tấn công. Một trong năm người đánh cô đã quay phim và đăng lên Facebook với lời lẽ đầy tính đe dọa. Đó là lần thứ hai cô Lê Mỹ Hạnh bị đánh trong vòng một tháng. Lần đầu tiên là ngày 5 tháng Tư khi cô đang đi dạo ở Hồ Tây với một nhà hoạt động nhân quyền khác là Trịnh Đình Hòa. Bản thân anh Hòa cũng bị công an Hà Nam đánh vào ngày 25 tháng Bảy khi anh đang ở bên ngoài phiên tòa xét xử chị Thúy Nga. Tất cả những vụ tấn công các nhà hoạt động ôn hòa đều không bao giờ được điều tra vì công an muốn bao che cho những người bảo vệ chế độ.

• Vào ngày 2 tháng Năm anh Nguyễn Hữu Tấn (sinh năm 1970), là người theo Phật giáo Hòa Hảo, đã bị công an tỉnh Vĩnh Long bắt giữ khẩn cấp và bị lục soát nhà riêng vì “phát tán tài liệu chống nhà nước.” Anh đã bị tạm giam để thẩm vấn và ngày hôm sau công an gọi gia đình đến nhận xác anh về. Chính quyền Vĩnh Long cho biết anh Tấn đã tự tử bằng cách tự cắt cổ mình. Tuy nhiên, gia đình anh Tấn không tin, đặc biệt là họ phát hiện trên thi thể anh Tấn có vết thương ở đầu và vết cắt cổ rất sâu gần như đứt lìa cổ. Tất cả những lời yêu cầu một cuộc điều tra độc lập đều đã bị ngó lơ trong khi gia đình anh Tấn vẫn liên tục bị công an tỉnh Vĩnh Long đe dọa.

Đàn áp bạo lực các cuộc hội họp ôn hòa

• Tất cả các cuộc hội họp ôn hòa dưới mọi hình thức đều bị coi là “gây rối trật tự” vì không phải do cơ quan nhà nước tổ chức. Thường thì các cuộc hội họp hay biểu tình sẽ bị giải tán trước khi diễn ra hoặc đám đông sẽ bị phân tán trong ít hơn 10 phút vì số lượng công an áp đảo. Những người biểu tình thường bị đưa về đồn công an để thẩm vấn hoặc bị đưa đến “trung tâm phục hồi nhân phẩm”.

• Khoảng 10 thành viên của nhóm hành động vì môi trường Cây Xanh đã bị bắt giữ tùy tiện vào ngày 9 tháng Tư khi tổ chức đạp xe ôn hòa quanh Hà Nội để gợi nhớ đến vụ cá chết hàng loạt bắt đầu từ tháng Tư năm 2016. Những người bị bắt giữ được đưa đến các đồn cảnh sát khác nhau để thẩm vấn, nơi họ bị đe dọa và lăng nhục. Sự kiện đạp xe đã bị làm gián đoạn. Cho đến tận bây giờ công an Hà Nội vẫn liên tục sách nhiễu các thành viên nhóm Cây Xanh.

• Kinh khủng nhất là bất kỳ cuộc biểu tình nào cũng bị coi là "bạo loạn" và cảnh sát được trao quyền tuyệt đối để đàn áp. Trong một cuộc “Tuần hành vì Công lý” của nông dân và ngư dân tới một tòa án địa phương vào ngày 14 tháng 2, hàng trăm cảnh sát cơ động, cảnh sát mặc thường phục và các nhân viên an ninh đã sử dụng gậy, hơi ga, và các vật dụng khác để tấn công những người kiến nghị, hàng chục người đã bị thương nặng bao gồm cả người già và trẻ em.

• Các cuộc đàn áp hậu biểu tình cũng rất đáng lo ngại. Ngay cả trước và sau biểu tình, những người tham gia đều bị đe dọa, sách nhiễu và cô lập khỏi địa phương. Rất nhiều người đã bị mất việc do công an gây áp lực. Cơ quan truyền thông quốc doanh và lực lượng dư luận viên thường tiến hành chiến dịch bôi xấu trên diện rộng những người biểu tình ôn hòa thể hiện quyền tự do biểu đạt của họ.

Đàn áp các cộng đồng tôn giáo

• Trong suốt nhiều năm, công dân Việt Nam phải kê khai tôn giáo và dân tộc của họ trên chứng minh nhân dân, gây ra việc phân biệt chủng tộc.

• Thành viên của các cộng đồng tôn giáo thiểu số không được công nhận chính thức phải đối mặt với những khó khăn khi thực hành quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của họ. Họ không được mở tài khoản ngân hàng, mua bán bất động sản, lập cơ sở đào tạo hoặc thậm chí không được điều hành quỹ từ thiện hay quỹ cho trẻ mồ côi. Tất cả những thành viên này đều liên tục bị khủng bố, bao gồm cả việc bị tước đoạt đất đai và tài sản, bị đánh đạp và thậm chí là bị bỏ tù.

• Một xu hướng đáng lo ngại đã gia tăng trong hai năm gần đây đó là chính quyền địa phương kích động và thuê những người không có tôn giáo tấn công các nhóm tôn giáo dưới hình thức “trừng phạt những kẻ phản quốc.” Trong một vụ việc tiêu biểu, vào ngày 30 tháng Năm, một đám đông đã tụ tâp bên ngoài nhà thờ giáo họ Văn Thai hò hét đe dọa linh mục và ném đá vào nhà thờ. Nhóm người này còn phá hoại nhà cửa của giáo dân trong khu vực, đập vỡ các tượng thờ và tài sản cá nhân nhiều ngày sau đó.

• Rất nhiều linh mục đứng đầu các giáo xứ tại miền trung Việt Nam, đặc biệt là cha Nguyễn Đình Thục của giáo xứ Song Ngọc, cha Đặng Hữu Nam của giáo xứ Phú Yên, cha Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh đã trở thành mục tiêu bị các cơ quan truyền thông nhà nước lăng mạ công khai. Với việc kêu gọi đền bù xứng đáng cho những ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường biển ở miền trung, các linh mục này đã bị buộc tội gây rối trật tự công cộng và phá hoại mối đoàn kết quốc gia.

Kết luận

• Nhiều quyền con người cơ bản đã bị xâm phạm tại Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do biểu đạt, hội họp, kết hợp, và tôn giáo, đi kèm với việc gia tăng đàn áp chính trị và bạo lực. Chắc chắn điều này đã và đang làm suy thoái người Việt Nam, về lâu dài sẽ cản trở sự phát triển bền vững của đất nước.

• Với những vi phạm nhân quyền đang diễn ra trên diện rộng, có thể nói rằng cộng đồng quốc tế chưa hành động đủ để đảm bảo chính quyền Việt Nam sẽ bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Các hiệp định và hiệp ước quốc tế, bao gồm cả hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, đã không thể ngăn chặn các vi phạm nhân quyền ở nước này.

• Các cơ chế hiện tại để bảo vệ nhân quyền cũng không có đóng góp gì để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam nếu các tổ chức xã hội dân sự vẫn không được lắng nghe hoặc có ít vai trò trong quá trình xem xét.

• Một cơ chế hiệu quả để thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam sẽ cần nhiều hơn sự tham gia của cả cộng đồng quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Các hiệp định thương mại tự do cũng nên bao gồm cả những điều khoản và thủ tục đánh giá cũng như xem xét tình hình nhân quyền.

* * *

CÁC KHUYẾN NGHỊ TỪ TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ

Liên quan đến Hiệp định Thương mại tự do của EU với Việt Nam, chúng tôi, đại diện của các tổ chức xã hội dân sự độc lập hoạt động nhằm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam, khuyến nghị rằng:

• Hiệp định Thương mại Tự do của EU / Việt Nam cần đưa vào các điều khoản nhân quyền rõ ràng và có ràng buộc về mặt pháp lý

• Ủy ban Châu Âu nên thực hiện một bản đánh giá tác động nhân quyền của Hiệp định Thương mại Tự do Eu-Việt Nam

• Sau khi tiến hành các thủ tục phê chuẩn, Ủy ban châu Âu cần xem xét các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng chính phủ Việt Nam tuân thủ các cam kết liên quan đến bảo vệ quyền con người, trong đó bao gồm nhưng không giới hạn:

• cam kết công nhận và tạo điều kiện thành lập các công đoàn lao động độc lập bên cạnh Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

• cam kết thúc đẩy quyền tự do lập hội, quyền tự do biểu đạt và quyền tự do hội họp ôn hòa;

• cam kết đảm bảo phát triển bền vững chú trọng bảo vệ môi trường và quyền được sống trong môi trường lành mạnh và an toàn.

• Cần phải có một cơ chế đánh giá khuyến khích và tạo điều kiện cho sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự độc lập nói chung, chứ không chỉ riêng các tổ chức xã hội dân sự đã đăng ký và được chính quyền lựa chọn.

Các tổ chức XHDS:
Phong trào Con đường Việt Nam, VPM
Hội Nhà báo Độc lập, IJAVN
Nhóm Cây Xanh, tổ chức xã hội dân sự về môi trường
Nhà xuất bản độc lập Giấy Vụn
Facebook page Nhật Ký Yêu Nước
Phong trào Lao động Việt, công đoàn độc lập

-----------------------------

LIÊN QUAN

Mong Palatino  -  Global Voices
Trúc Lam dịch
Báo Tiếng Dân   17/11/2017
Các tổ chức xã hội dân sự toàn cầu (CSOs) đã đưa ra một loạt khởi xướng ​​để nêu bật tình trạng nhân quyền đáng báo động ở Việt Nam.
.
Liên hiệp các tổ chức nhân quyền NOW! Mở chiến dịch kêu gọi chính phủ Việt Nam phải ngay lập tức và vô điều kiện trả tự do cho 166 tù nhân lương tâm
.
.
November 11, 2017
.
Sep 13, 2017
.
NHÀ HOẠT ĐỘNG VIỆT NAM PHÁT BIỂU TRƯỚC HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC
Vào lúc 5h chiều giờ Geneva, tức 10 giờ đêm giờ Việt Nam, ngày 19/9, nhà hoạt động Đinh Thảo, điều phối viên chương trình của VOICE ở châu Âu, đã thay mặt phái đoàn vận động nhân quyền của Việt Nam phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Cùng tham dự phiên họp này còn có bà Lê Thị Minh Hà, vợ nhà báo độc lập Anh Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh, và cô Anna Nguyễn - Giám đốc Chương trình của VOICE. ...








No comments:

Post a Comment

View My Stats