02/06/2015 07:21
(TNO)
Sau diễn đàn Đối
thoại Shangri-La 2015, Mỹ sẽ điều tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý xung
quanh khu vực Trung Quốc đang bồi đắp đảo phi pháp ở Biển
Đông; Nhật Bản, Úc có thể sẽ hành động tương tự, một chuyên gia kỳ cựu
người Mỹ trả lời phỏng vấn của Thanh Niên Online.
Bà
Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Mỹ
và Chiến lược (CSIS, Mỹ) - Ảnh: Lowy Institute
“Theo tôi, Mỹ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra trên biển
ngay trong phạm vi 12 hải lý (tương đương 22 km) xung quanh Đá Vành Khăn để bảo
vệ tự do hàng hải. Có khả năng Nhật Bản và Úc cũng sẽ làm như vậy”, bà
Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Mỹ
và Chiến lược (CSIS, Mỹ), nói với Thanh Niên Online.
Ngày 1.6, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews
tuyên bố nước này sẽ tiếp tục cho máy bay quân sự bay ngang Biển
Đông ngay cả khi Bắc
Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)
tại đây.
Còn tại Đối thoại Shangri-La 2015 (diễn ra tại
Singapore từ 29 - 31.5), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã đề xuất
cùng 10 nước thành viên ASEAN tuần tra vùng trời Biển Đông 24/24.
“Nếu Mỹ không chịu
mạo hiểm, thì Trung Quốc sẽ không cân nhắc lại hành động của mình. Trung Quốc
đang hưởng lợi từ một chính sách và một tình hình mà trong đó các bên liên quan
đang ngại mạo hiểm”, bà Glaser trao đổi với Thanh Niên Online.
Chuyên gia kỳ cựu này cho biết Mỹ nhiều khả năng sẽ
chọn Đá Vành Khăn để thực hiện tuần tra vì trước đây nó là một bãi ngầm. “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
(UNCLOS) không cho phép thiết lập vùng lãnh hải hay không phận rộng 12 hải lý
quanh bãi ngầm”, bà Glaser giải thích.
Ảnh chụp từ vệ tinh
cho thấy tàu Trung Quốc đang ồ ạt cải tạo đất để xây đảo nhân tạo tại Đá Vành
Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Reuters
Vào cuối tuần trước, các quan chức Mỹ thông báo máy
bay do thám và vệ tinh nước này đã chụp được hình ảnh 2 khẩu pháo di động của
Trung Quốc trên một trong những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở
Biển Đông. Hòn đảo này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bà Glaser cũng nói thêm rằng nếu Bắc Kinh cứ tiếp tục
đưa vũ khí lên các tiền đồn ở Biển Đông, điều này sẽ tạo ra tác động gây bất ổn
cho toàn khu vực.
“Điều đó sẽ tạo động lực thúc đẩy cuộc chạy đua vũ
trang mạnh hơn nữa giữa các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông”, theo cố
vấn cấp cao của CSIS.
Khi được hỏi về nguy cơ bùng nổ chiến tranh Mỹ -
Trung vì căng thẳng ở Biển Đông, bà nhận định khả năng xảy ra là rất thấp. “Điều
đó không có lợi cho lợi ích của Trung Quốc”, nữ chuyên gia Mỹ cho hay.
Tại Shangri-La, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham
mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã nhận rất nhiều câu hỏi yêu cầu làm rõ hoạt động
của Trung Quốc ở Biển Đông từ các chuyên gia tham dự diễn đàn. Tuy nhiên, thay
vì trả lời trực tiếp các câu hỏi, ông trưởng đoàn Trung Quốc chỉ đọc bài diễn
văn được soạn sẵn.
Bình luận về chuyện này, bà Glaser, cũng là một
trong những chuyên gia đã đặt câu hỏi với ông Tôn tại Shangri-La, nhận xét: “Đô
đốc Tôn đã không đủ tự tin để trả lời các câu hỏi. Ông ta chỉ đọc những điều được
ghi chú trước. Trung Quốc đã bỏ lỡ một cơ hội để giải đáp các mối lo ngại của
khu vực”.
Hoàng
Uy
TIN
LIÊN HỆ :
>>
Úc tuyên bố sẽ phớt lờ ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông
>> Ấn Độ điều 3 tàu chiến đến Biển Đông tập trận
>> Nga thông báo sẽ tập trận ở Biển Đông
>> Trung Quốc ngang ngược nói có quyền thiết lập ADIZ trên Biển Đông
>> Tạp chí Forbes: Tiếng trống trận đang vang lên trên Biển Đông?
>> Nhật Bản đề xuất cùng ASEAN tuần tra Biển Đông 24/24
>> Malaysia: Căng thẳng Biển Đông có thể thành xung đột chết chóc nhất thế giới
>> Ấn Độ điều 3 tàu chiến đến Biển Đông tập trận
>> Nga thông báo sẽ tập trận ở Biển Đông
>> Trung Quốc ngang ngược nói có quyền thiết lập ADIZ trên Biển Đông
>> Tạp chí Forbes: Tiếng trống trận đang vang lên trên Biển Đông?
>> Nhật Bản đề xuất cùng ASEAN tuần tra Biển Đông 24/24
>> Malaysia: Căng thẳng Biển Đông có thể thành xung đột chết chóc nhất thế giới
No comments:
Post a Comment