Thursday, 25 June 2015

Đời sống chính trị ở Nga bị chết. Sự đàn áp làm mạnh hơn chế độ chuyên chế của Putin (Jacek Stawiski)





Jacek Stawiski
Thu, 06/25/2015 - 02:20 — ledienduc

Duma đơn giản là đã hoàn toàn vâng lời Putin, không đóng vai trò nào trong mọi trường hợp, ngay cả quốc hội theo mô hình Âu-Mỹ. Phe đối lập chỉ còn một vài người.

Ít nhất mươi tháng gần đây chúng ta đưa ra cho mình những câu hỏi, điều gì đang xảy ra ở Nga, điều gì đang diễn ra với người Nga và Vladimir Putin có ý định gì với Ukraine và phần còn lại của châu Âu. Lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, một lần nữa nước Nga trở thành mối đe dọa cho các nước láng giềng, đã làm trái với tiêu chuẩn quốc tế khi thôn tính Crimea, tạo ra một cuộc chiến tranh đẫm máu ở miền đông Ukraine và đe dọa châu Âu trở lại cuộc chiến tranh lạnh, thậm chí nóng.

Đối với nhiều người ở châu Âu, bước ngoặt trong chính sách của Nga là một bất ngờ hoàn toàn, với một số khác thì lại không. Những người ở vế thứ hai nhấn mạnh rằng Putin trong nhiều năm qua đã xây dựng một nhà nước chuyên chế và quân sự, và lên kế hoạch trở lại đối đầu với phương Tây. Trong vài ngày tôi đã có cơ hội ở Moscow gặp đại diện của phe đối lập và xã hội dân sự. Tôi hỏi họ những câu hỏi tương tự.

Tại Moscow, bằng mắt thường có thể thấy rằng nước Nga không khác hơn so với vài năm trước đây. Có thể nhìn thấy khắp mọi nơi ruy băng, một biểu tượng chiến thắng Đức quốc xã III và từ một năm rưỡi nay, chống lại "chủ nghĩa phát xít Ukraine". Đeo ruy băng không chỉ đại diện của Duma hay nhà nước mà còn những người Nga bình thường, lái xe gắn chúng vào xe hơi. Có cảm tưởng khách du lịch nuớc ngoài ít hơn đáng kể ở thủ đô Nga. Điều này không có nghĩa là không có ai, mà vài năm trước, khi tôi đến thăm Moscow, nhiều khách du lịch đến từ Mỹ và châu Âu hơn. Như mọi khi tôi đến nhà sách Moscow, trong đó có International House ấn tượng trên đường Novy Arbat. Sách từ khắp nơi trên thế giới, như thường lệ, rất nhiều, nhưng ngay tại cửa ra vào, có thể nhìn thấy một triển lãm đặc biệt những cuốn sách về khủng hoảng Ukraine, về "chủ nghĩa đế quốc" Mỹ, về những định kiến ​​và những huyền thoại liên quan đến Liên Xô trong Thế chiến II.

Không có lương tâm tử tế nào để có thể mua một cuốn sách như vậy, chỉ cần lật qua chúng và đọc những thứ mà Putin đã nói công khai, rằng Hiệp ước Molotov-Ribbentrop cùng với cuộc xâm lược Ba Lan và các nước Baltic là chính đáng và ông ta không thể phân biệt cách mà các nước phương Tây đã thực hành ngoại giao trước chiến tranh. Một quan sát thú vị trên kệ sách giáo khoa ngoại ngữ: bên cạnh tiếng Anh chiếm một vị trí nổi bật là tiếng Trung Quốc. Các ngôn ngữ khác ít nhìn thấy hơn. Tiếng Anh thực sự rất phổ biến ở Moscow - trong các bảo tàng, nhà hàng hoặc trên đường phố. Hầu như tất cả những người trẻ tôi gặp đều nói tiếng Anh rất tốt.

Theo hầu hết những người đối thoại với tôi, ông Putin đã bắt đầu xây dựng lại Nga thành một nhà nước chuyên chế từ sau năm 2004, tức là, sau cuộc tấn công ở Beslan và Cách mạng Cam ở Ukraine. Điện Kremlin nhận ra rằng nước Nga quá yếu, hỗn loạn và không đủ khả năng cho phép tự do phóng khoáng, bởi vì nó đang bị đe dọa. Ban đầu ông ta cho biết mối đe dọa từ bên trong, và từ quân khủng bố Hồi giáo, sau đó, từ bên ngoài, từ tình báo phương Tây được cho là chuẩn bị cho việc lật đổ chính quyền Nga thông qua cuộc cách mạng. Putin cũng hiểu rằng xã hội Nga không xem tự do cá nhân hay sự thịnh vượng hơn sự an toàn và tầm vóc của đế chế. Niềm tự hào về nhà nước và dân tộc lớn hơn nhiều so với quyền tự do dân sự mà Gorbachev và Yeltsin đã thực hiện.

Nhìn thấy ekíp của Putin bắt đầu đề cập đến tầm vóc của Liên Xô và tầm vóc của triều đại Romanov. Mặt đất dưới chủ nghĩa chuyên chế Nga đã được chuẩn bị. Có thể tìm thấy nhiều bước khác trong việc xây dựng một nhà nước chuyên chế tại Nga trong thời đại Putin. Chắc chắn, có hai khoảnh khắc quan trọng: cuộc chiến ở Gruzia và các cuộc biểu tình chống Putin. Xung đột Gruzia trong năm 2008 là một cơ hội tuyệt vời để mở ra một cuộc chiến tuyên truyền chống phương Tây rất mạnh ở Nga. Gruzia được nhìn nhận như một đầu cầu của Mỹ để tấn công Nga, và Hoa Kỳ đã trở thành kẻ thù số một của công chúng Nga. Cũng giống như trong những ngày của cuộc Chiến tranh Lạnh, người Nga đã bắt đầu nhìn thấy đất nước mình qua sự cạnh tranh với Mỹ. Điều "kình địch" này xoay quanh hai lĩnh vực: một mặt Hoa Kỳ được coi là kẻ thù của Nga, mặt khác, người Nga ghen tị với người Mỹ về những thành tựu kinh tế và quân sự. Tiếp theo, các cuộc biểu tình chống tổng thống vào năm 2012 là kết quả của sự thất vọng của tầng lớp trí thức Nga và thực tế là Putin và Medvedev chỉ đơn giản trao đổi ghế cho nhau.

Sau hai nhiệm kỳ của Putin, Medvedev trở thành Tổng thống còn Putin làm Thủ tướng, nhưng sau bốn năm, khi Medvedev "hứa" tự do hóa, Putin trở lại điện Kremlin. Điều này đã gây phẫn nộ tại Moscow và St. Petersburg, trong các cuộc biểu tình lớn với sự tham dự của hàng chục ngàn người. Điện Kremlin đã sợ bóng ma "thay đổi chế độ" bằng con đường cách mạng đường phố. Putin đã không chờ đợi, mà tấn công phe đối lập, bóp nghẹt xã hội dân sự và đưa ra một số luật hạn chế. Các nhà lãnh đạo phe đối lập đã bị cô lập, hôm nay có vẻ như một số trong số họ vâng phục điện Kremlin và ngoan ngoãn đóng vai trò của những người "bất đồng chính kiến". Tôi tôn trọng đặc biệt các nhà hoạt động đối lập phong trào và các tổ chức độc lập, họ có lực lượng hàng ngàn, nhưng điều đó không thay đổi thực tế rằng phe đối lập một mức độ nào đó được gắn vào hệ thống. Nó đóng vai trò nhân chứng cho sự độc đoán của Putin. Sự giết chết Boris Nemtsov đã đe doạ các nhà hoạt động đối lập. Một số trong số họ quyết định di cư ra khỏi Nga.

Những người đối thoại vớ tôi đã nói rằng sau những đàn áp đời sống chính trị ở Nga bị chết. Duma đã đơn giản là trở nên vâng lời ông Putin, không đóng vai trò gì trong bất kỳ sự kiện nào, thậm chí của quốc hội có mô hình của Tây Âu hoặc Mỹ. Hôm nay đối lập trong Duma chính xác còn hai, trong đó một đã chạy sang Hoa Kỳ và có thể lựa chọn di dân thường trú. Tương tự như vậy, Hội đồng Liên bang buồn tẻ, nhàm chán,Thượng viện ngoan ngoãn theo lệnh của điện Kremlin chấp thuận tất cả các luật và nghị định Putin.

Hậu quả của việc ngăn chặn hệ thống chính trị là sự tiếp quản kiểm soát của điện Kremlin đối với các phương tiện truyền thông. Các thông tin đưa ra trên phương tiện truyền thông báo chí nhàm chán, một chiều, không thích hợp và bão hòa với cuộc tuyên truyền chống Ukraina và chống phương Tây. Hàng ngày lo lắng về tình trạng dân chủ và kinh tế của Ukraine, nhưng truyền hình Nga không cho phép bất kỳ cuộc tranh luận nào về thời cuộc tại Nga. Những talk show chính trị trên các kênh truyền hình Nga gồm: những người tham gia cuộc tranh luận, hầu như luôn luôn nói khác nhau về Ukraine hoặc về chính sách của Mỹ và phương Tây - chỉ có điều là sự khác biệt về mức độ thù địch với Ukraine và phương Tây.

Hầu hết các phương tiện truyền thông in ấn cũng nhàm chán và một chiều, một số ít và độc lập có mức độ cố gắng đưa lậu những nội dung không có lợi cho điện Kremlin. Nhưng chỉ là giọt nước trong đại dương. Ngay cả những tạp chí ưu tú, chẳng hạn như "Literaturnaia Gazeta", ủng hộ hoàn toàn chính sách của chính quyền: trong một số tôi đọc, có rất nhiều bài về chiến tranh tại Donbas. Chủ đề chính là... sáng tác thơ của cái gọi là nước Nga Mới. Từ Trung tâm Nghiên cứu độc lập về dư luận xã hội Levada chúng ta thỉnh thoảng biết rằng, hơn 80 phần trăm dân Nga nhiệt tình hỗ trợ các chính sách của Vladimir Putin. Thật vậy, chế độ thường xuyên kiểm tra mức độ chấp nhận của công dân với các chính sách của họ. Nhưng cũng có những người nghi ngờ về sự hỗ trợ mạnh mẽ dành cho cho tổng thống.

Họ lưu ý rằng trong bầu không khí hiện nay, người dân trong các cuộc khảo sát qua điện thoại không đáp ứng một cách trung thực các câu hỏi về sự hỗ trợ đối với Putin. Nỗi sợ phê phán ông chủ của điện Kremlin làm sai lệch kết quả của các cuộc thăm dò. Có lẽ ủng hộ tổng thống không cao hơn 50 phần trăm. Đại diện của phe đối lập hy vọng rằng nếu sự hỗ trợ Putin giảm xuống dưới 50 phần trăm và được tiết lộ cho công chúng, thì thậm chí với 15 phần trăm số phiếu cho phe đối lập có thể khởi động một loạt các thay đổi. Hôm nay có vẻ như không thể, nhưng những người đối thoại với tôi nhắc lại rằng, tương lai không thể đoán trước. Cần nhớ rằng, ở Nga thường không thể đoán trước không chỉ là tương lai, nhưng cũng có thể - theo cách nói đùa cũ từ thời Xô Viết - không bao giờ biết... quá khứ mang lại những gì cho người Nga.

Trong tuyên truyền hiện đại của Nga, quá khứ của nhà nước và dân tộc được coi trọng, khép lại cánh cửa những cuộc thảo luận về tội ác của chế độ Lenin và Stalin. Khi nói chuyện với những con người tuyệt vời của tổ chức dân sự Memorial của Nga, những người khoảng 30 năm nay ghi lại tội ác của chủ nghĩa cộng sản, ta sẽ đánh giá cao nỗ lực phi thường của họ, có thể thấy trong sự cô lập của xã hội và chính trị họ vẫn hoạt động. Các nhà lãnh đạo Nga với Putin đứng đầu hiếm khi nói đến tội ác của nhà nước Xô viết. Không có gì ngạc nhiên khi trong xã hội Nga thời trang Stalin trở nên ưa chuộng: không ai chỉ trích công khai về bạo chúa của mình, bởi vì quá nhàm chán, nhưng nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của ông trong nhà nước, đảm bảo cho Liên Xô tình trạng của một cường quốc lớn và chiến thắng Đức quốc xã. Tầm vóc nhà nước và những thành tựu của ông ta trong quá khứ là đối tượng tự hào của nước Nga ngày nay, và "nghiền ngẫm" những vết thương chỉ có thể trở ngại cho việc xây dựng một xã hội mới của đế chế.

Thật khó có thể mong đợi những thay đổi ở Nga. Putin đã thành công trong quản lý để củng cố xã hội xung quanh ý tưởng một quyền lực mạnh trong quốc gia đế chế. Tự do ở vẫn Nga tồn tại, nhưng không được ủng hộ rộng rãi. Đây là tín hiệu quan hệ xấu trong tương lai của nước Nga và người Nga với châu Âu. Trong tình hình trầm cảm này vẫn còn hy vọng rằng hùng biện về một tân đế chế là đạo diễn thực sự đánh vào chính người Nga và rằng mối đe dọa xung đột với phương Tây là một công cụ để duy trì hệ thống hiện tại. Còn có thể hy vọng rằng những lời lẽ về quân sự mà Putin tuyên bố là một dấu hiệu của sự yếu kém tăng lên chứ không phải sức mạnh. Mong như thế.

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
--------------------------------------------------------------------------------------

Dịch từ nguyên bản tiếng Ba lan bài được đăng trên nhật báo Ba Lan "Polska The Times" ngày 23 tháng 6, 2015, tại link:http://www.polskatimes.pl/artykul/3908919,zycie-polityczne-w-rosji-zamarlo-represje-umocnily-putinowskie-samodzierzawie-reportaz,1,id,t,sa.html







No comments:

Post a Comment

View My Stats