Ben
Bland và Nguyễn Phương Linh
Đỗ
Đăng Khoa
chuyển ngữ, CTV Phía Trước
01/09/2012
01/09/2012
Sau khi vụ bắt giữ người sáng lập và
giám đốc điều hành của một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam gây
nhiều ồn ào hồi tuần trước, những tin đồn xoay quanh đầu tuần này rằng liệu ông
trùm nào có thể sẽ là người bị bắt tiếp theo.
Bầu không khí căng thẳng và thiếu tin
tưởng vào các thông tin chính thức tại Việt Nam, nơi đang bị cai trị bởi Đảng
Cộng sản, làm một số doanh nhân cảm thấy họ cần xuất hiện lên các mặt báo để
chứng minh rằng họ không bị tống vào tù.
Sau sự hoảng loạn hồi đầu tuần trước,
khi thị trường chứng khoán sụt giảm và giới đầu tư bán tháo cổ phiếu của ngân
hàng Asia Commercial Bank (ACB) sau khi có tin ông trùm Nguyễn Đức Kiên và giám
đốc điều hành Lý Xuân Hải bị buộc tội liên quan đến tài chính, thì dường như
thị trường tại đây đã bắt đầu bình ổn và khôi phục lại.
Tuy nhiên, các vụ bắt giữ cấp cao chủ
yếu tập trung sự chú ý vào khu vực ngân hàng đầy nợ nần của Việt Nam và trận
chiến chính trị vẫn đang tiếp diễn giữa chủ tịch nước Trương Tấn Sang và thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là có quan hệ gần gũi với ông Kiên.
Các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng về
nền kinh tế tại đây ít nhất là trong vài tháng sắp tới.
Nhiều người tin rằng có thể có thêm một
số doanh nhân sẽ bị bắt khi cuộc chiến chính trị vẫn tiếp tục diễn ra. Việc này
còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong chính phủ và Đảng Cộng sản khi
họ đang cố gắng chứng minh quyết tâm giải quyết các vấn đề kinh tế sâu xa của
đất nước.
Tăng trưởng GDP hàng năm tại Việt Nam
tăng trung bình ở mức 7% trong một thập kỷ vừa qua trước khi cuộc khủng hoảng
tài chính ập đến hồi năm 2008. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này đã giảm xuống còn
lại 4,4% trong nữa năm còn lại của năm 2012 khi chính phủ thắt chặt tín dụng
với nỗ lực chống lạm phát gia tăng và đổi mới niềm tin vào đồng tiền tệ.
Một nhà quản lý quỹ đầu tư tại thành
phố Hồ Chí Minh nói với Financial Times: “Tôi đã gần đàm phán xong một hợp đồng
mới, nhưng những vụ bắt giữ này đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài rất lo
lắng. Chúng tôi đang tìm kiếm một câu chuyện hay hơn để nói với họ nhưng vẫn
không thể tìm thấy có gì hay ho ở thời điểm lúc này”.
Các cơ quan xếp hạng quốc tế trong thời
gian qua đã nêu ra vấn đề thiếu minh bạch cũng như các khoản nợ xấu vẫn tiếp
tục gia tăng ở Việt Nam, và đã gợi ý rằng họ có thể hạ cấp tín dụng của ACB và
một số ngân hàng khác.
Fitch nói rằng sự kiện gần đây nhấn
mạnh lỗ hổng bảo mật của Việt Nam với những cú sốc và “có thể đặt sự ổn định
tài chính vào mối nguy cơ, tăng tiềm năng cho các hành động đánh giá tiêu cực
về ngân hàng”. Mặc dù vậy, “mức xếp hạng của các ngân hàng Việt Nam đã ở mức
thấp nhất trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương”. Mood cảnh báo rằng các vụ bắt
giữ tại ACB có thể làm cho “hậu quả tiêu cực kéo dài hơn đối với giá trị thương
hiệu của ngân hàng”.
Một doanh nghiệp phát triển quản lý tại
một công ty đa quốc gia ở Hà Nội do người Việt Nam làm chủ nói rằng hiện nay
nền kinh tế có rất nhiều vấn đề làm cho các nhà đâu tư nước ngoài nản chí.
“Chúng ta đang có một nền kinh tế không
ổn định, một cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, một hệ thống ngân hàng
không lành mạnh và bây giờ có thể một trận chiến chính trị”, ông nói. “Tôi cũng
mong mỏi tôi có thể giải thích cho họ biết những gì đang thực sự xảy ra”.
Nhắc lại lời của Jonathan Pincus trong
một bài đăng trên blog Financial Times (bài tiếng Việt
do BBC đăng lại tại đây) cách đây vài ngày, Standard
& Poor cho biết rằng “cải cách các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân
hàng kịp thời là điều cần thiết để xây dựng niềm tin của các nhà đầu tư trong hệ
thống kinh tế, đặc biệt là khi các khoản nợ xấu đang gia tăng”.
Bất kể điều gì xảy ra trong vài tuần
hay vài tháng tới thì tái cơ cấu lại hệ thống này có thể sẽ là một quá trình
lâu dài và đau đớn.
©
Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
No comments:
Post a Comment