Hà Giang/Người Việt
Thursday,
September 13, 2012 7:34:51 PM
Tài
tử: 'Bị lừa!' - Nhà sản xuất: 'Không ân hận!'
Cuốn phim có tên “The Innocence of Muslims” (Sự ngây thơ của tín
đồ Hồi Giáo), với nội dung xúc phạm đến Muhammed, vị tiên tri của Hồi Giáo,
được cho là nguyên nhân gây ra vụ tấn công vào Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Benghazi,
Libya, giết chết Ðại Sứ Chris Stevens cùng với ba công dân Mỹ khác.
Thế
nhưng nguồn gốc của cuốn phim này cho đến giờ vẫn còn nhiều bí ẩn. Không ai
biết rõ ai là người tài trợ, chủ trương của người làm phim, ngay cả những tài
tử và nhóm làm phim cũng rất bất ngờ.
“The
Innocence of Muslims” thật được trình chiếu tại Hollywood trong nhiều tháng
trời, mà chẳng thu hút được sự chú ý của mấy ai, cho đến đoạn giới thiệu dài 14
phút được tải lên YouTube vào Tháng Bẩy, cũng vẫn chưa được ai quan tâm.
Hoàn
toàn bị lừa
Ký
giả Tom Watkins của đài CNN, trích lời nhà phê bình phim kiêm người dẫn chương
trình phát thanh Michael Medved, mô tả rằng đây là một cuốn phim “rất xoàng” có
chất lượng “còn kém hơn phim do học sinh trung học thực hiện,” và vì thế chẳng
lọt vào tầm nhìn của bất kỳ ai.
Thế
nhưng, vào tuần trước, sau khi đoạn giới thiệu được dịch ra tiếng Ả Rập thì số
người vào YouTube để xem lên đến hàng ngàn, rồi chục ngàn. Rồi đùng một cái,
bạo động xẩy ra, cuốn phim bị cho là nguyên nhân của những bi kịch chết người.
Ðể
thực hiện cuốn phim, nhà làm phim phải dùng đến 60 tài tử và nhóm sản xuất 45
người để thực hiện cuốn phim miêu tả Tiên Tri Mohammed của Hồi Giáo như là một
người mê gái, một kẻ lạm dụng tình dục và sát hại trẻ em, chuyên bẻ cong triết
lý sống để thỏa mãn dục vọng.
Theo
AP, bà Cindy Lee Garcia, cư dân California, một nữ tài tử của phim, nói với báo
giới là bà “hoàn toàn bị lừa” và không hề biết cuốn phim mà bà thủ một vai, có
dính dáng gì đến Tiên Tri Muhammad.
Trong
khi đó, một bài báo của Reuters tường thuật lời kể của nữ tài tử Cindy Lee
Garcia rằng năm ngoái khi thấy công ty Backstage.com quảng cáo cần tuyển tài
tử, bà nộp đơn, được tuyển và nhận lời đóng trong bộ phim có tên “Desert
Warrior” (Chiến Sĩ Sa Mạc). Bà Garcia kể tỉ mỉ là “Chiến Sĩ Sa Mạc” quay trong
một thánh đường ở Los Angeles mùa Hè năm 2011, trong đó khoảng 50 tài tử đứng
diễn trước phông màu xanh lá cây thường được dùng thay bối cảnh.
Phóng
viên của Reuters lục các thông báo cũ của Backstage.com thì quả thực có tìm
thấy một quảng cáo tuyển người cho phim “Desert Warrior,” mô tả rằng đây là một
cuốn phim ngân quỹ thấp, có tính cách lịch sử, kể lại việc phiêu lưu trong sa
mạc của Ả Rập, kể lại chuyện xẩy ra cách đây đã 2,000 năm.
Trả
lời phỏng vấn của Reuters qua điện thoại, tài tử Garcia nói khi xem lại đoạn
giới thiệu trên YouTube, bà thấy nó “hoàn toàn xa lạ” chẳng giống bộ phim mà bà
đã diễn xuất tí nào.
Cũng
vẫn theo CNN, một nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc sản xuất phim,
muốn được giấu tên, hiện còn giữ bản sao kịch bản gốc của “Desert Warrior,” xác
nhận lời tuyên bố của tài tử Garcia là đúng, và nói thêm rằng “cả cuộn phim
không hề đề cập đến 'Muhammed' hay nhắc tới 'Hồi Giáo' gì cả.”
Sáng
Thứ Tư, sau vụ tấn công vào Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Benghazi, không chỉ riêng
tài tử Garcia, mà toàn thể các diễn viên và thành viên sản xuất của phim
“Desert Warrior” cùng gửi một bản công bố chung đến đài CNN, bày tỏ sự đau buồn
về bạo lực mà cuốn phim họ vô tình góp phần thực hiện gây ra. Mặt khác, họ cùng
khẳng định là hoàn toàn “bị lừa dối.”
Một
đoạn trong bản công bố viết: “Toàn bộ diễn viên và nhân viên sản xuất vô cùng
phẫn uất và cảm thấy bị nhà sản xuất phim lợi dụng.”
Và
họ khẳng định: “Chúng tôi 100% không hề ủng hộ cuốn phim này và hiển nhiên đã
bị lừa về mục đích cũng như ý định của người làm phim. Chúng tôi thực sự bị sốc
vì toàn bộ kịch bản đã được viết lại, vì những lời dối trá của nhà sản xuất, và
vô cùng đau buồn vì những thảm kịch đã xẩy ra.”
Không
ân hận
Diễn viên và chuyên viên kỹ thuật thì
tuyên bố là bị lừa. Còn người chủ trương
sản xuất cuốn phim thì sao?
Ðể
trả lời câu hỏi này, các cơ quan truyền thông lớn như CNN, Reuters, AP, và cả
tờ Wall Street Journal đều đổ xô nhau cử ký giả đi điều tra.
Tờ Wall Street
Journal cho biết họ đã tìm ra được người làm phim có tên Sam Bacile, một nhà thầu bất
động sản người Mỹ gốc Israel, và tường trình là khi trả lời phỏng vấn của Wall
Street, ông Bacile nói cuốn phim là một nỗ lực “lật mặt cái đạo đức giả của Hồi
Giáo.”
“Hồi Giáo là một
chứng ung thư.”
Tờ Wall Street Journal trích lời của ông Sam Bacile.
Theo
AP, ông Sam Bacile kể cho phóng viên của họ là cuốn phim “The Innocence of
Muslims” được thực hiện với ngân quỹ $5,000,000, số tiền mà ông đã quyên được
của một số người Israel.
Ðài
CNN cho biết không tiếp xúc được với ông Sam Bacile, nhưng tìm được ông Steve Klein, một người bán bảo hiểm cư
ngụ ở Hemet, California. Ông Klein cho CNN biết ông là người cố vấn cho cuốn
phim, nhận rằng có làm việc chung với ông Sam Bacile, rằng ông Sam Bacile không
phải là tên thật, và hiện ông Sam Bacile đã trốn mất.
Trả
lời câu hỏi là ông có ân hận không khi cuốn phim gây ra nhiều bạo động ở Cairo,
ông Klein trả lời: “Không! Tôi không xúi giục họ. Bản chất của họ là như thế!”
Ông
Steve Klein còn nói là ông cũng chẳng lo lắng về hậu quả của việc mình làm.
“Có
những lúc mình phải làm những gì mình cần phải làm.” Ông khẳng định.
------------------------------------
VOA
14.09.2012
Một người nhận
mình đã thực hiện bộ phim báng bổ Hồi giáo dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối
ở nhiều nơi trên thế giới đã lên tiếng phê phán những ai phản đối.
Trong buổi phỏng vấn với đài phát thanh Sawa, một đài do chính phủ Mỹ tài trợ, người nhận mình là đạo diễn của bộ phim nói những đồng bào A-rập của ông “cần phải học cách biểu thị ôn hòa chống lại những gì mình không đồng ý.” Ông nói những gợi ý cho rằng chính phủ Mỹ can dự vào việc làm ra bộ phim này là “buồn cười và kỳ quái” và “nước Mỹ chẳng ăn nhậu gì đến bộ phim.”
Đài Sawa cho biết ông này không chịu nêu tên nhưng có nguồn tin nói rằng ông ta là Nakoula Basseley Nakoula.
Có nhiều tờ báo xác định ông này là tác giả bộ phim có tựa “The Innocence of Muslims." Năm nay 55 tuổi, là một tín đồ Ky-tô Coptic của Ai Cập, ông Nakoula có địa chỉ thường trú ở California và mới đây đã thọ án tù về tội gian trá ngân hàng.
Lúc đầu có tin nói rằng nhà sản xuất là Sam Bacile, một người Mỹ gốc Israel nhưng sau đó được biết đây chỉ là một tên giả.
Trong buổi phỏng vấn với đài phát thanh Sawa, một đài do chính phủ Mỹ tài trợ, người nhận mình là đạo diễn của bộ phim nói những đồng bào A-rập của ông “cần phải học cách biểu thị ôn hòa chống lại những gì mình không đồng ý.” Ông nói những gợi ý cho rằng chính phủ Mỹ can dự vào việc làm ra bộ phim này là “buồn cười và kỳ quái” và “nước Mỹ chẳng ăn nhậu gì đến bộ phim.”
Đài Sawa cho biết ông này không chịu nêu tên nhưng có nguồn tin nói rằng ông ta là Nakoula Basseley Nakoula.
Có nhiều tờ báo xác định ông này là tác giả bộ phim có tựa “The Innocence of Muslims." Năm nay 55 tuổi, là một tín đồ Ky-tô Coptic của Ai Cập, ông Nakoula có địa chỉ thường trú ở California và mới đây đã thọ án tù về tội gian trá ngân hàng.
Lúc đầu có tin nói rằng nhà sản xuất là Sam Bacile, một người Mỹ gốc Israel nhưng sau đó được biết đây chỉ là một tên giả.
Tiếp tục biểu tình chống bộ phim báng bổ Hồi giáo
Hôm thứ Sáu, các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới để phản đối bộ phim sản xuất tại Mỹ:
Ai Cập: hàng trăm người biểu tình đụng độ với cảnh sát gần đại sứ quán Mỹ ở Cairo.
Libăng: Hằng trăm người biểu tình đốt quán ăn nhanh KFC của Mỹ tại Tripoli.
Yemen: Người biểu tình đốt xe sứ quán Mỹ tại Sana'a và xé cờ Mỹ.
Maroc: Người biểu tình tập trung tại thành phố Casablanca.
Sudan: Người biểu tình tụ tập tại thủ đô Khartoum, một số định xông vào sứ quán Đức, đốt phá một số đồ vật bên ngoài sứ quán. Một nhóm khác xông vào sứ quán Anh nhưng bị chận lại.
Tunisia: Cảnh sát bắn đạn cay vào những người biểu tình ném đá sứ quán Mỹ, một số nhảy qua bức tường ở vòng ngoài sứ quán.
Malaysia: Nhiều cuộc biểu tình nhỏ ở nhiều thành phố, kể cả Kuala Lumpur.
Indonesia: Hơn 350 người biểu tình bên ngoài sứ quán Mỹ ở Jakarta.
Bangladesh: Khoảng 10.000 người biểu tình ở Dhaka đốt cờ Mỹ và Israel.
Pakistan: Biểu tình tại nhiều thành phố, riêng tại Islamabad có 400 người tụ tập bên ngoài một đền thờ.
Afghanistan: Hàng trăm người biểu tình ở thành phố miền đông Jalalabad.
Tin liên hệ
No comments:
Post a Comment