Wednesday, 12 September 2012

THẾ GIAN ĐA NAN SỰ : MUỐN SUNG SƯỚNG ĐUA NHAU ĐI Ở TÙ (Nguyễn Thị Cỏ May)





Nguyễn Thị Cỏ May
7-9-2012

Thật đúng vậy . Thế gian ngày nay có nhiều chuyện vô cùng khó khăn và phức tạp nên làm cho đời sống con người chẳng những không thấy hạnh phúc là gì mà còn làm cho không ít con người ta bị những chứng bịnh thời đại mà trước kia không có hay ít khi xảy ra . Như chứng bịnh tâm thần làm thay đổi gần như hoàn toàn cuộc sống con người và ngày nay, riêng ở Âu chấu là nơi các quốc gia đều phát triển, có tới 40 % dân chúng mắc phải chứng bịnh này.
Phải chăng sự khủng hoảng xã hội kinh tế từ vài năm nay đã ảnh hưởng tới đời sống tâm thần của người dân ?

Dân Pháp xuống tinh thần
Pháp chịu ảnh hưởng tình hình khủng hoảng của Âu châu rất nặng . Ngày nay có tới 68 % dân Pháp cho biết họ rất bi quan về tương lai của họ mặc dầu cánh tả lên cầm quyền (theo kết quả thăm dò của Hảng Ifop trên báo Chủ Nhựt Miền Tây, ký giả Gérad Bon) . Đa số dân chúng, nhứt là từng lớp lao động, nghĩ rằng " Chánh phủ Tả phái là Chánh phủ cấp tiến, lo nâng cao đời sống của nhân dân lao động ! " . Con số 68 % là một cao điểm lịch sử của kết quả thăm dò dư luận .
Đây là lần đầu tiên dân chúng biểu lộ sự lo lắng cấp tính như vậy ở ngay những ngày đầu nhiệm kỳ Tổng thống đắc cử . Trước đây, ở đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Chirac và Sarkozy, người ta chỉ thấy có 34 % và 50 % dân Pháp bày tỏ sự lo lắng của họ về tưong lai .
Sự lo lắng này chiếm tới 58 % đảng viên xã hội, tức đảng viên của đảng đang cầm quyền . Sự lo lắng bao trùm mọi thành phần xã hội, nhứt là lớp tuổi hưu trí 74 %, giới công thương nghiệp 70 % và các thành phần khác 72 % .
Trái lại, thợ thuyền đang có công ăn việc làm chỉ có 33 % bị ảnh hưởng mà thôi .
Cũng như qua ba đợt điều tra hồi cuối tháng 8, kết quả cho thấy chỉ có một thiểu số rất nhỏ dân chúng tỏ ra tin tưởng ở khả năng của Chánh phủ xã hội này cải thiện tình hình kinh tế xã hội nước Pháp .
Sự thay đổi tâm trạng của dân chúng rất đột ngột vì hồi cuối tháng 4 và đầu tháng 5 vừa qua, một cuộc thăm dó khác cho biết có tới 84 % dân chúng nhìn cuộc đời bằng màu hồng . Nhứt là giới phụ nữ và thanh niên . Phụ nữ có tới 86 % thấy cuộc đời tràn đầy hạnh phúc trong lúc đó chỉ có 81 % đàn ông hưởng ứng cảm quan này . Tuổi trẻ từ 16 tới 24 tuổi, có 87 % cảm thấy sung sướng hơn lớp lớn tuổi 55-64 có 78 % .
Sự thoải mái ở phụ nữ rất dể thấy hơn ở các ông : các bà vui tươi, cười đùa, dể dàng quan hệ với những người chung quanh, muốn chia sẻ với mọi người sự vui vẻ của mình như những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu, ca hát một mình hay với bạn, ..
Khi vui, các ông thích uống rượu, các bà thích khiêu vũ, ăn với bạn .
Chính nhờ tâm trạng vui vẻ, yêu đời mà con người ta sống mạnh khỏe và kéo dài tuổi thọ .

Bịnh tâm thần
Bịnh tâm thần ở đây không có nghĩa là bịnh điên, mà chỉ trạng thái tinh thần bất an, trầm cảm, lo âu thái quá, hoặc sống trong mong lung xa rời thực tế . Mang trạng thái này, hiện Pháp có tới 1,5 triệu người khai ra là mình "có vấn đề với " psycho hay psychi " và có 1, 2 triêu người trong tình trạng được theo dỏi thường xuyên . Bịnh nhơn phần lớn thuộc thành phần công nhơn và ở lớp tuổi 40 / 50 . Chứng bịnh tâm thần có ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội rất nghiêm trọng .
Cùng mắc bịnh, người phụ nữ bị nặng hơn . Nếu họ bị bịnh trong lúc thất nghiệp hay ly dị thì tình trạnh suy thoái tâm thần của họ sẽ vô cùng thảm hại .
Theo kết quả cuộc điều tra và thống kê về tình hình bịnh tâm thần thì cứ 2 người đàn ông bị bịnh thì có 3 hoặc 4 phụ nữ bịnh . Hiện tượng suy yếu sức khỏe này không phụ thuộc vào lương bổng chênh lệch, cơ thể, ... Người ta quan sát hai giới cùng tuổi, cùng địa vị nghề nghiệp, cừng bằng cắp, người phụ nữ có tới hai lần rủi ro hơn bị suy thoái tâm thần .
Thật ra khi nói phụ nữ bị bịnh tâm thần nhiều hơn đàn ông không có gì bảo đảm sự chính xác hết cả . Người ta mở cuộc điều tra sâu hơn thì số bịnh nhơn đàn ông thật ra không ít . Nhưng con số chính xác không công bố được bởi các ông không chịu đi khám bịnh .
Có điều chắc chắn mà mọi người cả trong giới y khoa đều đồng ý là đời sống đủ đôi giúp hai người tránh mắc phải tâm thần suy thoái vì bờ vai của người này là chổ dựa vững chắc cho kẻ kia trước nhũng cơn giông to gió lớn, cả sấm xét nữa .
Trong số những người sống một mình, những người trong tình trạng ly dị hay góa bụa dể bị bịnh tâm thần hơn vì sự xa nhau là điều kiện làm cho dể mắc bịnh đến hai ba lần hơn . Người ta ghi nhận đàn ông vợ chết dể mắc bịnh, đàn bà thôi chồng hay chồng thôi thế nào cũng bị bịnh .

Âu châu : gần 40% dân chúng mắc bịnh tâm thần
Theo kết quả một cuộc khảo cứu rộng rãi vừa phổ biến gần đây, có khoảng 165 triệu dân Âu Châu, tức 38% dân số, hiện đang trong tình trạng bệnh tâm thần như trầm cảm, lo lắng thái quá, mất ngủ hoặc tửng tửng, ...
Chỉ có khoảng một phần ba con số nói trên là được chữa trị đều đặng và cung cấp thuốc men cần thiết. Bệnh tâm thần tạo ra một gánh nặng khổng lồ về kinh tế và xã hội, ước tính lên tới cả ngàn tỉ euros vì những người bị bệnh nặng không còn khả năng sản xuất và mối liên hệ gia đình bị suy sụp . Tác giả điều tra cho biết thêm " Căn bịnh suy thoái tâm thần đã và đang trở thành thách đố về sức khỏe xã hội lớn nhất của Âu Châu trong Thế Kỷ 21 này " .
Trong tình hình như vậy, một vài công ty dược phẩm lớn lại thoái thác đầu tư vào việc khảo cứu để tìm hiểu sự vận hành của não bộ khiến ảnh hưởng như thế nào tới sanh hoạt của con người và đẩy gánh nặng đó cho chính phủ và các hội y tế thiện nguyện. Giáo Sư Hans Ulrich Wittchen, Giám đốc Viện Nghiên cứu tâm lý và tâm lý trị liệu tại Đại học Dresden ở Đức và cũng là người cầm đầu cuộc điều tra bịnh tâm thần ở Âu Châu, cho biết " Sự cách biệt lớn về chữa trị...cần phải được khép lại " và " Một số ít người được chữa trị lại bị trì hoãn khoảng vài năm và ít khi được trị liệu bằng phương thức mới nhất " . Giáo Sư Wittchen ở Luân-đôn cầm đầu một Chương trình khảo cứu kéo dài ba năm trên 30 quốc gia Âu Châu, 27 quốc gia là hội viên của Liên Hiệp Âu Châu, cộng thêm Thụy Sĩ, Iceland và Na-Uy (Norwège) với dân số tất cả khoảng 514 triệu .
Ông công bố kết quả nghiên cứu của European College of Neuropsychopharmcology (ENCP) theo đó tình trạng căn bịnh tâm thần ở Âu châu ngày nay trở thành một gánh nặng xã hội nghiêm trọng . Nó là nguyên do gây tử vong, tàn tật và gánh nặng kinh tế trên toàn thế giới và Cơ quan Y Tế Thế Giới tiên đoán rằng vào năm 2020, chứng trầm cảm sẽ là nguyên do đứng hàng thứ nhì tạo nên gánh nặng bệnh tật cho toàn thế giới qua nhiều thời đại.
Gs Wittchen nói rằng cái tương lai không mấy tươi sáng đó đã tới sớm vì những căn bệnh do xáo trộn não bộ sẽ tạo nên gánh nặng về y tế cho Liên Hiệp Âu Châu vốn đang sống trong tình trạng khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng .
Cách đây 7 năm, năm 2005, một cuộc khảo sát về bịnh tâm thần suy thoái được thực hiện trên một dân số Âu châu nhỏ hơn, 301 triệu, đã có 27 % người mắc bịnh .
Mặt khác, Ông David Nutt, một chuyên viên về dược lý thần kinh trị liệu (neuropsychopharmacology) ở Imperial College London, dù không tham gia vào cuộc khảo cứu nhưng đồng ý rằng " Nếu chúng ta can thiệp sớm thì chúng ta có thể thay đổi tiến trình phát triển của căn bệnh, ông nhấn mạnh thêm " Nếu chúng ta thật sự không muốn đẩy khối lượng khổng lồ bệnh tâm thần cho các thế hệ tiếp nối, thì chúng ta phải đầu tư ngay bây giờ và nhiều hơn " (Theo Kate Kelland và Matthew Jones ) .

Nhà dưởng bịnh và nhà tù
Ở mỗi quốc gia Âu châu đều có những nhà thương chuyên trị bịnh tâm thần . Những người bị xếp vào loại tâm thần phải là trường hợp gây nguy hiểm công cộng . Còn những người chỉ " không hoàn toàn bình thường ", họ có thể làm việc được, tự túc trong đời sống hằng ngày được, mà chỉ bị trầm cảm, lo lắng thái quá, tửng tửng vậy thôi, ...không thể đưa họ vào bịnh viện tâm thần . Con số 40 % dân chúng Âu chấu mắc bịnh tâm thần là thành phần thuộc trường hợp thứ hai trên đây .
Khi cơn bịnh trở nên nặng, thầy thuốc có thể đưa họ vào chửa trị dài hạng trong một Trung tâm an dưởng . Nơi đây hoàn toàn khác với bịnh viện tâm thần thật sự . Đây chỉ là một nhà dưởng bịnh hay một nhà dưởng lảo dành cho người lớn tuổi mà gia đình không châm sóc được, đưa vào đây để được canh giử và châm sóc ăn uống, thuốc men, vệ sinh thân thể, ... Chi phí do gia đình đài thọ . Có thể được hưởng phụ cấp xã hội .
Có người so sánh nhà dưởng bịnh với nhà tù, nhứt là nhà tù ở các nước Bắc Âu . Sau khi so sánh, người ta đưa ra đề nghị hoán chuyển cho hai thành phần thân chủ nội trú của hai cơ quan này . Tức đem bịnh nhơn vào ở nhà tù và tù nhơn vào ở nhà dưởng bịnh để mục đích phục vụ do đó được mới chính xác .

* Trong nhà tù, mọi người sẽ được Chánh phủ phục vụ :
- tắm rửa mỗi ngày,
- giải trí, đi bộ, thể dục, đầy đủ thuốc men, khám và chửa răng khi bị đau và định kỳ, khám sức khỏe tổng quát định kỳ,
- đi đứng khó khăn sẽ có xe lăng riêng cho từng người,
- ăn ở miển phí mà còn nhận được tiền phụ cấp hằng tháng,
- được theo dỏi chăm sóc thường xuyên bằng vidéo, tức được sự giúp đở ngay khi rủi bị té hay những cứu cấp khác,
- giường được quét dọn 2 lần / tuần, mền chiếu được giặt giủ, là ủi thường xuyên,
- một giám thị cứ 20 phút tới thăm viếng, mang tới bửa ăn chánh và bửa ăn phụ,
- có riêng nơi để đón tiếp gia đình mỗi lần viếng thăm,
- có thư viện đầy đủ sách báo, được nhận sinh hoạt tôn giáo theo đúng tín ngưởng của mình, được học một môn mình thích như âm nhạc, vũ, võ thuật, ... được bơi lội trong hồ tắm ngay tại chổ,
- quần áo, giày dớ và mọi thứ dịch vụ bình thường đều được cung cấp khi cần,
- nơi ở là một căn phòng an toàn, chung quanh có sân rộng và cây cối che mát,
- ngày nay, mỗi người còn được xử dụng riêng một computer, một TV, một cái đài và điện thoại miển phí gọi không giới hạn,
- khi có điều gì cần khiếu nại, có một Ban chuyên trách tới lắng nghe và thâu thập nguyện vọng,
- những người phục vụ có những điều lệ phải tôn trọng đối với những người thường trú ở đây

** Còn ở nhà dưởng bịnh :
- bịnh nhơn hay người lớn tuổi, thành phần dưởng lão - sống một mình như bị bỏ quên vì không có ai dòm ngó tới thường,
- bửa ăn thường nguội lạnh, thiếu chất dinh dưởng và nhứt là khó nuốt vô,
- thuốc men, thầy thuốc, khám chửa răng miệng, ... đều phải trả tiền ( trên bảo hiểm sức khỏe),
- phòng ốc, tới 20 giờ, đèn đuốc đều tắc hết,
- họ chỉ được tắm tuần lễ một lần nếu nhơn viên phục vụ muốn cho hoặc nhớ tới,
- họ sống trong một căn phòng nhỏ nhưng phải trả ít lắm cũng phải 2500 euros / tháng,
- và thường không có hi vọng sẽ ra về khỏi nơi đây .

Vậy phải chăng, trên thực tế, ở tù là sướng hơn không ?
Đâu là sự công bình xã hội ?

Nguyễn thị Cỏ May






No comments:

Post a Comment

View My Stats