Thursday, 6 September 2012

SỰ TRẢ GIÁ CỦA MỘT LẦN NÓI THẬT! (Minh Diện)





MINH DIỆN
6-9-2012

Chuyện trớ trêu này xảy ra đã 14 năm, vào kỳ này năm 1998, tôi nhận được tài liệu Trần Tuấn Tài cùng một số người người ở Ngân hàng Việt Hoa cấu kết với Phùng Ngọc Lợi ở Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Long An tham nhũng hàng trăm tỷ đồng và gần 90 triệu USD.

Để xác minh làm rõ về thông tin này, tôi tìm đến thẳng trụ sở Ngân hàng Việt Hoa xin làm việc với lãnh đạo. Mấy lần hẹn tới hẹn lui, rồi họ trả lời một cách thẳng thừng là: “Không tiếp!”. Phó Tổng giám đốc Nguyễn Văn Minh còn đòi thu thẻ nhà báo. Tôi nghĩ cần phải có một tờ báo nặng ký hơn tham gia vụ này nên rủ Đại tá Đặng Thọ Truật, phóng viên báo Quân đội nhân dân đi cùng.

Hai anh em đến ngân hàng từ lúc 9 giờ sáng, một cán bộ ngân hàng kiểm tra thẻ nhà báo rất kỹ rồi nói: “ Các anh chờ, ban lãnh đạo đang bận họp”. Chờ hơn một tiếng sau mới thấy ông Phó Tồng giám đốc Nguyễn Văn Minh từ trong phòng bước ra. Ông ta không thèm chào chúng tôi mà nói trống không ngay tại sảnh cầu thang: “Tôi đã nói không tiếp nhà báo mà sao mấy người còn tới đây? ”

Tôi nói: “Ông hãy đọc quy định của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm trả lới báo chí, ghi trên thẻ nhà báo này đi”. Tôi chỉ hàng chữ ghi ở mặt sau thẻ nhà báo cho ông Minh coi. Ông Minh hất tay tôi làm chiếc thẻ nhà báo rơi xuống đất. Đặng Thọ Truật không nín được chỉ tay vào mặt ông Minh mắng: “Ông là người mất lịch sự nhất mà tôi gặp !”. Ngay lúc đó một phụ nữ từ phòng họp bước ra, đẩy ông Minh qua một bên, và xin lỗi chúng tôi. Bà ta tự giới thiệu là Phó tồng giám đốc Thường trực, hẹn chúng tôi làm việc vào bữa khác và cho số điện thoại để liên hệ trước.

Tôi và Đặng Thọ Truật quay về Ban đại diện báo Tiền Phong ở đường Nam Kỳ Khời nghĩa . Chưa hút hết điếu thuốc thì tiếng chuông điện thoại réo lên. Ở đằng kia một giọng nói lạ nhưng tỏ ra rất thân tình: “ Minh Diện đó phải không? Anh Tư đây!”. Tôi hoàn toàn bất ngờ vì không biết anh Tư là ai, vội quay qua hỏi Đặng Thọ Truật. Truật suy nghĩ một lát rồi nói: “Thôi đúng anh Tư Khương rồi”. Tôi vội vàng nói: “Dạ, chào anh Tư, em Minh Diện đây!” Đầu đằng kia ông Tư Khương nói giọng nhỏ nhẹ: “Có phải em đang điều tra vụ ngân hàng Việt Hoa và vừa ở đó về phải không ?” Tôi đáp: “Vâng em và Đặng Thọ Truật vừa về đây anh ạ!”. Ông Tư nói: “ Bỏ vụ đó đi nghe em! Mấy đứa công an nó đang bám làm khó tụi bay đó! Thôi đi nghe!” (!?).

Tôi và Đặng Thọ Truật đều cảm thấy choáng. Không hiểu sao ông Tư Khương, nguyên Giám đốc Công an thành phố HCM, hiện đang làm việc ở Ủy ban an ninh của Quốc hội lại quan tâm đến chúng tôi như vậy? Mà sao biết tin nhanh như vậy? Đặc biệt là chúng tôi vừa rời ngân hàng Việt Hoa thì ông ấy đã liền gọi điện ngay. Tôi và Đặng Thọ Truật bàn nhau làm một bài trắc nghiệm để tìm hiểu sự thật. Trong mớ tài liệu của tôi có tên một cán bộ thanh tra ngân hàng nhà nước dính với mấy người ở ngân hàng Việt Hoa . Ông này người Nghệ An cùng quê Đặng Thọ Truật. Tôi bảo Truật đóng vai viên thanh tra gọi cho bà Phó Tổng giám đốc ngân hàng Việt Hoa, người vừa cho số điện thoại chúng tôi. Đặng Thọ Truật bấm máy và hỏi: “Có phải nhà báo Minh Diện vừa tới ngân hàng không? Nhà báo Minh Diện đang làm căng vụ Việt Hoa lắm, em biết không? ”. Có lẽ nghe giọng Xứ Nghệ quen quen nên bà Phó Tổng giám đốc tưởng ông thanh tra ngân hàng nhà nước cùng phe thật nên rất vui vẻ và tự tin trả lời: “Anh yên tâm! Bọn em đã nhờ chú Tư Khương nói với nhà báo Minh Diện rối anh!” Đăng Thọ Truật nói với tôi : “ Chúng ta đụng vào bức tường bê tông rồi! ”.

Tôi chưa biết nên xử lý ra sao thì ba hôm sau, Tổng biên tập Dương Kỳ Anh (Dương Xuân Nam) từ Hà Nội gọi điện vào nói trong buổi họp giao ban thứ ba hàng tuần của Ban TT-VH Trung ương với báo chí, ông Đào Duy Quát đã nêu sự việc phóng viên Minh Diện tự tiện đến ngân hàng Việt Hoa và có thái độ hống hách đối với họ. Ông Quát yêu cầu báo Tiền Phong phải xử lý nghiêm khắc phóng viên Minh Diện Ông Dương Kỳ Anh bào tôi: “Anh phải làm bản kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật gửi ngay cho tôi ”.

Tôi trình bày với ông Dương Xuân Nam toàn bộ câu chuyện và đề nghị tổ chức một cuộc gặp mặt giữa tôi, Đặng Thọ Truật và mấy quan chức của ngân hàng Việt Hoa để làm rõ đúng sai. Ông Dương Kỳ Anh không chấp nhận. Tôi photo toàn bộ tài liệu gửi cho Dương Kỳ Anh đồng thời báo cáo những sự việc đang diễn ra một cách mờ ám. Tôi đề nghị Tổng biên tập vào cuộc để phanh phui một vụ tham nhũng lớn, nhưng không ngờ lại bị Dương Kỳ Anh phớt lờ đi. Ông ta dứt khoát bắt tôi làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của đồng chí Phó ban Tư tưởng – VH Trung ương Đào Duy Quát.

Thấy vô lý quá, tôi viết một thư ngỏ gừi Ban Tư tưởng – VH Trung ương, đồng thời gửi cho báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, nói sự thật về cái gọi là “quấy rối ngân hàng Việt Hoa” và đặt câu hỏi: “Tại sao một công việc bình thường của một phóng viên lấy tài liệu ở một ngân hàng cổ phần, một công ty thuộc tỉnh mà lại bị nhiều tầng nấc tận Trung ương, công an ngăn trở như vậy?”. Cỡ ông Đào Duy Quát còn “quát lên” ngay trong giao ban báo chí tuần công khai can thiệp thì ông Phó TGĐ Nguyễn Văn Minh nêu trên không nương tay đã phủi phắt thẻ nhà báo xuống đất là phải rồi! Đau! Thế mới biết, cho đến tận bây giờ, bung xé các vụ ngân hàng “nợ xấu”, thâu tóm ngân hàng như thế cũng bởi có sự bảo kê, che chắn của nhiều cán bộ, cơ quan chuyên trách có chức có quyền.

Không ngờ lá thư ấy chẳng khác gì ngọn gió tôi “gieo” để gặt về “bão táp”! Dương Kỳ Anh gọi điện vào nói với tôi: “Trong buổi giao ban đồng chí Phó ban Tư tưởng Đào Duy Quát đã mang lá thư của anh đọc cho mọi người nghe và kịch liệt lên án thái độ ngang ngược của anh làm tôi không biết giấu mặt vào đâu đươc!”. Ông Dương Kỳ Anh quyết định “treo bút” không cho tôi viết bài nữa. Thế là chỉ vì nói ra sự thật và quyết tâm bảo vệ nó mà tôi trở thành một kẻ ngang ngược vô văn hóa, bị nhiều lần nhắc nhở, hăm dọa, rồi…”treo bút”. Tôi không thể minh oan cho mình vì trên thì ông Đào Duy Quát dưới ông Dương Kỳ Anh đều coi tôi như một con sâu có hại trong làng báo (!?).

Thật trớ trêu sau đó vụ án ngân hàng Việt Hoa bị khởi tố và sau đó xét xử. Trần Tuấn Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị, không hiểu sao bị chết khá bí hiểm. Trương Kiết Tường, Tổng giàm đốc, Nguyễn Văn Minh – người đã đòi tịch thu thẻ nhà báo của tôi – và Phùng Ngọc Lợi đều bị án tù chung thân, cùng 54 bị cáo phải ra đứng trước vành móng ngựa. Bọn này đã tham ô và làm thất thoát của Nhà nước 293 tỷ đồng và 84 tiệu USD.

Ông Đào Duy Quát cũng như ông Dương Kỳ Anh không hề nói lại với tôi nửa lời. Họ không hề bị kiểm điểm vì đã ngăn cản phóng viên làm nhiệm vụ đấu tranh chống tiêu cưc, hay nói trắng ra là đã bao che cho nhóm tội phạm ở ngân hàng Việt Hoa. Trái lại, Đào Duy Quát vẫn đi rao giảng về đạo đức cách mạng và trách nhiêm của người làm báo trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, vẫn cao giọng chỉ đạo “nâng cao vai trò của báo chí – là mặt trận…” trong từng buổi giao ban báo chí… Còn Dương Kỳ Anh vẫn nhơn nhơn trên chiếc ghế Tổng biên tập để hưởng tiền lương thưởng tiền định mức cao ngất hàng chục triệu đồng/tháng, hơn phóng viên rất nhiều lần.

Tôi đã quên chuyện cũ yên phận làm một người dân bình thường nhưng vừa qua thấy ông Dương Kỳ Anh từ lâu đã là bạn “đồng sàng hòa mộng” với đạo văn Hoàng Quang Thuận viết thơ tâm linh Yên Tử, ca ngợi thơ “thiền” của Thuận “hay đến lạnh người” (chắc đem ướp đá), nhưng khi Thuận bị đánh tơi tả thì ông ta phủi tay như không, nên tôi mới viết lại mẩu chuyện đau lòng, oan ức trên đây. Người ta nói “mèo vẫn hoàn mèo” có lẽ đúng vì Dương Kỳ Anh đến già vẫn nặng thêm cái tật kiếm danh lợi trên lưng người khác.

Làm báo “lề phải” có những thời điểm, những bối cảnh và vụ việc tôi muốn nói ra sự thật nhưng rất là khó. Nhiều mối quan hệ nhịt nhằng, giằng níu, chi phối lẫn nhau. Chạy hăm hở, lo rối đầu, đối phó với sự né tránh, chửi mắng, khinh khi, đối phó với những kẻ xấu, tham nhũng để cố gắng “cày” ra bài có “tính chiến đấu”. Nhưng khi gưi ra Ban biên tập thì bản thảo lại bị “sọt rác hóa”. Các tầng nấc quyền lực bên trên, cả trung gian, trung thần và nịnh thần lo cho cái ghế, sự tiến thân và nhất là “đồng tiền”, còn phóng viên chỉ là “bát gạo”. Tôi không dám bia đặt một chi tiết nào trong bài bào này, bởi vì tôi đã quá thấm là nạn nhân của những thủ đoạn rình rập trả thù, bị treo bút và đã bị vu vạ “hình sự”, suýt nữa phải ra hầu tòa một cách oan ức. Nếu cần, các bạn có thể hỏi Đại tá Đặng Thọ Truật, phóng viên báo QĐND nay đã nghỉ hưu là nhân chứng trung thực để xác minh điểu đó.

M.D


Thứ năm 06 Tháng Chín 2012

Ngày 06/09/2012, Tòa án Nhân dân Thành ph H Chí Minh đưa ra x sơ thm phóng viên báo Tui Tr, nhà báo Nguyn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương). Anh b cáo buc đã tham gia vào vic đưa hi l s tin 15 triu đng cho cnh sát giao thông Hunh Minh Đc, thuc Công an qun Bình Thnh.

Nhà báo Hoàng Khương b cáo buc như trên, mc dù cho đến nay anh vn khng đnh ch thc hin các bin pháp tác nghip báo chí đ điu tra v nhng v tiêu cc trong vic gii quyết xe vi phm giao thông, ch không h có đng cơ cá nhân trong vic đưa hi l.

K t khi Hoàng Khương b bt cho đến nay, ban biên tp báo Tui Tr cũng đã nhiu ln kiến ngh cơ quan t tng xét li v vic, vì cho rng nhà báo này ch làm công vic ca mt phóng viên điu tra, ch không hi l vì li ích cá nhân.

Trong phiên x hôm nay, lut sư Phan Trung Hoài, người bào cha cho nhà báo Hoàng Khương, đã đ ngh tòa thm vn đi din ca báo Tui Tr đ làm rõ v quy trình tác nghip ca phóng viên báo này. Thế nhưng, Hi đng xét x đã không chp nhn yêu cu ca lut sư Hoài, vi lý do báo Tui Tr « không có tư cách t tng trong v án ».

Báo Tui Tr hôm nay (06/09/2012) cho biết, mc dù lut sư Phan Trung Hoài đã nhiu ln yêu cu Hi đng xét x mi đi din ban biên tp Tui Tr tham d phiên tòa vi tư cách người có quyn và nghĩa v liên quan, nhưng ban biên tp báo Tui Tr vn không nhn được giy mi.

Lut sư ca phóng viên báo Tui Tr cũng lưu ý tòa rng Hoàng Khương vn còn là mt phóng viên, vì chưa b rút th nhà báo. Thế nhưng, tòa cho rng vic Hoàng Khương có b tước th nhà báo hay chưa hoàn toàn không nh hưởng đến vic xét x.

Nhà báo Hoàng Khương là tác gi nhiu bài phóng s điu tra v các đường dây ăn hi l trong gii cnh sát giao thông Vit Nam. V bt gi nhà báo Hoàng Khương đu tháng Giêng 2012 đã gp nhiu phn đi Vit Nam và gây tranh lun v hin trng ca nn báo chí Vit Nam. Nhiu chuyên gia s rng v này s khiến các phóng viên không còn dám điu tra, đưa tin v các v tham nhũng Vit Nam. Phóng viên Không Biên gii đã lên án v bt gi nhà báo Hoàng Khương, yêu cu Vit Nam tr t do cho anh và hy b mi điu tra v nhà báo này.





No comments:

Post a Comment

View My Stats