Friday 7 September 2012

NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI (Phạm Minh Tâm)





Phạm Minh-Tâm
Tác giả gửiđến DienDanCTM
23:21 - 05/09/2012

Thời xưa, hai chữ cách-mạng nguyên-thủy được dùng và hiểu theo nghĩa đẹp trong lãnh-vực cầm quyền cai-trị. Bởi vì, trong nguyên ngữ, cách là thay đổi, đổi cũ ra mới hoặc tước bỏ đi một cái gì không dùng được nữa; còn mệnh hay mạng là số trời định sẵn. Vậy cách-mạng là thay đổi mạng trời, ý chỉ là thay đổi một người hay một tập-đoàn lãnh-đạo của một nước.

Vào thời phong-kiến, vua là thiên-tử, là người đã nhận lãnh sứ-mạng của trời để trị-vì thiên-ha gọi là thiên-mệnh. Song nếu vua là hôn-quân, bạo chúa thì người ta sẽ làm một cuộc cách-mạng để phế bỏ rồi thay vào đó là một minh-quân với một triều-đại mới cho tốt đẹp hơn.

Như vậy, làm cách-mạng là làm điều tốt đẹp thực sự ích quốc lợi dân. Dần dà về sau, danh-từ cách-mạng mang ý nghĩa rộng rãi hơn, chung chung hơn về chính-trị với nghĩa chỉ là thay đổi một chế-độ, một guồng máy cai-trị, lật-đổ người lãnh-đạo cũ bằng võ-lực mà không nhất thiết phải là tốt hơn hay giá-trị hơn. Đồng thời hai chữ này cũng không còn chỉ được dùng trong nghĩa hẹp là một sự thay đổi chế-độ chính-trị bằng võ-lực nữa mà còn mang nghĩa đơn giản là một sự cải-cách, đổi thay nào đó như cách-mạng quốc-gia, cách-mạng dân-tộc, cách-mạng xã-hội, cách-mạng bản-thân... vân...vân....

Trong lịch-sử thế-giới, có một số những cuộc cách-mạng lừng danh hay được nhắc đến như những biến-cố trọng-đại mà ảnh-hưởng của nó không chỉ thu gọn nơi đất nước đã xẩy ra nhưng cũng còn là một khúc rẽ, một bước chuyển mình chung cho một vùng hay một tiếng dội vang đến khắp nơi trên thế-giới. Chẳng hạn người ta biết nhiều và hay nhắc đến cuộc cách-mạng năm 1789 ở Pháp, cuộc cách-mạng Tân-hợi năm 1911 ở Trung-hoa hay cuộc cách-mạng tháng Mười năm 1917 lật đổ chế-độ Nga-hoàng.

Ở Việt-Nam, chữ cách-mạng chỉ được bắt đầu dùng nhiều từ đầu thế-kỷ 20 với cao-trào tranh-thủ độc-lập phát khởi. Người ta biết đến những nhóm này, tổ-chức khác quy-tụ những nhà cách-mạng ái-quốc thực-sự để mưu sự chống Pháp, song tựu-trung chỉ là những đảng phái chính-trị hay những phong-trào yêu nước như Phong-trào Duy Tân, Phong-tràoĐông-du, Phong-trào Đông-kinh Nghĩa Thục và những cuộc khởi nghĩa. Chỉ có một tổ-chức ngay từ đầu xuất-hiện đã là công cụ của cộng-sản quốc-tế nhưng mang danh cách-mạng giải-phóng dân-tộc để lợi-dụng lòng yêu nước của mọi người và đểdễ chen vai thích cánh với những đảng phái quốc-gia yêu nước khác giữa lúc cao-trào cách-mạng lên cao. Rồi sau khi đã dùng mọi thủ-đoạn, kể cả hành-động lừa gạt, để cướp chính-quyền thì họ tự phong cho việc làm ấy là công cuộc cách-mạng của họ và gần như muốn giữ độc-quyền hai chữ cách-mạng bằng cách đồng-hóa họ với những kiểu dùng chữ như đạo-đức cách-mạng, tình cảm cách-mạng…để lý-giải một số hành-động nào đó của con người cộng-sản hoặc nhóm chữ “chống phá cách-mạng””để kết tội cho bất cứ ai chống lại họ. Đó là đảng cộng-sản Việt-Nam do ông Hồ Chí Minh và tập-đoàn cộng-sản Việt-Nam lãnh-đạo.

Trong quá-trình hoạt-động để lập đảng theo đường lối và chỉ-thị của phong-trào Đệ Tam Quốc-tế, cá-nhân ông Hồ Chí Minh đã không từ nan bất cứ một phương-cách nào - kể cả các hành-vi man trá và phản-phúc - để đạt kết quả mà ngày nay các sách sử - trừ sách của Đảng - đã ghi lại mà trong phạm-vi bài viết này, chỉ có thể giới-hạn trong một số chi-tiết trích-dẫn từ các sử-liệu đáng tin cậy của các tác-giả Tăng Xuân An, Phạm Văn Sơn và Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam Cận và Hiện Đại

Điều mà ai cũng biết là ông Hồ Chí Minh đã thay tên đổi họ rất nhiều lần. Cuối năm 1911, khi còn mang tên Nguyễn Tất Thành và xin vào học trường Bảo Hộ không được, ông tìm cách đi khỏi nước bằng phương-tiện xin một chân giúp việc trên tầu SS Amiral Latouche Tréville của Pháp với tên tây là Paul. Đây là chuyến đi mà theo một số tài-liệu giáo-khoa môn chính-trị của nhà nước cộng-sản gọi là ra đi tìm đường cứu nước với tên lúc này là Nguyễn Văn Ba.

Sau khi sang Pháp và bắt đầu hoạt-động, ông lại đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc đi dự Đại-hội Đảng xã-hội Pháp năm 1920. Gần đây, tác-giả Thuỵ-Khuê trong tác-phẩm biên-khảo nhan-đề “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn-đề Nguyễn Ái Quốc” minh-xác lại danh xưng này. Vào thời kỳ khoảng từ 1916-1919, một nhóm Nguời An Nam Yêu Nuớc do Phan Văn Trường khởi xướng, hoạt-động tại Toulouse để chuẩn-bị hình thành cuộc cách-mạng bằng ngòi bút trên báo-chí Pháp. Sau đó, được sự trợ giúp của nhóm Nguyễn Thế Truyền, gồm người chú là Nguyễn Thế Phu và người em là Nguyễn Thế Song, cùng viết bài trên các tờ Le Paria, Việt-Nam Hồn, Phục Quốc La Nation Annamite. Để tránh sự theo dõi của mật-thám Pháp, họ dùng bút-danh bí-mật lúc đầu là Nguyễn Ố Pháp và sau là Nguyễn Ái Quốc để ký chung dưới hàng loạt các bài báo và hai tác-phẩm Bản án chế-độ thực dânĐông Dương mang nội-dung tố cáo tội ác trong chính-sách thực-dân của người Pháp. (Sách dẫnở các trang 513-515).

Với mục đích gây thanh thế nên ông Hồ Chí Minh đã cố tìm đủ cách len lỏi vào các tổ-chức yêu nước và tìm cách kết thân với một vài sĩ-phu Việt-Nam đang ở Pháp như luật-sư Phan Văn Trường, cụ Phan Chu Trinh và được các vị tin tưởng, dùng vào chức vụ này danh vị kia trong những tổ-chức đó. Nhờ vậy mà ông được nhiều người biết đến.

Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập đảng Xã-hội Pháp và khi trong hàng ngũ đảng này có sự chia rẽ vào năm 1920 thì ông trở thành một thành-viên sáng-lập Đảng Cộng-sản Pháp. Ông được Jean Longuet là con rể của Karl-Marx giúp đỡ đi nhiều nước Châu Âu rồi sang Nga năm 1922, gặp Lê-nin và ở lại học lý-thuyết của Marx.

Vào giữa năm 1924, cụ Phan Bội Châu triệu-tập và chủ-tọa hội nghị phản đế tại Quảng Châu với sự tham-dự đông đảo của các sĩ-phu cách-mạng Việt-Nam như các cụ Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hải Thần... Khi đó, Nguyễn Ái Quốc đã là đảng-viên nòng cốt của cộng-sản quốc-tế nhưng chưa ra mặt, nên cố len lỏi để gia-nhập tô-chức Tâm Tâm Xã của cụ Phan với cái tên Lý Thụy và được dự phần vào việc thành-lập Việt-Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ở chức vụ Tổng Thư Ký. Qua năm sau, Lý Thụy âm mưu cùng Lâm Đức Thụ bán đứng cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp với giá 20.000đ để toàn quyền thao túng tổ-chức này theo cương-lĩnh của cộng-sản đệ-tam quốc-tế. Và cứ theo con đường tiến-thân bằng ngả cộng-sản chủ-nghĩa cho đến năm 1929 thì đã đưa chủ-nghĩa cộng-sản du nhập Việt-Nam tại ba miền với ba tên gọi khác nhau:

- Ở Bắc-kỳ là Đông-dương Cộng-sản đảng
- Ở Trung-kỳ là Đông-dương Cộng-sản Liên-đoàn
- Ở Nam-kỳ là An-nam Cộng-sản đảng

Ngày 6-1-1930, Nguyễn Ái Quốc khi đó lấy tư-cách là một Ủy-viên Đông-phương bộ của Cộng-sản Quốc-tế, đặc-trách chỉ-huy miền Đông-nam-á để triệu-tập Hội-nghị ở Hương-cảng thống-nhất ba đảng thành một dưới tên Đông-dương Cộng-sản đảng

Đảng Cộng-sản Đông Dương phải ngưng hoạt-động tại Việt-Nam vì bị nhà cầm quyền Pháp đàn-áp nên ngày 19 tháng 5 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc lại thành-lập Việt-Nam Độc lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh. Chính-quyền Quốc Dân Đảng Trung-hoa biết ông là cộng-sản nên giải-tán Việt-Nam Độc lập Đồng Minh Hội và bắt Nguyễn Ái Quốc đem giam trong một hang đá tại Liễu Châu vào đầu năm 1942. Thời gian này có nhiều thành-viên của các đảng phái quốc-gia vì tránh sự đàn-áp của người Pháp cũng chạy sang miền Hoa Nam và tại Đại-hội Liễu Châu nhóm họp từ ngày 04 tới 16 tháng 10 năm 1942, các chính-đảng quốc-gia họp thành Mặt trận Việt-Nam Cách-Mạng Đồng Minh Hội do cụ Nguyễn Hải Thần điều khiển, gọi tắt là Đồng Minh Hội. Năm 1943, nhờ sự can-thiệp của cụ Nguyễn Hải Thần nên Nguyễn Ái Quốc được thả, đổi tên là Hồ Chí Minh và đem Việt Minh gia nhập Đồng Minh Hội. Theo cuốn sách  của Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam Cận và Hiện Đại, xuất-bản tại California thì “Ngày 29-8-1942, khi vượt biên giới Việt-Hoa, Nguyễn Ái Quốc bị bắt tại Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, ông xuất trình giấy tờ mang tên Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là tên thật của ông Hồ Học Lãm, người sáng-lập Việt-Nam Độc lập Đồng Minh Hội tại Trung-Hoa để tập-hợp các tổ-chức quốc-gia chống Pháp. Hồ Học Lãm bị bệnh và mất vào đầu năm 1942 tại biên-khu. Người của Nguyễn Ái Quốc tại đây đã lấy hết giấy tờ của ông Hồ Học Lãm rồi trao lại cho Nguyễn Ái Quốc” (sách dẫn trang 195).

Sau khi gia-nhập Việt-Nam Cách-Mạng Đồng Minh Hội, Hồ Chí Minh được cử đem tiền và cán-bộ về nước để hoạt-động nhưng thay vì lập cơ-sở cho Đồng Minh Hội thì lại dùng tất cả để phát-triển mặt-trận Việt-Minh. Đó là tư-cách, tác-phong và đạo-đức cách-mạng của ông Hồ Chí Minh vĩ-đại, đã được thần thánh hóa sau cơ-hội ngàn vàng tranh công trong cuộc biểu-tình của Tổng-hội công-chức do Chính-phủTrần Trọng Kim tổ-chức ngày 19-8-1945 thành ngày tổng khởi nghĩa đưa cách mạng tháng 8 hay cách mạng mùa thu thành-danh.

Vào thời-điểm này, hoàn-cảnh chính-trị của Việt-Nam không rõ ràng phân-định giữa chủ-quyền của chính-phủ Trần Trọng Kim với thực quyền của các lực-lượng chiếm đóng từ Pháp và Nhật. Vì thế, Việt Minh chưa dại gì vội vã nói đến chủ nghĩa mà chỉ tuyên-truyền mục-đích giành độc-lập, đáp-ứng đúng khát-vọng của toàn-dân cho nên sức mạnh do lòng yêu nước chân-thành của mỗi người dân vô-hình-trung tạo thành sức mạnh cho Việt Minh. Lúc ấy, quân-đội Nhật-bản tuy đã đầu hàng nhưng chưa thực-sự bàn giao với Việt-Nam nên vẫn làm nhiệm-vụ giữ trật-tự, trị-an trong nước. Các lãnh-tụ đảng-phái chính-trị có uy-tín vẫn còn kẹt bên Hoa Nam chưa về kịp. Để chuẩn-bị cho việc tiếp-nhận chủ-quyền từ tay người Nhật, thủ-tướng Trần Trọng Kim cho Liên-đoàn công-chức tổ-chức một cuộc biểu-tình trước công-trường Nhà Hát Lớn Hà-nội để tăng thêm uy-thế cho chính-phủvà đòi quân-đội Nhật phải trả độc-lập thực sự cho Việt-Nam. Vậy là Việt-Minh lợi-dụng ngay thời-cơ này để một mình một chợ như múa gậy vườn hoang, tranh công đầu và làm cách-mạng”

Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, dưới bút-hiệu Nguyễn Kiên Trung, với kinh-nghiệm của một người trong cuộc đã viết trong tác-phẩm “Đem tâm tình viết lịch sử”về cuộc cách-mạng mùa thu của đảng như sau:

Trung hãy nghe tôi tả rõ cuộc biểu tình tổng khởi nghĩa ngày 19 tháng 8.
Người ta bảo nhau, rủ nhau may cờ để đi biểu tình tuần hành. (chú-thích của người viết bài này: cờ này là lá cờ quẻ ly thời chính-phủ Trần Trọng Kim). Ít lắm làđoàn biểu tình có một trăm ngàn người. Nếu đi từng nhà, triệu thỉnh từng người, thì cán bộ Việt-Minh chỉ tập họp được vài ngàn người. Nhưng không mấy ai được gặp cán bộ. Chỉ cần một người nói lên: 19 tháng 8, thế là đủ một truyền mười, mười truyền trăm đến ngàn, đến trăm ngàn.
Chúng tôi vác cả một rừng cờ đến đợi ở trước nhà Hát Lớn từ bốn giờ sáng. Mãi hơn tám giờ mới có micro với loa phóng thanh. Mấy cán bộ thành của Việt-Minh lên đọc, ngập ngừng, những lời hiệu triệu yếu đuối so với khí thế bừng bừng của chúng tôi đứng nghe. Hơn mười giờ bắt đầu biến biểu tình thành tuần hành thị uy vềphía Bắc-bộ-phủ. Ông Khâm sai Phan Kế Toại có lời ước hẹn đầu hàng từ hôm trước, ra đón đoàn đại biểu - các cán bộ - tận ngoài cổng phủ. Tin tức loan truyền, nhanh như chớp: Đã cướp được Bắc-bộ-phủ.
Người ta đã có quyền hành chính. Bây giờ đi cướp quyền quân sự. Tượng trưng cho quânđội lúc đó là hơn một ngàn Bảo-an binh đóng ở trại lính khố xanh cũ, đườngĐồng-khánh. Khi đoàn tuần hành đi đến ngã tư Đồng-khánh, Rollandes thì các cán bộ đại biểu đi chậm lại rồi mất dạng. Hơn trăm ngàn người dồn nhau, tiến vào sát cổng trại bảo-an. Cổng đóng. Phía trong cổng, hai khẩu súng máy hạng trung vàước độ năm chục binh-sĩ, hoặc nằm bên cạnh súng, hoặc nấp mình sau những bức tường cuốn, súng đặt lên vai, nòng quay về phía cổng. Người đi đầu - không có võ khí - trông thấy hai sĩ quan Nhật đứng giữa lính, muốn quay lại. Người phía sau không thấy gì cả, thúc bách nhau tiến lên. Chen chật quá, tay đã co lên không buông xuống được, tay đương thõng không co lên được. Cứ dồn nhau như thế,đến một giờ rưỡi thì có kẻ xuẩn động ném gạch vào lính Nhật gác ở ngã tư ChợHôm, Hàm Long. Lính Nhật nổ súng, hai người bị thương nơi chân. Náo động. Có tiếng hô Đánh! Đánh. Cuộc biểu tình có thể trở nên lưu-huyết. Bộ Tư-lệnh Nhật, trong năm phút, phái chiến xa đến chặn tất cả mọi ngả đường vào chỗ đoàn tuần hành. Nội bất xuất...cho đến năm giờ chiều, ngày chớm thu sắp tàn. Sương bắtđầu xuống. Cờ vác mỏi tay, đã cuộn giấu vào bụng áo. Chiến xa Nhật vẫn chặnđường. Một vài người muốn ra về đều thấy lưỡi lê dí vào bụng. Hoang mang bắtđầu. Phía ngoài hàng rào chiến xa có nhiều người mẹ đi tìm con, nước mắt chạy quanh. Chỉ một nửa giờ nữa là tối. Quân Nhật có thể cho từng người một ra vềsau khi khám xét kỹ lưỡng. Cuộc khởi nghĩa tự nó sẽ tan vỡ. Nhưng bỗng có tiếng reo lên như động biển. Thì ra trong sân trại bảo-an, lá cờ Quẻ Ly vừa hạ xuống, lá cờ của tổng khởi nghĩa được kéo lên. Chiến xa Nhật mở máy về trại. Hơn một trăm ngàn người xô nhau ra về, mãi đến bảy giờ tối mới tan hẳn. Và người ta xôn xao hỏi nhau: Sao? Sao? Có người nói không xong, có người lại quả quyết rằng mắt thấy hai sĩ quan Nhật bị trói chặt giải đi, và Ủy-ban tổng khởi nghĩa đã chiếm trọn trại lính.
Nhưng sự thật, sự thật muôn đời, là ủy ban đã bỏ chết đồng bào trước họng súng Nhật. May sao trong đoàn tuần hành có một chàng thanh niên thân Nhật vào được trại, thuyết phục được viên chỉ huy Xuyên Điền (Kawada) làm một cử chỉ tượng trưng là kéo lá cờ mới. Sau hết, nài nỉ mãi bằng điện-thoại, mới yêu cầu được bộ Tư lệnh Nhật mở vòng vây...
Sựthật của cuộc tổng khởi nghĩa là như thế đấy Trung ạ. Tôi không hề có ý định hoặc làm tăng hoặc đánh giảm giá trị của những phe đương sự. Vả lại, tôi tin rằng những hành động quyền biến không bao giờ có giá trị vĩnh viễn..Tôi thành thực không muốn lịch sử sẽ chép rằng ngày 19 tháng 8 năm 1945, dân tộc ta đã làm một cuộc Tổng khởi nghĩa oanh liệt dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh. Tôi không bất công, tước bỏ giá trị của Việt Minh trong ngày này, vì thật quảlà giá trị ấy không hề có. Tôi cũng không có ý làm sút giảm giá trị của toàn dân trong ngày 19 này, bởi giá trị của toàn dân sẽ còn nhiều dịp để bộc lộ. Tôi chân thành nói với Trung như thế. (trang 41- 43)

Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn bây giờ đã nằm yên dưới lớp đất khắc bạc của trại cải-tạo Xuyên Mộc cũng như biết bao người ở vào thế-hệ ông cũng từng trả giá đắng cay về một mùa thu cách-mạng điêu ngoa. Tuy nhiên, ông vẫn còn may hơn nhiều người vì đã nói lên được sự thật, không phải để được thỏa lòng song là góp thêm vào phần vốn liếng dành cho thế-hệ con em và mai hậu những chứng tích lường gạt về các thành-quả đấu tranh ẩn mặt sau tấm màn che đã rách nát là cho độc-lập và tự-do của đất nước .

Ông Hồ Chí Minh và đảng cộng-sản Việt-Nam trong quá-trình nhuộm đỏ Việt-Nam theo lệnh của cộng-sản quốc-tế đã thành-tựu kiểu tranh công đầu như vậy. Rồi để tô vẽ nên, họ đã gọi đây là thành-quả Cách mạng mùa thu”hay Cách mạng tháng tám mà chỉ có sách sử của đảng cộng-sản hay vài ba tài liệu thiên cộng là ghi chép cách xuyên-tạc để đề cao cuộc các mạng mùa thu này cũng như gọi ông Hồ Chí Minh là nhà cách-mạng. Nghịch lý hơn, họ lại còn nối kết cái thành-quả cách-mạng này vào với công cuộc đánh tan hai đế-quốc Pháp và Mỹ nữa trong khi thực-tế họ đã không từ nan, sẵn sàng liên-kết với bất cứ thế-lực nào giúp họ đạt mục-tiêu đem chủ-nghĩa Mác, Lê áp đặt trên cả nước và diệt bằng hết những người Việt-Nam yêu nước nhưng không yêu chủ-nghĩa cộng-sản.

Theo tài-liệu được bạch-hóa trong cuốn The Pentagon Papers (Tài-liệu Ngũ giác-đài) có nói từ cuối năm 1945 đến hết năm 1946, ông Hồ đã nhiều lần đánh điện hoặc gửi văn-thư cho Tòa Bạch-cung để xin công-nhận, đầu tiên thì viện-dẫn Hiến-chương Đại-tây-dương, rồi đến Hiến-chương Liên-hiệp-quốc và bằng luôn cả lối xác-định của chính mình nữa nhưng không nhậnđược hồi báo. Tác-giả Michael Maclear cũng ghi lại rằng trong bản phúc-trình tổng-hợp sau cùng của phái-bộ Tổ-chức Tình-báo OSS đã báo với Hoa-thịnh-đốn về một lời nói khác thường được quy cho ông Hồ Chí Minh. Tổ-chức OSS đã trích-dẫn như lời ông Hồ nói rằng dù trước đây ông ta có thích lý-tưởng cộng-sản, bây giờ ông đã nhận ra rằng lý-tưởng đó không thể áp-dụng cho đất nước của ông được, và rằngđường lối của ông bây giờ chỉ là chủ-nghĩa cộng-hòa quốc-gia. Tuy nhiên, công-luận Mỹ sẽ chỉ biết được điều này trong mười ngàn ngày sau đó. (At this moment the OSS mission in its collective final report was advising Washington of an extraordinary statement attibuted to Ho Chi Minh. The OSS quoted Ho as saying that “although he formerly favored Communist ideals, he now realized that his policy now was one of republican nationalism”. The American public would, however, only learn of this some 10,000 days later).

Sách viết tiếp rằng “Thiếu-tá Patti kể lại lần cuối gặp ông Hồ “Ông vẫn cứ lập lại Tại sao Hiệp-chủng-quốc không ủng-hộ tinh-thần cho chúng tôi? Chúng tôi không muốn gì cả ngoài sự ủng-hộ tinh-thần. Hãy xem những gì các ông đã làm bên Phi-luật-tân. Các ông hứa với họ sẽ có ngày độc-lập, các ông đã cho họ nền độc-lập. Tại sao các ông không thể làm nhưvậy cho chúng tôi”(sách dẫn trang 21) (Major Patti recalls his last meeting with Ho: “He kept repeating, “Why doesn't the United-States give us moral support? We don't want anything else, nothing but moral support. Look what you have done in the Philippines. You promised them a date for independence, you have given them independence. Why can't you do the same for us?).

Hình : Võ Nguyên Giáp (số 2) và Hồ chí Minh (số 5) chụp chung với các sĩ-quan OSS

Người Việt-Nam có câu thành-ngữ ”nói như Vẹm”là để chỉ một kinh-nghiệm trí-trá khôn lường, nói năng điên-đảo thế nào cũng được của những người Việt-minh cộng-sản. Họ lớn tiếng rêu rao chiêu-bài đánh đuổi thực dân Pháp trong khi chính ông Hồ Chí Minh ký kết hiệp-định Sơ-bộ ngày mùng 6 tháng 3 năm 1946 dể cho người Pháp trở lại Việt-Nam. Rồi đến chiêu bài “chống Mỹ cứu nước””đã lợi-dụng được nhiều giới trí-thức Miền Nam, song người ta lại cũng đã biết rằng ông đã hợp-tác với tổ-chức tình-báo OSS (Office of Strategic Services) qua trung-gian của một thiếu-tá tình-báo Mỹ là Archimedes L. A. Patti để nhờ sĩ-quan Mỹ đến Tân Trào huấn-luyện đoàn giải phóng quân; giúp thêm vũ-khí,đạn dược, thuốc men cũng như gửi thư yêu cầu tổng-thống Mỹ nâng đỡ.

Cũng trong cuốn The Ten Thousand Day War, tác-giả Michael Maclear có viết về ngày ông Hồ đọc tuyên-ngôn độc-lập như sau: “Patti ghi nhận là trong buổi lễ này, lá cờViệt-Minh - chỉ một ngôi sao vàng trên nền đỏ - lần đầu tiên xuất-hiện cùng với cờ của Anh, Trung-hoa và Hiệp-chủng-quốc...Không có quốc-gia nào công nhận nền cộng-hòa tự biên tự diễn này và ông Hồ thì rất muốn được thừa nhận. Patti cho biết ông ta và các nhân-viên thuộc quyền liên-lạc hàng ngày với các viên chức của ông Hồ, đứng đầu là Võ Nguyên Giáp. Không một thành viên nào trong các chính-phủ ngoại-quốc ngoài những thành-viên người Mỹ này được đứng vào chỗdanh-dự trong dịp nước Việt-Nam Dân Chủ Cộng Hòa chính thức thành-lập vào ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945. Thiếu-tá Patti đứng kế bên đại tướng Giáp” (Patti noted that at this ceremony for the first time the Viet Minh flag - alone gold star on a field of red - had appeared in public together with the colors of Great Britain, China and the United States...But no nation had recognized the self-proclaimed republic, and Ho was very anxious for recognition. Patti says he and his staff were in “daily contact” with Ho's staff headed by Vo Nguyen Giap. The Americans were the only member of any foreign government given a place of honor when the Democratic Republic of Vietnam officially came into being on 2 September 1945. Major Patti stood next to Genaral Giap” (sách dẫn trang 18-19).
Đó là con “đường kách mệnh” của ông Hồchí Minh.

Không nhiều thì ít, bất cứ cuộc cách mạng nào đúng nghĩa là cách-mạng thường đem lại cho đất nước một số sự cải cách, tiến-bộ và ổn-cố như những bước căn-bản cho đất nước vươn lên. Song ngược lại, cái sự-kiện mà chỉ có người cộng-sản Việt-Nam mới gọi nó là cách mạng tháng tám”này đã đem về cho đất nước, cho dân-tộc biết bao nhiêu đau thương tang-tóc và  thoái bộ. Kể từ mùa Thu năm 1945 đến mùa Thu năm 1954, bao nhiêu cuộc thanh-trừng, thủ-tiêu và giam cầm những người quốc gia chân chính cho chết gục tại những nhà tù Đầm Đùn, Lý Bá Sơ? Sau đó là bao nhiêu oan hồn uổng tử vì phong-trào đấu tố được ngụy trang dưới chiêu bài cải cách ruộng đất và một nửađất nước miền Bắc sống cơ-cực để phục-vụ cho tham-vọng nội-chiến chưa tan. Rồi còn xương máu đóng góp của bao nhiêu người trẻ vừa lớn lên đã bị mang lấy nghiệp “sinh Bắc tử Nam”?Tiếp đến là từ 30 tháng Tư năm 1975 đến nay, ba mươi mấy năm trọn quyền sinh sát trên gần 90 triệu dân; thảnh-thơi làm chủ một đất nước cũng có sông, có biển và tài-nguyên thiên-nhiên cùng nhiều ưu-thế về địa-dư và chính-trị; song thành-quả là những gì ngoài hành-động cắt đất, nhường biển và rước ngoại-bang vào mặc sức thao túng vùng Tây-nguyên…?

Con đường cách-mạng vô-sản vạch ra lúc đầu thì nay biến thành một hệ-thống tư-bảnđ ỏ và tham nhũng cao độ. Tuyệt-đại đa-số dân lành sẽ muôn đời là cây khô trụi lá nếu cơn gió cách mạng mùa thu còn quanh quẩn để làm lá bùa yểm cho tập-đoàn lãnh-đạo tham-ô. Với chính-sách kinh-tế chỉ-huy ở giai-đoạn đầu thì dân chúng thiếu hụt mọi nhu-yếu-phẩm; rồi đổi mới, rồi mọi sự được thả nổi với kinh-tếthị-trường thì người dân lại tự sinh tự diệt nếu không biết những mánh lới làm ăn bất- chính.

Thời gian trước đây, theo tin các báo đăng tải thì một cán-bộ văn-hóa cao-cấp của cộng-sản là giáo-sư Phan Huy Lê, chủ-tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam đã công-khai cho biết nhân-vật “anh-hùng Lê Văn Tám” chỉ là ngụy tạo với lời giải-thích là để phù-hợp với thời-điểm lúc đó. Thế đấy, cả đến việc dựng nên một cái tên, gán cho nó những tình-tiết ra vẻ anh hùng rồi bắt cả thế-hệ trẻ của một đất nước phải học về nó, phải in vào trí óc thơ ngây về một người mang tên Lê Văn Tám đã tẩm xăng tự đốt mình thành cây đuốc sống và chạy vào đốt kho xăng Nhà Bè; lại đặt cả tên cho một công-viên lớn giữa Sài-gòn bao nhiêu năm nay rồi bây giờ tiết-lộ là không có thật. Có lịch-sử nào nham nhở đến độ như vậy không mà họ vẫn làm được. Hy-vọng sẽ còn tiếp theo nhiều nhân-vật anh-hùng giả tưởng nữa được tiếp-tục rơi rụng theo lá vàng của mùa thu cách-mạng để chồi xanh còn kịp nẩy mầm. Lại nữa, chắc hẳn chưa ai quên cùng khắp mọi sinh-hoạtở Miền Nam sau ngày Sài-gòn thất-thủ, từ một buổi họp tổ dân-phố đến những lớp học chính-trị, người ta phải nghe chỉ một giọng điệu ra-rả về những âm-mưu thâm-độc của tên sen-đầm quốc-tế là đế-quốc Mỹ; cá-nhân nào có cách nhìn hơi khác với chính-sách thì bị chửi ngay là do Mỹ Ngụy nhồi sọ; thậm chí gái điếm cũng là do Mỹ để lại, là tàn-dư của chế-độ cũ. Thế mà sau khi sung sướng vì đón rước được Hoa Kỳ trở lại thì theo tin một số báo loan đi, một chiến-hạm nguyên-tử của Mỹ đã cập bến Sài-gòn và mặc dù đại-sứ Mỹ xác-nhận là không chính-thức ký một thỏa-ước quân-sự nào với Việt-Nam; song phía các nhà lãnh-đạo cộng-sản Việt-Nam đã từng có công chống Mỹ cứu nước lại cam-kết rằng bất cứ lúc nào cần thì Hoa-kỳ có thể đưa các loại chiến-hạm vào cũng như sử-dụng bất cứ hải-cảng nào trên toàn cõi Việt-Nam.

Kể từ sau ngày 30-4-1975 đến nay, những người ở lại trong khu vườn Việt-Nam đã qua đi ba mươi mấy mùa thu với những tàn phai nhiều hơn là lộc non, lá mới. Những đường xá mở rộng thêm, những khu vui chơi đủ kiểu, nhà hàng, khách-sạn, thương-xá, quán cà-phê cho đủ các giai-cấp có thật sự là những chồi non nẩy mầm sống cho tương-lai đất nước không hay chỉ là những loại cây trái hoa lá bằng nhựa, xem ra rực rỡ đấy nhưng cái hồn của sự sống ở đâu? Bao ngàn vạn gia-đình bị vong gia thất thổ vì chính-sách phóng đường, nới thêm lộ giới, giải-tỏa đểxây công-viên văn-hóa v..v.. nay lang-thang chốn nào, trú mưa tránh nắng ra sao. Đành rằng theo luật thì nhà nào bị giải-tỏa sẽ được đền, song chế-độ đền bù ra sao hay của đáng mười chỉ đền có một. Có bao nhiêu người được đền theođiều-kiện phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo luật nhà nước xã-hội chủ-nghĩa và bao nhiêu người mất trắng trơn vì ai chẳng biết trước ngày 30 tháng Tư 1975 đối với người dân Miền Nam, việc mua nhà bán đất đơn-giản ra sao, có khi chỉ cần tờgiấy viết tay hoặc ra Hội-đồng xã thị-thực cũng đủ tin nhau.

Những người ra đi mang theo nhiều mất mát của một cuộc đổi dời còn giữ lại được gì hay vẫn đang tiếp-tục mất thêm cái hồn Việt-Nam trên xứ người ? Một cuộc cách-mạng mùa thu vô công vô lợi mà hậu-quả thật khó lường ngoài một bài học chung để đời quá đắt về kinh-nghiệm sống còn trước một chủ-nghĩa phi-nhân và những con người vô đạo.

Đã ba mươi mấy năm qua, các tổ-chức chính-trị ở hải-ngoại này cũng đã đếm đủ ba mươi mấy mùa lá rụng, cũng đã viết đến mỏi không biết bao nhiêu lần những tuyên-ngôn, tuyên-cáo, kháng-thư song song với hàng ngũ những người anh em mình vẫn cứ tiếp-tục bị đàn-áp, bị tù đầy, bị khủng-bố nhưng chưa hề thấm mệt. Thế nhưng, cũng đã ba mươi mấy năm qua, không ít những cá-nhân, những hội-đoàn cũng không biết mỏi mệt theo đuổi ước-mơ hòa giải dân-tộc. Các người lãnh-đạo tôn-giáo, đặc biệt là Công Giáo, vẫn rỉ-rả tụng niệm câu chú “đối thoại” để ru ngủ tín đồ. Trong khi nếu tất cả chịu mở to mắt mà nhìn xuyên suốt từ những năm tháng xa xưa trở về đây thì người ta chỉ có một kinh-nghiệm về những con người cộng-sản là dứt khoát phân-biệt ta, bạn, thù mà thực-sự thì chỉ còn là ta và thù chứ không có bạn.

Trên lý-thuyết cũng như trên nguyên-tắc, hòa-giải dân-tộc là lối đi đẹp nhất, thanh-thản nhất trong khu vườn Việt-Nam, song hình như người cộng-sản chưa bao giờ chịu hòa-giải với ai. Như vậy làm sao thể-hiện được tinh-thần hòa-giải khi chỉ có một phía mình muốn? Đối-thoại kiểu nào khi chỉ có một phía độc thoại, còn phía kia là cấm cách, là đàn áp thẳng tay?

Cho nên, dù sao cũng không thể trách những luận-điểm tín-nghi chính đáng của nhiều người lâu nay là phải chăng những cá-nhân hay hội-đoàn, tổ-chức lấy phương-châm hòa giải dân-tộc làm lập-trường, làm đường-lối sinh-hoạt đấu tranh nếu không là ngây thơ, là vu-khoát thì cũng lại chỉ là chiêu-bài để theo đuổi một chủ trương nào đó riêng của mình, của phe nhóm mà không phải là thực-sự muốn làm ít nhất là một điều gì đó thực-tế có lợi cho đất nước, cho con người Việt-Nam hôm nay đã quá vàng úa và thê-lương vì những chiêu bài của một mùa thu cách-mạng.





No comments:

Post a Comment

View My Stats