Trọng
Thành – RFI
Thứ hai 17 Tháng Chín 2012
Ngày 17/09/2012, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi tới Washington. Đây là chuyến công du đầu tiên của bà tới Mỹ, kể từ hơn 20 năm nay. Tại Hoa Kỳ, bà Aung San Suu Kyi có kể hoạch hội kiến với tổng thống Barack Obama.
Cùng đi với bà Aung San Suu Kyi có đại sứ Mỹ tại Miến Điện Derek
Mitchell. Tham gia vào đoàn công du của lãnh đạo đối lập Miến Điện còn có ba thành viên khác.
Theo người phát ngôn của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, trong
thời gian
làm việc tại Mỹ, bà Aung San Suu Kyi có cơ hội để nói về thực trạng các cải cách tại Miến Điện.
Từ Washington, thông tín viên Raphael Reynes cho biết thêm chi tiết :
« Phần đầu tiên trong chuyến công du 18 ngày của bà Aung San Suu Kyi chắc chắn cũng là phần quan trọng nhất. Tại Washington, lãnh đạo đối lập Miến Điện sẽ gặp tổng thống Barack Obama. Tổng thống Mỹ là người đầu tiên quyết định mở lại đối thoại với tập đoàn quân sự vào năm 2009, trong khi giới quân sự còn đang nắm quyền tại Rangoon và lãnh đạo đối lập bị quản chế tại gia.
Ba năm sau, tập đoàn quân sự đã rời khỏi quyền lực, nhiều cải cách đã được thực thi tại Miến Điện và bà Aung San Suu Kyi sẽ chính thức nhận Huy chương Vàng của Hạ viện Mỹ, đã được trao tặng cho bà vào năm 2008, khi nhà đối lập không được quyền rời khỏi nhà mình.
Tiếp theo đó, giải Nobel
Hòa bình sẽ gặp những người Miến Điện sống tại Mỹ, từ San Francisco tới New York. Nhà đối lập có uy tín rất lớn đối với các kiều dân Miến Điện tại Mỹ. Cuối cùng, lbà Aung San Suu Kyi sẽ được đón tiếp tại hai trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ, Yale và Harvard.
Tân tổng thống Miến Điện cũng sẽ có mặt tại Mỹ trong tháng này để tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Hiện tại, không có dự kiến nào cho một cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ và người tương nhiệm Miến Điện. Theo
nhiều chuyên gia, đây có thể là một sai lầm về mặt ngoại giao. Chuyến công du rất quan
trọng của thủ lĩnh đối lập Miến Điện tại Mỹ có vẻ như không dễ sắp xếp đối với chính quyền Obama. »
Theo nhà phân tích độc lập Richard Horsey, chuyến viếng thăm Hoa Kỳ là rất quan trọng đối với lãnh đạo đối lập Miến Điện, tuy
nhiên, nhà phân tích cũng dự đoán, hào quang của Aung San Suu Kyi có thể che lấp hình ảnh của tổng thống Thein Sein, vốn là người « đáng nhận được một sự công nhận quốc tế, vì tiến trình cải cách quan trọng tại Miến Điện, mà chính ông là người dẫn dắt ». Bên cạnh đó, nghị sĩ đối lập Miến Điện có thể sẽ bị chất vấn về việc người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi bị truy bức. Vào tuần trước, Washington đưa ra nhận định rằng, tình trạng của người Rohingya là "đáng quan ngại".
-----------------------------
BBC
Cập nhật: 06:28 GMT - thứ hai, 17 tháng 9, 2012
Nhà lãnh đạo
dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi đã đặt chân đến Hoa Kỳ lần đầu tiên
sau hơn hai thập kỷ.
Được cả hai
Đảng Cộng hòa và Dân chủ kính trọng, bà Suu Kyi sẽ được chào đón
long trọng tại Mỹ mặc dù lịch trình của bà đã được sắp xếp kỹ
lưỡng để tránh làm ảnh hưởng đến chuyến đi của Tổng thống Thein
Sein, người sẽ đến Mỹ vào tuần sau để tham dự phiên họp thường niên
của các nhà lãnh đạo thế giới tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở
New York.
Có thể gặp Obama
Trong chuyến
thăm kéo dài 18 ngày này bà sẽ được phía Mỹ trao Huân chương Vàng
Quốc hội, vinh dự dân sự cao quý nhất ở Mỹ cùng với các phần
thưởng khác.
Bà dự kiến
có thể sẽ hội kiến Tổng thống Barack Obama và các nhóm kiều dân
Miến Điện.
Bà cũng sẽ
có các cuộc hội kiến ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và lãnh đạo lưỡng
viện Quốc hội.
Sau đó bà sẽ
đi New York, nơi bà đã làm việc cho Liên Hiệp Quốc từ năm 1969 cho đến
1971. Tại đây bà sẽ có dự một cuộc gặp cấp cao do Tổng thư ký Liên
Hiệp Quốc Ban Ki-moon tổ chức – một ngày trước khi Tổng thống Thein
Sein đọc diễn văn trước Đại hội đồng.
Sau đó bà sẽ
đến tiểu bang Trung Tây Kentucky và có bài diễn văn tại Đại học
Louisville trước khi đến gặp một trong những cộng đồng Miến kiều đông
đảo nhất ở Mỹ ở Fort Wayne thuộc tiểu bang Indiana.
Bà cũng sẽ
đến thăm San Francisco và Los Angeles thuộc tiểu bang California.
Bà sẽ diễn
thuyết trước các nhà vận động nhân quyền và gặp gỡ các nhà báo
người Miến tại Đài Á châu Tự do (RFA) và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).
Chuyến đi này
diễn ra trong lúc chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang xem xét
nới lỏng các lệnh cấm vận vẫn còn duy trì đối với Miến Điện.
Trong nhiều
năm, các chính khách có ảnh hưởng nhất ở Washington đều là những
người ủng hộ bà Suu Kyi mạnh mẽ nhất và bà Suu Kyi là một trong
những chủ đề hiếm hoi mà cả hai chính đảng của Mỹ đều đồng thuận.
Cả hai đảng
này đều đồng ý áp đặt các lệnh cấm vận lên chính quyền quân sự
Miến Điện cũng như dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận mới đây.
Sức ép chính trị
Suu Kyi đang
đối diện với sức ép chính trị từ chính phủ của Tổng thống Thein
Sein để vận động Hoa Kỳ dỡ bỏ biện pháp cấm vận vẫn còn duy trì
và bà có vẻ như sẵn sàng làm công việc này, hãng tin Mỹ AP nhận
định, mặc dù nhiều người ủng hộ bà lâu năm ở hải ngoại vẫn phản
đối.
“Chúng tôi
không muốn nói liệu Hoa Kỳ có nên duy trì lệnh cấm nhập khẩu (từ
Miến Điện) hay không,” Nyan Win, người phát ngôn của Liên đoàn quốc gia
vì dân chủ, đảng của bà Suu Kyi, phát biểu trước khi bà lên đường đi
Mỹ.
“Tôi hiểu rằng
phía Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm này bởi vì họ muốn theo dõi quá
trình cải cách chính trị và kinh tế của Miến Điện và tôi nghĩ rằng
Mỹ nên tiếp tục giám sát tình hình,” ông nói thêm.
Chủ nhân giải
Nobel hòa bình cũng có thể sẽ đối mặt với các câu hỏi về cuộc xung
đột sắc tộc ở bang miền Tây Rakhine hồi đầu năm.
Cuộc bạo loạn
này xảy ra giữa người Phật giáo chiếm đa số với người Hồi giáo
thiểu số ở Miến Điện sau khi một nữ Phật tử bị cưỡng hiếp và sát
hại. Hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột và hàng ngàn
người phải rời bỏ nhà cửa.
Cho đến nay bà
Suu Kyi vẫn không hề nói gì về vấn đề này mặc dù bà đã kêu gọi
Quốc hội Miến Điện ra luật bảo vệ quyền của các sắc dân thiểu số.
Khi được hỏi
hồi tháng Sáu liệu người Hồi giáo Rohingya có được xem là công dân
Miến Điện hay không, bà đã trả lời rằng ‘Tôi không biết’ và nói Miến
Điện cần làm rõ luật công dân.
Kể từ khi
được thoát khỏi tình cảnh quản thúc tại gia vào cuối năm 2010, Aung
San Suu Kyi đã từ vị thế một người bất đồng chính kiến trở thành
nghị sỹ Quốc hội trong khi đất nước của bà cũng thoát ra khỏi hơn
năm thập kỷ của chính quyền độc tài quân sự và được cộng đồng quốc
tế chào đón.
Bà đã đi công
du Thái Lan và năm quốc gia châu Âu. Tại những nơi này, bà được dành
những vinh dự vốn chỉ dành cho nguyên thủ.
No comments:
Post a Comment