Ron Corben
- VOA
09.09.2012
Công nghiệp du
lịch của Miến Ðiện đang tăng vọt. Số du khách và doanh gia đến nước này tăng
trên 30% và đang có các kế hoạch cho một phi trường quốc tế mới. Nhưng khối
lượng giao thông và việc hối hả phát triển có thể có những bất lợi.
Du lịch là chỉ số mới nhất về sự thay đổi ở Miến Ðiện. Trong 7 tháng đầu năm nay có khoảng 300.000 khách đến – con số khác ngang với con số cho cả năm 2011.
Du khách từ Thái Lan đại diện cho nhóm lớn nhất từ châu Á, tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Triều Tiên. Số người Âu châu chiếm gần 1/4 du khách đến Miến Ðiện.
Ðến năm 2014, khi Miến Ðiện dự trù chủ trì các cuộc họp thường niên của Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á, tức ASEAN, thì số người đến theo dự kiến sẽ lên tới gần 1 triệu người.
Hiện có 25.000 phòng khách sạn ở khắp Miến Ðiện, còn gọi là Myanmar, với 8.000 phòng ở thủ đô thương mại là Rangoon.
Nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng đã dẫn đến chỗ ùn tắc cho các hãng tổ chức tua và sự cạnh tranh ngày càng tăng về phòng ở giữa các du khách và những người đến Miến Ðiện để kinh doanh.
Ông Luzi Matzig là một người làm việc lâu năm trong kỹ nghệ du lịch và là trưởng ban quản trị của công ty Asian Trails có trụ sở ở Bangkok. Ông nói rằng sự tăng trưởng mau chóng của ngành du lịch ở Miến Ðiện là hiện tượng chưa từng có từ trước đến nay:
“Chúng ta chưa từng có nước nào có sự tăng trưởng nhanh đến như thế - một sự bùng nổ về tăng trưởng. Chưa bao giờ xảy ra. Vấn đề của chúng ta hiện giờ là số hành khách – chúng ta không thể tăng thêm đơn giản là vì không có khả năng ở đó về phòng khách sạn hay phương tiện chuyên chở.”
Ông Matzig nói có những lời than phiền các các công ty du lịch về giá phòng khách sạn tăng vọt và không thể làm hợp đồng giữ nhiều phòng trước.
Ông nói việc nới lỏng các biện pháp chế tài kinh tế đã áp dụng lâu nay đối với Miến Ðiện vì thành tích nhân quyền đã cải thiện đã đưa đến một luồng khách thuộc giới kinh doanh. Một số công ty đã đặt trước nhiều phòng mà trước kia thường dành cho du khách.
Thứ trưởng bộ du lịch và khách sạn của Miến Ðiện, ông Htay Aung, nói trong khi sự tăng trưởng được đón nhận thì nó cũng tạo ra những thách thức mới - nhất là nhu cầu nâng cấp các nguồn lực nhân sự và cơ sở hạ tầng. Ông nói:
“Chúng ta cần phải nâng cấp các tiêu chuẩn – các tiêu chuẩn về dịch vụ - là điều rất quan trọng. Ðiều thứ nhì là vận chuyển - vận chuyển nội địa và cũng phải nâng cấp các khách sạn hiện hữu nữa. Chúng ta phải nâng cấp các địa điểm du lịch hiện nay, đồng thời mở thêm các địa điểm du lịch mới.”
Miến Ðiện hiện đang hoạch định một phi trường quốc tế mới ở gần Rangoon cũng như gia tăng số phòng trong thành phố bằng cách biến các căn hộ thành khách sạn, tăng thêm được 500 phòng trong năm nay.
Ngân hàng Phát triển Á châu ADB đang chuẩn bị một kế hoạch du lịch cho Miến Ðiện. Các hãng hàng không khu vực cũng đang gia tăng các dịch vụ.
Kinh tế gia của ADB, ông Alfredo Perdiguero, nói rằng cơ sở hạ tầng và phát triển nhân sự là những hạn chế chính đối với nền kinh tế. Ông nhận định:
“Vấn đề vận chuyển -vẫn còn rất nhiều trở ngại cả tại những bến cảng lẫn các trở ngại ngang qua biên giới. Và nếu xét về khả năng thì cần phải có nhân viên. Chúng ta có một số khả năng, nhưng vì sự xuống cấp trong đào tạo nghề nghiệp và hệ thống đại học - cả ở Miến Ðiện và trong thời gian từ 20 đến 30 năm vừa qua, họ không có những điều kiện đó.”
Chính phủ nói chính sách du lịch nhắm mục đích giúp giảm nghèo và đem lại sức mạnh cho phụ nữ, với sự tăng trưởng “đều đặn” về số khách đến, có lợi cho các công đồng địa phương và sự phát triển dài hạn của Miến Ðiện.
Du lịch là chỉ số mới nhất về sự thay đổi ở Miến Ðiện. Trong 7 tháng đầu năm nay có khoảng 300.000 khách đến – con số khác ngang với con số cho cả năm 2011.
Du khách từ Thái Lan đại diện cho nhóm lớn nhất từ châu Á, tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Triều Tiên. Số người Âu châu chiếm gần 1/4 du khách đến Miến Ðiện.
Ðến năm 2014, khi Miến Ðiện dự trù chủ trì các cuộc họp thường niên của Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á, tức ASEAN, thì số người đến theo dự kiến sẽ lên tới gần 1 triệu người.
Hiện có 25.000 phòng khách sạn ở khắp Miến Ðiện, còn gọi là Myanmar, với 8.000 phòng ở thủ đô thương mại là Rangoon.
Nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng đã dẫn đến chỗ ùn tắc cho các hãng tổ chức tua và sự cạnh tranh ngày càng tăng về phòng ở giữa các du khách và những người đến Miến Ðiện để kinh doanh.
Ông Luzi Matzig là một người làm việc lâu năm trong kỹ nghệ du lịch và là trưởng ban quản trị của công ty Asian Trails có trụ sở ở Bangkok. Ông nói rằng sự tăng trưởng mau chóng của ngành du lịch ở Miến Ðiện là hiện tượng chưa từng có từ trước đến nay:
“Chúng ta chưa từng có nước nào có sự tăng trưởng nhanh đến như thế - một sự bùng nổ về tăng trưởng. Chưa bao giờ xảy ra. Vấn đề của chúng ta hiện giờ là số hành khách – chúng ta không thể tăng thêm đơn giản là vì không có khả năng ở đó về phòng khách sạn hay phương tiện chuyên chở.”
Ông Matzig nói có những lời than phiền các các công ty du lịch về giá phòng khách sạn tăng vọt và không thể làm hợp đồng giữ nhiều phòng trước.
Ông nói việc nới lỏng các biện pháp chế tài kinh tế đã áp dụng lâu nay đối với Miến Ðiện vì thành tích nhân quyền đã cải thiện đã đưa đến một luồng khách thuộc giới kinh doanh. Một số công ty đã đặt trước nhiều phòng mà trước kia thường dành cho du khách.
Thứ trưởng bộ du lịch và khách sạn của Miến Ðiện, ông Htay Aung, nói trong khi sự tăng trưởng được đón nhận thì nó cũng tạo ra những thách thức mới - nhất là nhu cầu nâng cấp các nguồn lực nhân sự và cơ sở hạ tầng. Ông nói:
“Chúng ta cần phải nâng cấp các tiêu chuẩn – các tiêu chuẩn về dịch vụ - là điều rất quan trọng. Ðiều thứ nhì là vận chuyển - vận chuyển nội địa và cũng phải nâng cấp các khách sạn hiện hữu nữa. Chúng ta phải nâng cấp các địa điểm du lịch hiện nay, đồng thời mở thêm các địa điểm du lịch mới.”
Miến Ðiện hiện đang hoạch định một phi trường quốc tế mới ở gần Rangoon cũng như gia tăng số phòng trong thành phố bằng cách biến các căn hộ thành khách sạn, tăng thêm được 500 phòng trong năm nay.
Ngân hàng Phát triển Á châu ADB đang chuẩn bị một kế hoạch du lịch cho Miến Ðiện. Các hãng hàng không khu vực cũng đang gia tăng các dịch vụ.
Kinh tế gia của ADB, ông Alfredo Perdiguero, nói rằng cơ sở hạ tầng và phát triển nhân sự là những hạn chế chính đối với nền kinh tế. Ông nhận định:
“Vấn đề vận chuyển -vẫn còn rất nhiều trở ngại cả tại những bến cảng lẫn các trở ngại ngang qua biên giới. Và nếu xét về khả năng thì cần phải có nhân viên. Chúng ta có một số khả năng, nhưng vì sự xuống cấp trong đào tạo nghề nghiệp và hệ thống đại học - cả ở Miến Ðiện và trong thời gian từ 20 đến 30 năm vừa qua, họ không có những điều kiện đó.”
Chính phủ nói chính sách du lịch nhắm mục đích giúp giảm nghèo và đem lại sức mạnh cho phụ nữ, với sự tăng trưởng “đều đặn” về số khách đến, có lợi cho các công đồng địa phương và sự phát triển dài hạn của Miến Ðiện.
--------------------------------
Đức Tâm – RFI
Thứ hai 10 Tháng Chín 2012
Hôm qua, 09/09/2012, phát ngôn viên Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, ông Nyan Win cho AFP biết, bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa bình, sẽ lên đường công du Hoa Kỳ vào ngày Chủ nhật, 16/09/2012.
Lãnh đạo đối lập Miến Điện, được bầu làm dân biểu hồi tháng 4/2012 vừa qua,
tới
Washington để nhận Huy Chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ.
Huy Chương Vàng Quốc hội Mỹ cùng với Huy
Chương Tự do do tổng thống Mỹ trao tặng là hai danh hiệu dân sự cao quý nhất tại Hoa Kỳ.
Vào năm 2008, Quốc hội Mỹ đã quyết định trao tặng danh hiệu cao quý này cho lãnh đạo đối lập Miến Điện, khi bà lại bị quản thúc tại gia.
Tháng 12/2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã công du Miến Điện và mời bà Aung San Suu Kyi tới thăm Hoa Kỳ.
Đây sẽ là lần đầu tiên, lãnh đạo đối lập Miến Điện sang Mỹ, kể từ những năm 1980. Sau khi bị chính quyền quân sự tước đoạt thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp, năm 1990, bà Aung
San Suu Kyi, năm nay 67 tuổi, đã không hề xuất ngoại trong vòng 22 năm.
Cùng với tiến trình cải cách, dân chủ hóa, chính phủ dân sự Miến Điện đã chấp nhận để cho lãnh đạo đối lập quay trở lại hoạt động trên chính trường. Sau
khi được bầu làm dân biểu, bà Aung San Suu Kyi đã sang Thái Lan vào tháng Năm, sau đó, bà tới Oslo,
Luân Đôn, Paris. Tại Pháp, bà đã được đón tiếp như một nguyên thủ quốc gia.
Chuyến đi Hoa Kỳ của bà Aung San Suu Kyi có thể trùng với thời điểm tổng thống Miến Điện Thein
Sein tới New
York dự khóa họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, khai mạc vào ngày 23/09/2012.
Trong vòng một năm qua, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Miến Điện đã thay đổi mạnh mẽ. Ngoài việc giảm bớt các biện pháp cấm vận, vừa qua, tổng thống Mỹ đã quyết định tạm hoãn áp dụng lệnh cấm cấp visa nhập cảnh cho các quan chức cao cấp Miến Điện. Quyết định này cho phép tổng thống Thein Sein khi tới New York dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, có thể có các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ khác trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment