6-9-2012
Đăng lần đầu: 23.07.2012
Châu Xuân Nguyễn
Kính thưa quý đồng bào Hải Ngoại,
Tôi là một NVHN sinh sống tại Melbourne, Úc Châu. Từ
tháng 04.2009 tôi bỏ công việc full time, viết blog để tranh đấu cho sự giải
thể của ĐCS, tôi viết chủ yếu về kinh tế mặc dù tôi là một Kỹ sư cơ khí.
Tôi qua Úc tháng 02.1975 lúc vừa 18 tuổi, Tú Tái IBM du
học tự túc Úc.
Trong quá trình theo dõi và viết về kinh tế, chỉ ra những
sai lầm kinh tế của ĐCS và đưa ra những dự báo về tương lai. Ngay từ 2009, tôi
nhìn thấy sự bất tài, tham nhũng sẽ dần dần đẩy nền kinh tế của VN đến phá sản.
Rất nhiều lúc, nhiều lần, bạn bè nói tôi tại sao không viết kêu gọi ngưng hay
giảm thiểu kiều hối. Câu trả lời của tôi luôn luôn là:”Để đợi ĐCS kiệt quệ rồi
mình hãy kêu NVHN hy sinh 6 hay 12 tháng để dứt điểm chúng nó, chứ tôi không
muốn NVHN phải hy sinh cho người thân họ quá lâu mà không có kết quả”.
Vâng, ngày hôm nay, lúc này là thời điểm đó, với 9 tỉ usd
kiều hối hàng năm, 9% GDP mà ĐCS chỉ in tiền Polymer để thu về usd. Từ 2009, VC
cũng có lúc rất kiệt quệ, nhưng ASEAN, Nhật, ADB, IMF, World Bank đã bailed out
(giải cứu) chúng nó nhiều lần rồi. Tôi tin rằng sẽ hiếm có một lần nữa.
Tình hình kinh tế VN hiện nay, như quý đồng bào đã biết
là VN đi vào suy thoái 1 năm nay rồi, bây giờ là giai đoạn DN tư nhân giải thể
từ 300 ngàn (đã giải thể) tiến về 400 ngàn DN trên tổng số 600 ngàn DN hiện
hữu. Điều này đem đến gần 2 triệu người Vn thất nghiệp và niềm uất hận về sự
bất tài và tham nhũng của ĐCS đang lên một cao độ mới, tiếng chửi rủa ĐCS là hằng
ngày, cứ vào bất cứ bài nào trong trang tôi thì quý vị sẽ thấy.
Chúng nó hiện cần 70 tỉ usd để tái cấu trúc, xóa nợ xấu
để hệ thống NH không phải để tiền chỉ để trả lãi cho vốn huy động trong dân hầu
có thanh khoản để cho vay mà cứu sống DN tư nhân. Chúng loay hoay từ tháng 9
năm 2011 đến nay để giải quyết thanh khoản, cục máu đông nợ xấu này mà không
được vì…hết tiền. Có người nói chỉ cần 5 tỉ usd để thành lập cty mua nợ xấu
chúng nó cũng cạn queo rồi. Không giải quyết nợ xấu NH, không thanh khoản, không
sát nhập, NH sẽ còn tranh nhau tăng lãi suất huy động thì sẽ không còn vốn cho
DN. Hiện nay, ĐCS thú nhận nợ xấu Nh là 200 ngàn tỉ (10 tỉ usd), nợ xấu tập
đoàn do hậu quả tham nhũng là 1 triệu tỉ (50 tỉ usd), theo cách tính của tôi
thì chúng nó mang tổng số nợ là 215 tỉ usd tính cho đến hôm nay.
Tôi ước tính nếu đồng bào giảm thiểu tối đa kiều hối, từ
9 tỉ /năm còn 1 hay 2 tỉ/năm trong vòng 6 tháng là chúng nó chịu không nổi nữa.
BĐS bây giờ là chết ngắc, Thị trường chứng khoán là giả tạo, nhiều lần sụt thê
thảm nhưng cò mồi sòng bạc nâng lên giả tạo.
Quý đồng bào hãy giảm thiểu tối đa
gửi tiền về Vn trong 6 hay 12 tháng tới là chúng ta sẽ có kết quả tốt.
Xin gửi kèm theo đây những bài viết tóm lược của tôi từ 4
năm qua.
Trân trọng kính chào quý đồng hương,
Melbourne
23.07.2012
Châu Xuân Nguyễn
————————-
Ngoại
hối không đợi kiều hối
Sự sụt giảm lượng kiều hối những tháng đầu năm 2012 đã
đặt ra câu hỏi: liệu kiều hối có còn giữ vai trò quan trọng cho dự trữ ngoại
hối Việt Nam?
Kiều hối đi đâu?
Năm 2010, với 8,26 tỷ USD, Việt Nam xếp hạng 9 trong số
các quốc gia đang phát triển về nhận kiều hối. Năm 2011, kiều hối Việt Nam đạt
mức kỷ lục 9 tỷ USD, bù đắp được 92% cán cân thương mại.Vai trò của kiều hối
càng thể hiện rõ khi góp phần khuấy động thị trường bất động sản với 4,7 tỷ
USD. Thế nhưng, số liệu thống kê lượng kiều hối vào TP.HCM 6 tháng đầu năm 2012
đã thể hiện một dự báo một năm “mất mùa” kiều hối với 23% sụt giảm so với cùng
kỳ năm ngoái.
Sự sụt giảm 500 triệu USD kiều hối của TP.HCM đã đưa đến
hàng loạt những chính sách để “chống cạn” cho “kênh” kiều hối.
Nhiều ý kiến cho rằng, kiều hối đã phát huy vai trò xóa
đói giảm nghèo, thúc đẩy thị trường đầu tư, tăng trưởng các chỉ số giáo dục,
tiêu dùng… Nhưng cũng có ý kiến chỉ ra vai trò xóa đói giảm nghèo, phúc lợi hộ
gia đình (tiêu dùng, giáo dục, y tế…) của kiều hối là không đáng kể. Đa phần
nhận kiều hối là các hộ gia đình khá giả nên họ sẽ dùng vào mục đích lâu dài
như đất đai và nhà ở.
Thống kê cho thấy có đến 52% kiều hối (trong tổng sốâ 9
tỷ USD năm 2011) đã “chảy” vào thị trường bất động sản. Nhìn ở chiều ngược lại,
ngoài sự lo sợ rủi ro đối với biến động kinh tế Việt Nam, nguyên nhân sụt giảm
còn đến từ xu hướng định cư nước ngoài ngày càng tăng.
Hiện tại, theo thống kê của Trang Di cư (Bộ Ngoại giao
Việt Nam), cộng đồng Việt ở nước ngoài đã tăng hơn 4 triệu người học tập, sinh
sống và làm việc trên 103 quốc gia và vùng lãnh thổ vừa đồng nghĩa với một tiềm
lực kiều hối vừa thể hiện nguy cơ “mất” Việt kiều.
Từ góc độ rộng hơn, trong tương lai, dự đoán kiều hối trở
nên mất ổn định là một dự đoán có căn cứ khi việc đầu tư nhà đất có xu hướng
bão hòa đối với cộng đồng Việt kiều.
Ngoại tệ từ du lịch
Sáu kênh hút ngoại hối chính là: kiều hối, khách du lịch
quốc tế, vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ nước ngoài, xuất khẩu và các kênh không
chính thức khác. Trong khi ODA, FDI, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đan gặp không
ít khó khăn do niềm tin đầu tư vào Việt Nam gần đây bị suy giảm bởi các vấn đề
nợ xấu, môi trường kinh doanh… thì du lịch được xem là lựa chọn tối ưu nhất.
Nếu kiều hối đóng góp 9 tỷ USD ngoại tệ thì du lịch đã
đem về 110 ngàn tỷ đồng trong năm 2011 (tương đương 5,1 tỷ USD). So sánh tương
quan giữa kiều hối và du lịch thì kiều hối có phần “thắng thế” khi du lịch cần
nguồn vốn cao hơn.
Tuy nhiên, trong dài hạn, du lịch có tiềm năng thu hút
ngoại hối hiệu quả hơn kênh kiều hối đã bắt đầu “bão hòa”.
Thứ nhất, du lịch có ưu thế chủ động. Trong khi kiều hối
đến Việt Nam để đầu tư sinh lợi và giúp đỡ thân nhân dài hạn thì chi tiêu cho
du lịch để vui chơi giải trí trong ngắn hạn. Chính vì thế, chi tiêu cho du lịch
sẽ dễ dàng và linh hoạt hơn nhiều hơn so với kiều hối.
Kế đến, sự đầu tư bằng kiều hối, đặc biệt là bất động sản
thường là những khoảng tiền lớn và chục ngàn đến vài trăm ngàn USD, trong khi
chỉ với vài ngàn USD là đã có thể có một chuyến du lịch thoải mái ở Việt Nam.
Sự khác biệt về chi phí khiến cho việc chi tiêu du lịch dễ dàng hơn so với đầu
tư bằng kiều hối.
Một điểm nữa là kiều hối chỉ đến từ kiều bào người Việt
thì doanh thu từ du lịch đến từ số người nước ngoài đông đảo trên thế giới.
Cuối cùng, nếu tác động của kiều hối chỉ lên một số ngành
và bộ phận dân cư thì du lịch có thể tạo công ăn việc làm, thúc đẩy các dự án
đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu hơn hăn kiều hối.
Theo TS. Phạm Trung Lương, Viện phó Viện Nghiên cứu và
Phát triển Du lịch, Việt Nam đầu tư cho du lịch sẽ không quá lớn nếu đầu tư
đúng mức và có chiến lược về tổ chức và cơ sở thu hút chi tiêu du khách như hệ
thống nhà hàng khách sạn resort, hệ thống vui chơi giải trí, lực lượng phục vụ
và hỗ trợ du khách, sự liên kết và quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài…
Đi cùng với đầu tư du lịch là đầu tư cho hệ thống đổi
tiền chính thức cho du khách nước ngoài. Đây cũng là một biện pháp hay giúp thu
hút đối đa ngoại hối, một mặt giúp khách nước ngoài an tâm về tỷ giá, mặt khác
khuyến khích họ đổi sang đồng tiền địa phương để sử dụng.
Như vậy, khi kiều hối không còn là giải pháp vững chắc
cho nguồn cầu ngoại tệ thì du lịch hiện tại vẫn là đối tượng triển vọng cần
được đầu tư và khai thác. Tuy nhiên, làm thế nào để du lịch thực sự mang lại
hiệu quả như mong muốn thì đó lại là một câu hỏi khác.
Theo Vân Anh – Thiện Thuật
DNSG
DNSG
No comments:
Post a Comment