Tuesday, 11 September 2012

LIỆU VIỆT NAM CÓ TRỞ THÀNH HY LẠP TẠI ĐÔNG NAM Á ? (The Diplomat)





ttngbt
Posted on by ttngbt


Các điềm báo tài chính từ Việt Nam không tốt. Tin về ngân hàng phá sản , các vụ bắt giữ các quan chức tham nhũng và sự chấm dứt một kỷ nguyên kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nói lên tất cả. Hơn thế nữa, là viễn cảnh Hà Nội sẽ phải tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài.

Ý tưởng cho rằng Việt Nam có thể tìm kiếm một gói cứu trợ để giải quyết nợ phát sinh bởi chủ nợ lớn nhất của nước này từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được đưa ra bởi Ủy ban Quốc hội, nhưng ý tưởng này sau đó đã bị gần như ngay lập tức bác bỏ bởi ngân hàng trung ương của nước này .

Viễn cảnh này vẫn còn đó, nhưng nó đã đổ thêm dầu vào việc chính phủ Việt Nam cần làm để khắc phục mất cân bằng tài chính và đưa nền kinh tế trở lại an toàn.

Chính phủ cộng sản không bao giờ tuyên bố như vậy, nếu chính phủ tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài, giống như một gói cứu trợ của IMF.

Hơn nữa, tài chính Trung Quốc cũng rất run rẩy như đã được trình bày chi tiết trong cột báo đáng đọc của Minxin Pei, người gần đây đã viết cho The Diplomat rằng chúng ta nên lo lắng về những hậu quả xuất phát từ những năm tín dụng dễ dàng ở Trung Quốc.

Một Trung Quốc tài chính cạn kiệt và một Việt Nam dễ bị suy thoái kinh tế là nguy cơ rất lớn cho khu vực Đông Nam Á nơi các nền kinh tế đã thực hiện thắt lưng buộc bụng trước những thách thức nợ lan tràn trên nền kinh tế thế giới kể từ năm 2008.

Giải điều tiết trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã cải thiện đáng kể năng lực của khối thương mại 10-thành viên, trong khi đầu tư và viện trợ của Trung Quốc, đặc biệt là ở các nước như Campuchia, đã tiếp tục được cải thiện viễn cảnh kinh tế khu vực.

Tuy nhiên, một số quốc gia – đặc biệt là Malaysia, Thái Lan, Philippines và In-đô-nê-xi-a – dường như dễ bị tổn thương. Tăng trưởng đang suy giảm, nợ đang tăng, những lợi ích ban đầu từ giải điều tiết khu vực đã hết và các đối tác kinh doanh truyền thống từ Mỹ cho tới châu Âu, Nhật Bản và bây giờ là Trung Quốc không thể trở lại trước quả bom bùng nổ bất cứ lúc nào.

Vẫn còn quá sớm để nói rằng liệu Việt Nam sẽ trở thành Hy Lạp ở Đông Nam Á. Chính phủ và nhân dân Việt Nam lại rất khác biệt, lạm phát được kiểm soát và tỷ giá hối đoái đã ổn định.

Tuy nhiên, giá nhà đất đã giảm đi một nửa, đầu tư nước ngoài giảm một phần ba và dự báo tăng trưởng năm phần trăm trong hai năm tới là quá thấp đối với một nước đang phát triển để cải thiện tình hình.

Triển vọng không sáng sủa và điều này cũng sẽ làm tổn thương láng giềng của Việt Nam, Campuchia và Lào và cho thấy một khu vực kinh tế bất ổn nhanh chóng trở thành vấn đề hiện nay.

ttngbt dịch

© ttngbt




No comments:

Post a Comment

View My Stats