14-9-2012
Ngày
xưa ở miền Bắc, để bày tỏ sự sung sướng, người ta thốt lên “sướng như đi Liên
Xô”. Đi Liên Xô cũng còn có nghĩa là đi nước ngoài, đến cái nơi hạnh phúc hơn,
chất lượng sống cao hơn nơi mình đang sống. So với “miền Bắc thiên đường của
các con tôi” thì rõ ràng Liên Xô sướng hơn vì không có chiến tranh, được ăn no
mặc lành, tuy cũng kinh tế bao cấp nhưng hàng hóa đa dạng, dồi dào, bền tốt.
Chả thế các lưu học sinh, ngoài việc cố gắng sau 4-5 năm có tấm bằng đỏ đem về
thì cũng ráng dành dụm, nhịn ăn nhịn mặc, tích cóp từng rúp trong số tiền phụ
cấp 90 rúp/tháng để khi về có vài chiếc quạt tai voi, chục cái bàn là, hai
chiếc xe cuốc, dăm ký dây mayso… đem về cứu nhà. Thế mới sinh chuyện cứ thấy
đầu đen bước vào cửa hàng là mậu dịch viên Nga vội xua tay “u nax nhet mayso –
hết dây mayso rồi” dù chưa biết mấy đứa Việt Nam anh hùng ấy định mua thứ gì.
Người Nga mỗi lần mua dây bếp điện chỉ 1-2 sợi là cùng, còn quân ta á, mua tính
bằng ký, mỗi lần vài trăm sợi, họ sợ là phải. Những chuyện này mình nghe ông anh
ruột đi bộ đội về thi đại học trúng ngay suất sang Kishinov (Moldavia, Liên Xô)
5 năm lăn lộn bên ấy kể lại chứ mình chưa biết Liên Xô nó như thế nào, nghe hơi
bắc nồi chõ thôi. Về sau cũng có nghe nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng kể lại.
Hết
chiến tranh, cuộc sống khá dần lên, những cuộc đi nước ngoài cũng thay đổi tính
chất. Người có tiền bạc dư dả đi du lịch, gần thì Campuchia, Xiêm, Singapore,
vừa thì Hàn Quốc, Nhật, xa thì Mỹ, Nga, Pháp… Mỗi chuyến ít thì vài triệu bạc,
nhiều có khi cả trăm triệu cho chục ngày đi chơi. Mình nhớ hồi ở miền Bắc trước
năm 75, hình như chả có cái công ty du lịch nào. Suốt ngày đánh nhau, lội
ruộng, sơ tán, họp hành… thời giờ đâu mà đi chơi, đi du lịch. Không hề biết
khái niệm hộ chiếu, visa. Chỉ có ông Nguyễn Duy Trinh lâu lâu xách cặp qua các
bạn xã hội chủ nghĩa để xin viện trợ chứ mấy ai được đi nước ngoài. Giờ thì
nhan nhản công ty du lịch, đủ tuyến đủ tua, thủ tục thật dễ, từ quan cho chí
dân không phân biệt, chỉ cần có tiền, thật nhiều tiền.
Nhưng đừng tưởng thấy người ta đi nước
ngoài ào ào mà bảo rằng dân mình đang no ấm, giàu có; cuộc sống hạnh phúc dư
dả. Phần xổi đó không che nổi sự nghèo khó vẫn ngập từng xó xỉnh, từng miền
quê. Những phong trào lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, đi đánh cá thuê cho tàu
nước ngoài, làm osin ở Malaysia, Singapore, Nhật Bản, thợ may ở Nga, Ucraine,
thợ hồ ở Trung Đông… là lối thoát cho sự
đói nghèo.
Đi làm thuê chả có gì xấu, nếu không muốn nói còn cao quý gấp vạn lần những kẻ
ngồi mát ăn bát vàng, sống bằng mồ hôi nước mắt người khác.
Tôi
có vài người bạn, do hoàn cảnh mà lưu lạc xứ người, kẻ Nga người Ba Lan. Cũng
đổ mồ hôi sôi nước mắt để mưu sinh. Cuộc sống tất nhiên dễ chịu hơn trong nước
nhưng trả giá khiếp lắm, nhiều điều không tính được. Một số bạn bè trong nước
đôi khi mở lời trách móc họ khấm khá thế sao không giúp đỡ bạn bè cũ. Tôi cho
rằng nhầm. Đến anh em trong nhà còn kiến giả nhất phận, vả lại các bạn ấy chả
sướng hơn gì mình trong nước đâu. Cũng phận làm thuê cả thôi, đừng trách họ,
tội nghiệp.
Vậy
mà tất cả họ vẫn chưa đến nỗi nào, ngay cả những cô gái lấy chồng Đài hoặc osin
xứ Hàn. Chưa đến mức phải sống kiếp đời nô lệ. Nô lệ thực sự, như cha con nhà
bác Tôm trong cuốn sách Túp lều của bác Tôm mà tôi từng đọc thời thơ ấu. Thế mà thời nay vẫn có, nô lệ Việt, hàng nghìn hàng vạn trên đất người.
Đi nước ngoài để làm nô lệ. Nghĩ mà đau lòng. Cái vụ cháy xưởng may ở Nga đã
phơi bày tất cả. 14 người dân vùng quê nghèo khu 4 chết cháy khi bị bóc lột sức
18 tiếng một ngày, bị bỏ đói, bị tước quyền tự do, chân không mang cùm nhưng
cửa xưởng khóa chặt suốt ngày. Họ chưa tìm được cuộc sống con người đúng nghĩa
thì thần chết đã bắt họ đi trong thân phận nô lệ.
Vụ
này không phải lần đầu. Đã từng xảy ra ở Anh, Nga, Trung Quốc, Malaysia. Nạn
nhân đều là người Việt máu đỏ da vàng, đều ra nước ngoài làm nô lệ.
Ai sẽ trả lời:
Tại
sao họ phải bỏ xứ mà đi dù biết sẽ làm nô lệ?
Bộ
máy nhà nước có đủ cơ quan ban bệ đưa người đi, quản lý người đã đi, có biết họ
làm nô lệ không?
Những
nước đó chúng ta đều có đại sứ quán, lãnh sự quán, cán bộ nhân viên ngoại giao
đông đúc, có biết người xứ mình chịu kiếp tôi đòi khổ nhục lầm than không?
Đến
dân mình mà cũng không hiểu họ sống thế nào, không bảo vệ được họ thì các vị
làm cái gì, làm cái gì?
Họ
đã chết rồi, đem phận cùm trói lên thiên đường. Thương thay. Tôi chỉ biết thắp
nén nhang mà khấn, mong cho linh hồn họ rũ bỏ được gông cùm trên
No comments:
Post a Comment