KH
September 4, 2012 9:52 PM
Tôi không sinh ra tại Hội An, nhưng
Hội An là nơi tôi lớn lên và trưởng thành ở đó.
Nhiều năm rồi, quay về vùng kỷ niệm xa xưa, tôi bồi hồi tưởng nhớ… Con đường này quen bước chân tôi lắm đây mà! Ngôi trường kia! ngày ngày cắp sách đến trường, cái cột cờ, cái sân trường ngày ấy… phòng học kia… bao nhiêu là kỷ niệm ùa về… tôi chậm rãi bước đi mà đôi mắt lệ nhòa.
Nhiều năm rồi, quay về vùng kỷ niệm xa xưa, tôi bồi hồi tưởng nhớ… Con đường này quen bước chân tôi lắm đây mà! Ngôi trường kia! ngày ngày cắp sách đến trường, cái cột cờ, cái sân trường ngày ấy… phòng học kia… bao nhiêu là kỷ niệm ùa về… tôi chậm rãi bước đi mà đôi mắt lệ nhòa.
Thuở ấy, rời trường Dòng, tôi phải
theo chị vào Hội An sinh sống. Chị tôi thân gái dặm trường, lại sợ cho đứa em
gái 14t ở trường Dòng ra chưa hiểu biết sự đời, bèn gởi tiếp vào Nội trú trường
Chơn Phước Thiện của các Xơ, để rồi chị em lại hẹn gặp nhau mỗi cuối tuần nơi
phòng trọ chị ở.
Học xong năm Đệ Lục, trường hết lớp, chúng tôi phải chuyển qua Trường Diên Hồng, xong năm Đệ Ngũ, tôi phải chuyển ra Đà Nẵng học năm Đệ Tứ Trường Thánh Tâm, năm Đệ Tam học Trường Phan Thanh Giản và năm Đệ Nhị thi Bán Phần tôi phải vào lại Hội An học Trường Bồ Đề.
Năm Đệ Nhị ở Bồ Đề Hội An, anh bạn cùng lớp không hiểu sao trước ngày đi Lính lại nói “Rất yêu em, nhớ chờ anh về nhe em!”. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được người đàn ông nói tiếng yêu.
Học xong năm Đệ Lục, trường hết lớp, chúng tôi phải chuyển qua Trường Diên Hồng, xong năm Đệ Ngũ, tôi phải chuyển ra Đà Nẵng học năm Đệ Tứ Trường Thánh Tâm, năm Đệ Tam học Trường Phan Thanh Giản và năm Đệ Nhị thi Bán Phần tôi phải vào lại Hội An học Trường Bồ Đề.
Năm Đệ Nhị ở Bồ Đề Hội An, anh bạn cùng lớp không hiểu sao trước ngày đi Lính lại nói “Rất yêu em, nhớ chờ anh về nhe em!”. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được người đàn ông nói tiếng yêu.
Tôi lớn lên trong thiếu thốn, Ba Mẹ
mất sớm, thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn bạc tiền, thiếu người quản lý chăm
sóc, thiếu thốn đủ mọi mặt…, chị em chúng tôi nương tựa vào nhau mà sống. Và như
thế tiếng yêu đương ấy như cơn mưa rào đổ xuống trên vùng đất khô cằn sỏi đá,
tôi thật sự cảm động.
Tiếc thay anh bạn tôi là chàng trai quý tử, con một, từng một thời làm mưa làm gió trong tình yêu với vài cô bạn gái cùng trường. Vì thế tuy cảm động, tôi vẫn nhẹ nhàng từ chối lời yêu đầu tiên này, sau những ngày cùng nhau đi uống nước, lang thang trên những con đường nhỏ hẹp của Hội An.
Tiếc thay anh bạn tôi là chàng trai quý tử, con một, từng một thời làm mưa làm gió trong tình yêu với vài cô bạn gái cùng trường. Vì thế tuy cảm động, tôi vẫn nhẹ nhàng từ chối lời yêu đầu tiên này, sau những ngày cùng nhau đi uống nước, lang thang trên những con đường nhỏ hẹp của Hội An.
Chuyện tình thứ hai của tôi cũng
trong ngôi trường của phố cổ nhỏ bé đó. Một nam sinh đẹp trai, nhỏ hơn tôi một
lớp.
Ban đầu tôi những tưởng chỉ là một tình bạn, vì có bao giờ tôi nghĩ sẽ đi đến hôn nhân với một người nhỏ tuổi hơn mình, kém hơn mình về mọi mặt? Tôi luôn mơ ước rằng: “Xin cho tôi gặp được người đàn ông lớn hơn tôi thật nhiều tuổi, để tôi được che chở, để tôi một được nương tựa, mà từ thuở lên 8 tôi đã không có nơi nương tựa, một người thật rộng lượng, bao dung để tôi còn có thể chăm sóc, nuôi dạy 3 đứa em nhỏ bé của mình” .
Chúng tôi vui vẻ bên nhau suốt gần hai năm học, những con đường của phố cổ rất thân quen với chúng tôi hằng đêm, những quán chè Bà Sùng, Bà Sỏ ít khi vắng mặt chúng tôi. Những con đường xa xa đi về Cửa Đại vẫn có dấu chân chúng tôi, và bài hát yêu thích nhất:
“Yêu nhau cho nhau nụ cười .
Thương nhau cho nhau cuộc đời… ”
Ban đầu tôi những tưởng chỉ là một tình bạn, vì có bao giờ tôi nghĩ sẽ đi đến hôn nhân với một người nhỏ tuổi hơn mình, kém hơn mình về mọi mặt? Tôi luôn mơ ước rằng: “Xin cho tôi gặp được người đàn ông lớn hơn tôi thật nhiều tuổi, để tôi được che chở, để tôi một được nương tựa, mà từ thuở lên 8 tôi đã không có nơi nương tựa, một người thật rộng lượng, bao dung để tôi còn có thể chăm sóc, nuôi dạy 3 đứa em nhỏ bé của mình” .
Chúng tôi vui vẻ bên nhau suốt gần hai năm học, những con đường của phố cổ rất thân quen với chúng tôi hằng đêm, những quán chè Bà Sùng, Bà Sỏ ít khi vắng mặt chúng tôi. Những con đường xa xa đi về Cửa Đại vẫn có dấu chân chúng tôi, và bài hát yêu thích nhất:
“Yêu nhau cho nhau nụ cười .
Thương nhau cho nhau cuộc đời… ”
Đi theo cuộc tình thơ mộng của chúng
tôi, không ai cùng thời ấy mà không biết đến chúng tôi, có người trầm trồ, có
người chê bai, và cũng có người cản trở, nhất là những cô nữ sinh đẹp gái lớp
dưới, cứ mong ước được một đối tượng đẹp trai như chàng.
Tôi cứ vui vẻ đi theo cuộc tình không tính toán ấy. Cho đến một ngày bất hạnh nhất của tôi, là chị gái tôi qua đời.
Cái chết bất tử của chị đã thay đổi cuộc đời của tôi. Tôi không còn là một nữ sinh vô tư nữa, mà vội vã trở thành một cô giáo Tiểu học để lo cho bản thân mình, và còn sẽ lo toan cho các em tôi sau này…
Tôi thẳng thừng từ chối khi gia đình anh bạn nhỏ này hỏi tôi ý định xây dựng gia đình với nhau “Chúng con chỉ là bạn thân của nhau thôi, gia đình cứ cưới vợ cho anh, không có gì ảnh hưởng đến con cả”
Ai ngờ đâu, định mệnh an bài, tôi lập gia đình với anh, khi tự mình an ủi cho giấc mộng không thành của mình “Dù sao cũng có bạn đồng hành”
Tôi cứ vui vẻ đi theo cuộc tình không tính toán ấy. Cho đến một ngày bất hạnh nhất của tôi, là chị gái tôi qua đời.
Cái chết bất tử của chị đã thay đổi cuộc đời của tôi. Tôi không còn là một nữ sinh vô tư nữa, mà vội vã trở thành một cô giáo Tiểu học để lo cho bản thân mình, và còn sẽ lo toan cho các em tôi sau này…
Tôi thẳng thừng từ chối khi gia đình anh bạn nhỏ này hỏi tôi ý định xây dựng gia đình với nhau “Chúng con chỉ là bạn thân của nhau thôi, gia đình cứ cưới vợ cho anh, không có gì ảnh hưởng đến con cả”
Ai ngờ đâu, định mệnh an bài, tôi lập gia đình với anh, khi tự mình an ủi cho giấc mộng không thành của mình “Dù sao cũng có bạn đồng hành”
Chiến tranh, bạn bè, và những kỷ niệm
nơi Phố cổ thân yêu ấy, là hành trang duy nhất đưa tôi vào cuộc đời. Cuộc sống
cũng không mấy khó khăn khi chúng tôi vẫn ngồi yên trong thành phố của nhà tôi.
Quanh đâu đây bạn bè vẫn bỏ cuộc ra đi hằng ngày. Chúng tôi chập chững bước đi
trong sự dè sẻn, thận trọng bên nhau xen lẫn những niềm vui quý giá thời đi học
vẫn tồn tại.
Nếu đất nước không thay đổi, thì tình yêu của một thời nơi Phố cổ ấy không đến nổi bị hao mòn. Chúng tôi xa dần vùng kỷ niệm, đi lập nghiêp nơi xa, với tay bồng tay bế. Tôi quyết tâm duy trì tình yêu ấy để có ngày về lại Phố Hội, vẫn những người năm đó trầm trồ “tụi nó vần còn ở bên nhau”. Tôi trân trọng điều ấy, mặc dù cuộc sống chẳng bao giờ như lòng mình mong đợi.
Nếu đất nước không thay đổi, thì tình yêu của một thời nơi Phố cổ ấy không đến nổi bị hao mòn. Chúng tôi xa dần vùng kỷ niệm, đi lập nghiêp nơi xa, với tay bồng tay bế. Tôi quyết tâm duy trì tình yêu ấy để có ngày về lại Phố Hội, vẫn những người năm đó trầm trồ “tụi nó vần còn ở bên nhau”. Tôi trân trọng điều ấy, mặc dù cuộc sống chẳng bao giờ như lòng mình mong đợi.
40 năm tuổi trở về, chúng tôi vẫn bên
nhau, nhưng Phố cổ của tôi thay đổi khá nhiều. Những ngày cơ cực ăn bo bo,
khoai mì để sống, qua dần đi. Thành phố đang mặc một chiếc áo mới, xúng xính
bước lên bục ra mặt với thế giới. Trông Phố Cổ thật đẹp, như cô gái nhiều năm
không trang điểm, nay được phủ lên mình tý phấn son làm rực rở nhan sắc mỹ miều
giấu kín đã nhiều năm.
Chúng tôi dân xa xứ, lấy làm hãnh diện khi phố nhỏ ngày nào của mình nay được mọi người biết đến. Tuy là quán chè Bà Sùng, Bà Sỏ năm xưa nay đã được thay tên, không còn bán những ly chè ngọt lịm hương vị học trò năm xưa, nhưng nói làm sao cho hết niềm kiêu hãnh khi cách xa hàng ngàn cây số mà ai cũng thấy, cũng biết những con đường mà mình đã đi qua, những dấu tích còn sờ sờ ra đó, như nhìn thấy tà áo học trò ngày nào vẫn bay bay quấn quýt bên chân người đi cạnh.
Những hình ảnh nước lụt Phố Cổ được chiếu trên truyền hình cho thế giới nhìn thấy. Người du lịch nước ngoài vui vẻ, lạ lùng, hăng say lội từng con phố ngập nước. Như ngày nào chúng tôi được nghỉ học dung dăng dung dẻ bên nhau, dưới mưa, trong nước, bắn tung tóe những dòng nước trên bộ đồ đồng phục học sinh mà năm nào cũng được vô tư vui đùa như thế.
Chúng tôi dân xa xứ, lấy làm hãnh diện khi phố nhỏ ngày nào của mình nay được mọi người biết đến. Tuy là quán chè Bà Sùng, Bà Sỏ năm xưa nay đã được thay tên, không còn bán những ly chè ngọt lịm hương vị học trò năm xưa, nhưng nói làm sao cho hết niềm kiêu hãnh khi cách xa hàng ngàn cây số mà ai cũng thấy, cũng biết những con đường mà mình đã đi qua, những dấu tích còn sờ sờ ra đó, như nhìn thấy tà áo học trò ngày nào vẫn bay bay quấn quýt bên chân người đi cạnh.
Những hình ảnh nước lụt Phố Cổ được chiếu trên truyền hình cho thế giới nhìn thấy. Người du lịch nước ngoài vui vẻ, lạ lùng, hăng say lội từng con phố ngập nước. Như ngày nào chúng tôi được nghỉ học dung dăng dung dẻ bên nhau, dưới mưa, trong nước, bắn tung tóe những dòng nước trên bộ đồ đồng phục học sinh mà năm nào cũng được vô tư vui đùa như thế.
Dân Phố Cổ chúng tôi vắng dần, cho
những người ở nơi đâu đến mua nhà, kinh doanh. Các người buôn bán đã biết nói
những tiếng “nước ngoài” cho khách du lịch dừng chân lại quán xá của mình. Trẻ
em bây giờ lại đông quá, cũng biết tìm cách sinh nhai, bằng cách đi theo khách
du lịch mời chào những món hàng lưu niệm, giới thiệu khách đến những cửa hàng
quen biết để nhận tiền hoa hồng. Khách sạn, resort mọc lên như nấm.
Cuộc sống nhìn chung thấy khá hẳn lên, làm người xa quê cũng thấy ấm lòng.
Cuộc sống nhìn chung thấy khá hẳn lên, làm người xa quê cũng thấy ấm lòng.
50 tuổi, chúng tôi quay về, vẫn đi
bên nhau. Bây giờ Phố cổ của chúng tôi đã giàu có rồi, quá nhiều cái khác lạ
trước mắt chúng tôi. Khách du lịch đến và đi đã nhiều lần. Họ luôn muốn quay
lại vùng đất nhỏ bé thân yêu nhiều lý thú này. Tôi nghe nhiều những mặt không
đẹp của Phố Cổ du lịch của mình, cũng se buồn khi mọi sự cứ dần dà đổi thay,
bạn bè ngày xưa ít người còn lại. Có một buổi họp mặt vào ngày mồng 6 Tết hằng
năm, cho những người vẫn thường về lại Quê nhà ăn Tết. Tôi chưa hề có mặt vào
dịp đó.
Phố cổ đã đi vào nếp sống quen thuộc cho người còn ở lại. Sáng sớm đi tắm biển Cửa Đại. Về lại nhà đưa con cháu đi học. Kẻ đi bán, người đi làm. Kẻ nhàn hạ vào quán cà phê nhâm nha cho hết thời gian buổi sáng.
Phố đêm đèn lồng hằng tháng vẫn rực rỡ, và muôn màu muôn vẻ hơn xưa. Đi trong Phố Cổ bây giờ không tìm ra được sự êm ả của ngày nào còn tiếng guốc khua vang, lòng không chùng khi phố nhỏ ngày nào khó tìm được những khuôn mặt thân quen. Quán Mỳ Quảng, quán Cao Lầu người chủ quán quen đã lui vào bóng tối, khách ngồi ăn toàn những người khách lạ… Thế mà đi xa lắm, tôi vẫn muốn về Phố cũ.
Phố cổ đã đi vào nếp sống quen thuộc cho người còn ở lại. Sáng sớm đi tắm biển Cửa Đại. Về lại nhà đưa con cháu đi học. Kẻ đi bán, người đi làm. Kẻ nhàn hạ vào quán cà phê nhâm nha cho hết thời gian buổi sáng.
Phố đêm đèn lồng hằng tháng vẫn rực rỡ, và muôn màu muôn vẻ hơn xưa. Đi trong Phố Cổ bây giờ không tìm ra được sự êm ả của ngày nào còn tiếng guốc khua vang, lòng không chùng khi phố nhỏ ngày nào khó tìm được những khuôn mặt thân quen. Quán Mỳ Quảng, quán Cao Lầu người chủ quán quen đã lui vào bóng tối, khách ngồi ăn toàn những người khách lạ… Thế mà đi xa lắm, tôi vẫn muốn về Phố cũ.
Năm nay, năm Nhâm Thìn. Một mình tôi
quay về Phố cũ, tìm quán cà phê của người bạn năm xưa. Ai cũng làm lạ, sao lần
đầu tôi trở lại Phố một mình? 60 mươi năm cuộc đời tôi về đây nói nhỏ cùng với
Phố. Phố Cổ mà sao Phố lại không Cổ? Còn tôi thì lại cổ lắm rồi, cổ đến độ lạc
mất vòng tay vui vẻ năm xưa.
Bạn bè tần ngần… “Sao lại như thế ?”
- “Thương nhau cho nhau cuộc đời. Mà đời đâu biết đợi, để tình nhân kết đôi” .
- Ôi! Chuyện thường, chẳng có gì to tác! Về đây một thời gian đi.
Bạn bè tần ngần… “Sao lại như thế ?”
- “Thương nhau cho nhau cuộc đời. Mà đời đâu biết đợi, để tình nhân kết đôi” .
- Ôi! Chuyện thường, chẳng có gì to tác! Về đây một thời gian đi.
Tôi ở lại Phố Cổ vài ba ngày, nhiều
hơn những lần về trước. Xem tình hình tôi có thể tạm quên đi “sự phản bội” ở
nơi này chăng? Tôi muốn lắm, muốn đi thật xa ngôi nhà mình đang ở, muốn chẳng
nhìn thấy kẻ phản bội bộ mặt cứ trơ trơ như đá.
Bạn tôi khuyên, bạn tôi nói… “Xã hội bây giờ như thế cả! Vờ đi mà sống”
- Hãy nhìn những khách đến quán kìa! Anh A, có cô bồ đang ngồi bên cạnh. Kia ông Thầy và Cô giáo cũng quên mất gia đình để đến đây hò hẹn. Ông anh này U80, cùng cô gái trẻ cười cợt nhâm nhi bên tách cà phê đắng… Tý nữa đây, khi đứng lên trả tiền, ai về nhà nấy. Rồi ngày mai họ lại tiếp tục gặp nhau như thế. Vợ họ, ở nhà, hay ở đâu đó cũng làm thế giống họ. Đa số hôn nhân họ đều như thể cả.
Họ quên đi sự thủy chung, cho phép mình xô bồ như Phố Cổ hôm nay. Cái thời mà Phố Cổ Việt Nam, chỉ toàn người nước ngoài ăn nói, âu yếm, hôn hít… ngay giữa phố xá như chỗ không người.
Tôi nhìn họ, cặp mắt không cho phép xem thường luật hôn nhân. Sao Phố Cổ họ lại sống như thế nhỉ? Sao có thể xúc phạm và xem thường tình Phu Thê như thế?
Anh bạn dể thương của chúng tôi hồi còn năm Đệ Nhị, thật hiền lành cũng ngồi với người không phải vợ. Hỏi thăm, thì vợ anh thường thay đổi nhân tình như thay áo, anh tạm quên bằng cách sáng nào cũng đến đây ngồi như thế.
- Em về lúc nào? Hắn đâu?
- Hắn mất rồi!
- Sao ngày ấy không lấy anh? Anh chìu em tất cả mọi điều mà!
- Ngày đó anh đến sớm quá, em chưa chuẩn bị.
- Cho anh số điện thoại đi, chiều mình gặp.
Tôi mỉm cười bắt sang chuyện khác. Anh bạn mà lần đầu nói “yêu” tôi, gặp tôi như thế đó.
- Số điện thoại đâu?
Bạn gái tôi còn lấy làm lạ sao tôi không cho số?
Tôi mĩm cười, đôi mắt tôi lên tiếng: “Anh ơi! Chuyện qua rồi không có gì để nói, đừng nghĩ rằng tôi có thể làm quen được cách sống ở nơi đây”.
Bạn tôi khuyên, bạn tôi nói… “Xã hội bây giờ như thế cả! Vờ đi mà sống”
- Hãy nhìn những khách đến quán kìa! Anh A, có cô bồ đang ngồi bên cạnh. Kia ông Thầy và Cô giáo cũng quên mất gia đình để đến đây hò hẹn. Ông anh này U80, cùng cô gái trẻ cười cợt nhâm nhi bên tách cà phê đắng… Tý nữa đây, khi đứng lên trả tiền, ai về nhà nấy. Rồi ngày mai họ lại tiếp tục gặp nhau như thế. Vợ họ, ở nhà, hay ở đâu đó cũng làm thế giống họ. Đa số hôn nhân họ đều như thể cả.
Họ quên đi sự thủy chung, cho phép mình xô bồ như Phố Cổ hôm nay. Cái thời mà Phố Cổ Việt Nam, chỉ toàn người nước ngoài ăn nói, âu yếm, hôn hít… ngay giữa phố xá như chỗ không người.
Tôi nhìn họ, cặp mắt không cho phép xem thường luật hôn nhân. Sao Phố Cổ họ lại sống như thế nhỉ? Sao có thể xúc phạm và xem thường tình Phu Thê như thế?
Anh bạn dể thương của chúng tôi hồi còn năm Đệ Nhị, thật hiền lành cũng ngồi với người không phải vợ. Hỏi thăm, thì vợ anh thường thay đổi nhân tình như thay áo, anh tạm quên bằng cách sáng nào cũng đến đây ngồi như thế.
- Em về lúc nào? Hắn đâu?
- Hắn mất rồi!
- Sao ngày ấy không lấy anh? Anh chìu em tất cả mọi điều mà!
- Ngày đó anh đến sớm quá, em chưa chuẩn bị.
- Cho anh số điện thoại đi, chiều mình gặp.
Tôi mỉm cười bắt sang chuyện khác. Anh bạn mà lần đầu nói “yêu” tôi, gặp tôi như thế đó.
- Số điện thoại đâu?
Bạn gái tôi còn lấy làm lạ sao tôi không cho số?
Tôi mĩm cười, đôi mắt tôi lên tiếng: “Anh ơi! Chuyện qua rồi không có gì để nói, đừng nghĩ rằng tôi có thể làm quen được cách sống ở nơi đây”.
Tôi quyết định không ở lại Hội An.
Hội An bây giờ giống như kẻ bạc tình, trăng hoa, gì cũng đón, gì cũng chào, gì
cũng khoác vai bá cổ… chẳng còn sự cổ kính, trang nghiêm của một thuở nào,
chẳng còn sự mộc mạc chân chất đã nhiễm vào từng sớ thịt trong tôi thời niên
thiếu.
Trên đường đi tắm biển buổi sáng, tôi hỏi bạn:
- Nghe nói bọn Tây xuống biển “ăn ngủ” ngay trên bãi biễn để tụi nhóc xứ chài tò mò đứng nhìn hả?
- Ừ, có như thế đó.
- Chết thật! sao xã hội mình bị nó xem thường như thế nhỉ?
Trên đường đi tắm biển buổi sáng, tôi hỏi bạn:
- Nghe nói bọn Tây xuống biển “ăn ngủ” ngay trên bãi biễn để tụi nhóc xứ chài tò mò đứng nhìn hả?
- Ừ, có như thế đó.
- Chết thật! sao xã hội mình bị nó xem thường như thế nhỉ?
Tôi quyết định trở về nhà, chẳng có
gì phải trốn tránh. Mọi cái đều phải đối mặt để giải quyết. Gần bốn mười năm vì
gia đình, vì con cái.
60 tuổi, đã qua hết một chặn đường dài của cuộc đời, đã làm hết sức mình cho bổn phận, đã thu vén vuông tròn cho một đời duyên kiếp, … mà bây giờ tất cả như bọt biển, như dã tràng đang xe cát ngoài Cửa Đại.
Bỏ sau lưng những cuộc sống lạc điệu, bỏ lại Phố xưa êm ả của một thời chỉ biết “Yêu nhau cho nhau nụ cười”. Rười rượi nỗi đau Phố Xưa mất dấu, tình người lạc lối.
Ngôi trường năm xưa, những mối tình của một thuở học trò như vấn vương đâu đó, lối xưa bước chân như vẫn còn in dấu… .
Thật sự, tất cả đã đổi thay, chẳng còn gì, chẳng ai nhớ được gì, như Phố Cổ Đèn Lồng hằng đêm thay màu khoe sắc. Không còn một góc phố, một còn đường nào vắng lặng, cho lòng người có một phút ưu tư hồi tưởng.
60 tuổi, đã qua hết một chặn đường dài của cuộc đời, đã làm hết sức mình cho bổn phận, đã thu vén vuông tròn cho một đời duyên kiếp, … mà bây giờ tất cả như bọt biển, như dã tràng đang xe cát ngoài Cửa Đại.
Bỏ sau lưng những cuộc sống lạc điệu, bỏ lại Phố xưa êm ả của một thời chỉ biết “Yêu nhau cho nhau nụ cười”. Rười rượi nỗi đau Phố Xưa mất dấu, tình người lạc lối.
Ngôi trường năm xưa, những mối tình của một thuở học trò như vấn vương đâu đó, lối xưa bước chân như vẫn còn in dấu… .
Thật sự, tất cả đã đổi thay, chẳng còn gì, chẳng ai nhớ được gì, như Phố Cổ Đèn Lồng hằng đêm thay màu khoe sắc. Không còn một góc phố, một còn đường nào vắng lặng, cho lòng người có một phút ưu tư hồi tưởng.
Phố Cổ của tôi đúng thật đã khác xưa.
Phố đã bị cướp mất đi cái linh thiêng cổ kính, nên Phố để mặc cho giòng đời đưa
đẩy, Phố như dững dưng với cảm xúc, phó mặc cho vận mệnh trớ trêu thay thân đổi
phận…
Bùi ngùi tôi thương Phố quá! Tiếc thay! Phố tôi đã mất cái Hồn.
Bùi ngùi tôi thương Phố quá! Tiếc thay! Phố tôi đã mất cái Hồn.
Viết tại Sài Gòn, những ngày đáng ghi
nhớ
29/8/2012
KH
29/8/2012
KH
No comments:
Post a Comment