Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-09-18
Đêm Chủ Nhật 16
tháng 9 vừa rồi, Văn Khố Thuyền Nhân VN với sự hỗ trợ của Cộng đồng VN vùng Thủ
đô Washington, Maryland và Virginia cùng một số bằng hữu đã tổ chức cuộc gây
quỹ trùng tu mộ phần thuyền nhân VN tại vùng ĐNÁ, quy tụ gần 400 quan khách.
Một nhóm người Việt
trở lại các trại tị nạn Letung và Kuku, Indonesia để tìm mộ của người thân. Courtesy
carinahoang.com
Không
khí gây quỹ trùng tu mộ phần thuyền nhân hôm ấy chất chứa niềm vui họp mặt đồng
hương vốn đa số là cựu thuyền nhân, xen lẫn nỗi buồn khó giấu trên từng gương
mặt trĩu nặng cảnh người thân, bằng hữu hay người không quen biết đã nằm lại
ngàn thu ở những trại tỵ nạn tại vùng ĐNÁ.
Những nấm mồ không
tên cỏ mọc cao tới đầu
Một
thuyền nhân từng nương náu tại trại Galang bày tỏ nỗi buồn ấy:
Tôi
là một thuyền nhân ở đảo Galang, Indonesia, đã may mắn đến được bến bờ tự do.
Nhưng chẳng may đứa con tôi chết và hiện giờ còn đang nằm lại ở đó. Tôi rất xúc
động.
Mọi
người theo dõi kỹ hơn tâm sự của anh
Trần Bá Lâm khi liên tưởng đến những tháng ngày tá túc trên đảo Kuku của
Indonesia:
Cái
cảm giác khi ở ngoài biển 2-3 ngày liên tiếp hoặc cả tuần, khi nhìn thấy đất
liền, thì ai cũng rất là vui mừng. Nhưng khi chúng tôi lên đất liền rồi – trên
đảo, thì đây là một đảo hoang. Trên đó chỉ có một con suối nước ngọt thôi. Bà
con thuyền nhân, ai cũng phải sống nhờ vào con suối đó. Nhưng không ai hiểu
được rằng đó là suối độc. Khi bà con không có nồi, soong, không có gì để nấu
nước, thì họ thấy nước suối trong nên cứ múc uống. Nhưng khi uống rồi thì bị
bệnh – rất cấp tính. Đã có nhiều người đã qua đời ở đảo này vì không có thuốc
men. Tôi – mới 14 tuổi vào lúc đó là năm 1979 - đã từng nhìn thấy mỗi ngày ít
nhất có một người chết. Khi họ chết rồi cũng không có gì để liệm, chỉ có một bộ
đồ dính thân. Bà con đào một cái lổ, hạ huyệt, lấy một cục đá hay cành cây viết
họ tên người chết mà thôi.
Trước những quan
khách nhiều hảo tâm, ông Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN, cho biết
ông không cầm được nước mắt:
Khi
đứng trước mộ phần hoang phế của thuyền nhân VN, chúng tôi luôn xúc động sâu
xa; nguồn xúc cảm đó không phải chỉ mới xảy ra đây, mà nó đã xảy ra từ rất lâu,
khi chúng tôi đặt chân đến các trại tỵ nạn ở ĐNÁ. Và khi lần đầu tiên trở về
đây, đứng trước một loạt những khu mộ thuyền nhân trong cảnh cỏ mọc cao tới
đầu, còn mộ thì không ra mộ, bia thì cái ngã, cái nghiêng, cái bể gãy – rất
thảm thương. Đứng trước cảnh như vậy thì không chỉ riêng cá nhân tôi mà những
người khác nữa cũng không cầm được nước mắt.
Mọi
người đã tự hỏi là bạn bè của những người đã nằm xuống ở đâu ? Thân nhân của
những người đã nằm xuống ở đâu ? Đồng đội của những người đã nằm xuống ở đâu ?
Và lòng nhân đạo cùng tình nghĩa đồng bào của chúng ta ở đâu ? Chính vì những
điều ray rứt như vậy mà chúng tôi nỗ lực để trùng tu lại mộ phần thuyền nhân
VN, trước là để cho những người đã nằm xuống được yên lòng nhắm mắt, sau nữa là
để chúng ta hãnh diện rằng chúng ta đã không bỏ quên đồng đội của mình nơi rừng
hoang núi vắng dù đã qua 20 năm, 30 năm hay là 40 năm.
Phải
bảo tồn di tích thuyền nhân
Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ
tịch Cộng Đồng VN vùng Thủ đô Washington, Maryland và Virginia phát biểu những
suy nghĩ của mình về điều mà ông gọi là"gởi nắm xương tàn tại các trại tỵ
nạn ĐNÁ".
Thưa
quý thính giả, chúng tôi bản thân cũng là một thuyền nhân, cũng đã đến trại
Pulau Bidong và chứng kiến nhiều thuyền nhân phải gởi lại nắm xương tàn trên
đảo này. Điều đó, nhất là câu chuyện thương tâm mà chúng tôi đã chứng kiến khi
một thuyền đến sau chúng tôi, trên đó có một nữ thuyền nhân đã bị hãm hiếp và
phải khiêng vào bệnh xá. Chỉ vài ngày sau đó, chúng tôi biết tin ra là cô đã
qua đời. Thân xác cô được vùi chôn trên hình như là Đồi F thì phải. Hình ảnh
đó, câu chuyện thương tâm đó ám ảnh tôi suốt bao nhiêu năm. Cho đến gần đây,
anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN, có ngỏ ý với cộng đồng yểm trợ
trong việc tổ chức gây quỹ trùng tu mộ phần thuyền nhân tại các trại tỵ nạn
ĐNÁ.
Chúng
tôi nhận lời ngay vì câu chuyện vừa nói mà chúng tôi đã chứng kiến mang một ý
nghĩa rất sâu xa. Và việc gây quỹ trùng tu mộ phần thuyền nhân hôm nay đây mang
một ý nghĩa cao cả. Nó góp phần bảo tồn di tích thuyền nhân. Nó dấy lên một sự
kiện lịch sử là chế độ CS đã khiến người dân Việt phải bỏ nước ra đi. Rồi có
những người phải vùi thây nơi biển cả, có những người vùi thây nơi chốn rừng
sâu. Và có những người đã đến được bến bờ tự do, nhưng lại kém may mắn hơn
chúng tôi, là đã gởi nắm xương tàn tại các trại tỵ nạn ở ĐNÁ.
Bà Huỳnh Thị Minh
Nguyệt có mẹ vượt biên hồi năm 1978 đến trại Bidong, nhưng lâm trọng bệnh trong
khi thiếu thuốc men nên đã vĩnh viễn nằm lại Bidong, như bà mô tả:
Sau
suốt 29 năm chúng tôi rất đau khổ, buồn, không biết dùng lời nào mà diễn tả,
thì một cơ duyên đưa đến cho chúng tôi được gặp ông Trần Đông – một người rất có
lòng, tích cực trong việc tổ chức chu đáo những chuyến trở về thăm mộ phần
thuyền nhân. Chúng tôi đã đi một chuyến đi rất có ý nghĩa về tâm linh. Nỗi buồn
là mình nhìn thấy người VN mình chết ở đó hầu như không mồ, không mả. Nhưng
trong cái xui cũng có cái may là mẹ tôi hiện có mộ, có bia hết rồi. Nhưng những
thuyền nhân khác chết không tên, không có gì cả. Thì ông Trần Đông là người gây
quỹ để lo chuyện mà như ông bà mình nói là “sống có cái nhà, thác có cái mồ”.
Trong
bối cảnh hơn 1/3 số người bỏ nước ra đi đã vùi thây nơi rừng hoang, biển cả,
thì hồi năm 2005, Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại Galang bị nhà cầm quyền Hà Nội
áp lực chính phủ Indonesia đục bỏ sau 2 tháng khánh thành. Và Bia Tưởng Niệm
Thuyền Nhân tại đảo Bidong cũng cùng chung số phận sau 3 tháng cầm cự. Rồi 4
năm sau biến cố các Bia Tưởng Niệm ấy - tức vào năm 2009, Hà Nội lại áp lực
Jakarta - dù vẫn chưa thành hiện thực - đóng cửa trại Galang, di tích tỵ nạn
cuối cùng của Cộng đồng Người Việt Hải ngoại tại khu vực ĐNÁ - chứng tích mà
các viên chức Indonesia lên tiếng trên tờ Jakarta Post là "lịch sử đen tối
của CSVN", hay "địa điểm hoàn toàn có giá trị lịch sử và nhân
đạo". Gần đây nhất, tức vào tháng rồi, VKTNVN được tin 2 nhân viên Tòa Đại
sứ VN ở Jakarta được cử đi tới điều nghiên khu vực trại tỵ nạn cũ của thuyền
nhân tại đảo Kuku và Air Raya tận quần đảo Anambas nằm giữa Biển Đông.
Điều
trớ trêu là song song với những hành động đi ngược với luân lý phương Đông ấy
thì nhà nước VN kêu gọi những "khúc ruột ngàn dặm" hãy để lại quá khứ
sau lưng và hướng tới tương lai cho sự hưng thịnh của quê hương VN.
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment