Thứ
ba, ngày 18 tháng chín năm 2012
Con đường bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc được thực
hiện cả trên bộ lẫn trên biển. Nếu quá bị cuốn vào chuyện biển Đông, chúng ta
có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc.
“Cần phải nhìn nhận quá trình nam tiến của Trung Quốc một cách
toàn diện, trong đó không chỉ có khu vực biển Đông và hình thức xung đột quân
sự. Đó còn là quá trình diễn ra trên đất liền với những hình thức chiến tranh
kinh tế, chiến tranh tiền tệ, chiến tranh mạng, là bành trướng văn hóa, là áp
lực chính trị, là quá trình di dân...” - Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy
viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nhận định.
Phân tích vị trí địa lý của Trung Quốc, ông Quách Hải Lượng
không đánh giá cao cơ hội của Trung Quốc ở phía bắc (giáp với Nga), phíađông
(bị Nhật Bản, Hàn Quốc án ngữ, mà đó là những đồng minh thân cận của Mỹ)và phía
tây (giáp vùng Trung Á, vốn bất ổn với sự cạnh tranh của nhiều cường quốc).
Hướng mở rộng của Trung Quốc gần như chỉ có một.
Nhận định này cũng trùng với ý kiến của TS chính trịhọc Đinh
Hoàng Thắng. Trong một cuộc trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Thắng nói: “Phải
thấy là Trung Quốc chỉ còn phía nam để phát triển xuống. Thế kỷ 21 là thế kỷ
của đại dương, nếu chỉ dừng chân trong lục địa Trung Hoa thì không được, mà các
ngả khác thì bị chặn hết rồi”.
Biểu hiện rõ ràng nhất của tư tưởng “nam tiến” có lẽ đã xuất
hiện từ thời Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1976. Tháng
9-1963, Chu Ân Lai phát biểu trong cuộc gặp gỡ với các đại diện của Đảng Lao
động Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Indonesia tại Quảng
Đông: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng
Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam châu Á” (Sự thật
vềquan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm, NXB Sự thật, năm 1979).
Đồng
tiền đi trước
Hiếm khi nào trong lịch sử sự hiện diện của Trung Quốcở Đông Nam
Á lại mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực như từ một thập niên trở lại đây. Việt Nam,
Lào, Campuchia và Myanmar, với sự gắn kết chặt chẽ về địa lý và văn hóa với
Trung Quốc, với những yếu kém nội tại của mình, là mắt xích yếu nhất dọc biên
giới mà người láng giềng phương bắc của họ có thể khai thác. Đồng tiền đi
trước, con đường đầu tư kinh tế có lẽ là lối đi nhanh và hiệu quả nhất. Trong
một bài viết mới đây, nhà nghiên cứu Trung Quốc Bonnie S. Glaser (Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) cho biết: “Trong hơn một thập kỷ
qua, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược ở Đông Nam Á với nội dung căn bản
là sửdụng “củ cà rốt” kinh tế để làm tăng lợi ích của các nước Đông Nam Á trong
việc gìn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc”.
Năm 2010, với những khoản đầu tư trị giá 2,9 tỉ USD, Trung Quốc
trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào và có trong tay khoảng 10.000 km2 đất dự
án, tương đương với 4% diện tích của cả nước Lào. Người Trung Quốc kiểm soát
phần lớn nền kinh tế Lào, từ khai thác mỏ, thủy điện đến cao su, hay cả ngành
bán lẻ và dịch vụ khách sạn.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Campuchia: Trong năm năm qua,
Campuchia đã nhận được khoảng 2 tỉ USD tiền viện trợ từ Bắc Kinh với những điều
kiện hết sức hào phóng.
Tại Myanmar, 8,7 tỉ USD đã được Trung Quốc rót vào các dự án đầu
tư trong năm 2010, chưa kể khoản vay không lãi trị giá 4,2 tỉUSD. Tính đến
tháng 7-2011, 800 dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang hoạt động tại
Việt Nam với số vốn đăng ký 3,2 tỉ USD, đứng thứ năm trong các nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam.
“Làm đường
đến đâu xâm chiếm đến đấy”
Đầu tháng 7-2012, lần đầu tiên Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN
với lịch sử 45 năm không thể đưa ra được thông cáo chung mà lý do là sự bất
đồng của nước chủ nhà Campuchia với các nước có liên quan đến tranh chấp trên
biển Đông. Nguyên nhân sâu xa này nhanh chóng được lý giải khi ngay sau hội
nghị, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảm ơn Campuchia về sự hợp tác chặt chẽcủa chủ
nhà trong tiến trình hội nghị.
Nhà phân tích Bonnie S. Glaser nhận định: “Việc Trung Quốc gây
ảnh hưởng khống chế lên Campuchia không phải điều đáng ngạc nhiên. Bắc Kinh đã
cung cấp tới hơn 10 tỉ USD đầu tư trực tiếp cho Campuchia. Chỉ tính riêng trong
năm 2011, lượng đầu tư mà Trung Quốc cam kết với Phnom Penh cao gấp 10 lần con
số Mỹ cam kết. Sự phụ thuộc của Campuchia vào Trung Quốc, về mặt kinh tế, thể
hiện rõ ở Cung điện Hòa Bình - công trình được xây bằng tiền tài trợ của Trung
Quốc - là nơi họp hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua”.
Tháng 6-2011, thủ tướng Campuchia công khai khẳng định Trung
Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, đồng thời là nhà tài trợ lớn nhất trong việc giúp
đỡ Campuchia xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm đường sá, cầu cống... Vấn đề ở đây,
theo các nhà phân tích, là các thỏa thuận kinh tế luôn kéo theo những hệquả
chính trị, xã hội, quân sự đã được hoạch định từ trước đó.
Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm
chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy.
Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây
Nguyên, mà ở đoạn cuối Tây Nguyên thì Campuchia và Lào cho họ thuêđất tới 55
năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ”.
“Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến
lược và cơ động chiến dịch. Vềkinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ các
hành lang quan trọng của bán đảoĐông Dương. Họ xây dựng cơ sở hạ tầng là nhằm
như thế” - ông Lượng giải thích.
Trung Quốc đang nắn dần đường biên giới quốc gia không theo cách
thức tấn công quân sự truyền thống mà bằng cách di dân. Số liệu thống kê chưa
đầy đủ cho thấy có khoảng 2,5 triệu người Hoa đến Đông Nam Á làmăn sinh sống
trong vòng 30 năm qua. Khoảng 1 triệu người Trung Quốc cũng đã di dân đến
Myanmar trong giai đoạn 1995-2005, theo báo cáo của nhà nghiên cứu độc lập
Sudha Ramachandran (Ấn Độ) và khoảng 300.000 người Trung Quốc đang sinh sống
rải rác khắp nơi ở Campuchia. Đây hầu hết là lao động Trung Quốc tìm cách ở lại
khu vực bản địa sau khi hết hợp đồng với các dự án. Họ thậm chí hình thành nên
các khu "phố Tàu" như ở Mandalay (Myanmar) hay Viêng Chăn (Lào).
Tại Lào, một doanh nghiệp Trung Quốc đã thuê cả một thị trấn nằm
sát biên giới hai nước và biến nơi đây gần như thành khu vực của riêng người
Trung Quốc. Thị trấn rộng 21 km2 được đặt tên là Bò Thèn này có ngôn ngữ chính
là tiếng Trung, thanh toán bằng nhân dân tệ và sử dụng giờ Bắc Kinh thay vì giờ
Viêng Chăn. Hệ thống điện, viễn thông và ngay cả các lực lượng chức năng như công
an cũng đều được “kéo” từ Trung Quốc sang. Lực lượng hải quan đã dời từ biên
giới Lào-Trung xuống phía nam của thị trấn này. (Trung Quốc tăng cường di dân
sang Lào, website nghiencuubiendong.vn, Học viện Ngoại giao, 29-3-2010).
Nói đến sự hiện diện của người Trung Quốc ở các khu Hoa kiều và
nhiều khu vực có dự án đầu tư ở Việt Nam, Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Nếu chấm
trên bản đồ Việt Nam những khu vực có người Trung Quốc sinh sống, chúng ta sẽ
có một tấm bản đồ da báo”
No comments:
Post a Comment