Friday, 14 September 2012

CON HỔ SA LƯỚI (The Economist)





The Economist   15-9-2012

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Với triển vọng ít ỏi về một cuộc cải cách có ý nghĩa, nền kinh tế có thể còn nguy ngập hơn

Đối với một giới lãnh đạo Cộng sản từng tự hào mang lại ổn định chính trị và kinh tế cho đối tượng 90 triệu dân của mình, chắc chắn vài tuần qua tại Việt Nam giống như một cơn ác mộng. Đã có nhiều hiện tượng rút tiền khỏi ngân hàng, các giám đốc điều hành bỏ trốn, bị bắt giữ và các cơn hoảng loạn tín dụng vốn chưa từng xảy ra ở đất nước này trong bao nhiêu năm trời. Không khí ngày 7 tháng 9 là một cơn sốt đến nỗi phó thống đốc ngân hàng trung ương phải vội vàng phủ nhận tin đồn là chính phủ vừa yêu cầu IMF đứng ra bảo lãnh giải cứu nền kinh tế.

Chỉ một sự hiện diện của đội ngũ IMF tại thủ đô Hà Nội, dường như đã gây nên cơn rúng động mới nhất. Tuy nhiên, sự khó chịu thực sự chỉ bắt đầu gần đây qua việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên vào ngày 20 Tháng Tám, một doanh nhân sáng chói, người sáng lập Ngân hàng cổ phần Thương mại Châu Á (ACB), một trong những ngân hàng lớn nhất của đất nước.

Dù rời khỏi hội đồng quản trị của ACB từ năm ngoái, việc bắt giữ ông Kiên vì những quy kết mơ hồ vì "kinh doanh bất hợp pháp" đủ để bắt đầu một cuộc tháo rút tiền ra khỏi ngân hàng và một cơn sụt giảm tại thị trường chứng khoán ở TP Hồ Chí Minh ( nơi ngập ngừng gợi nhớ đến người Mác Xít vĩ đại có thể từng nghĩ đến việc đặt tên mình ở đó). Niềm tin tiếp tục bị suy yếu khi giám đốc điều hành ACB bị bắt vì các cáo buộc "sai phạm về kinh tế". Toàn thể bộ phim nhắc nhở các nhà đầu tư rằng sau nhiều năm quản lý cẩu thả và cho vay tứ tán, các ngân hàng Việt Nam đang trong tình trạng thảm khốc, và tham nhũng cùng lãng phí đang tràn ngập nền kinh tế.

Những việc này chẳng bao giờ là một điều khó hiểu, nhưng trong những năm bùng nổ giữa thập niên trước, khi nền kinh tế đang tăng trưởng 8% một năm và đầu tư nước ngoài được tuôn vào, không một ai nghĩ đến. Bây giờ, khó khăn lan rộng với tăng trưởng chậm lại, các khoản nợ kinh doanh khổng lồ và sự cạnh tranh hơn từ những nơi như Cambodia, Indonesia và Myanmar. Hai tháng trước, việc ngân hàng trung ương thừa nhận các khoản nợ xấu đã lên đến 10% của tất cả các khoản vay ngân hàng, tăng gấp đôi mức độ từng thừa nhận trước đây cũng chả giúp cho tình hình khá hơn. Con số thực tế có thể là hai hoặc ba lần.

Bế tắc ở Hà Nội

Và do đó, niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt từ các nhà đầu tư phương Tây đang đổ nhào. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, ở mức 8 tỷ USD trong bảy tháng đầu năm nay, thấp hơn 1/3 so với một năm trước đó. Trong đó, Nhật Bản chiếm hoàn toàn một nửa.

Cố gắng nhìn vào khía cạnh tươi sáng của sự việc, một số doanh nghiệp địa phương đã hoan nghênh các ngân hàng trung ương vì tối thiểu đã dám thừa nhận các số liệu ảm đạm - vốn không bao giờ được chấp nhận trong quá khứ. Tương tự, họ nói rằng việc bắt giữ ông Kiên cho thấy một quyết tâm mới của chính phủ để trấn áp những sự thái quá.

Thật vậy, các vụ bắt giữ các nhân vật nổi tiếng và sa thải khác đã diễn ra trong năm nay. Chín giám đốc điều hành Vinashin, một công ty đóng tàu và là một trong các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất, thống trị nền kinh tế, bị bỏ tù đến 20 năm sau sự việc công ty gần sụp đổ dưới 4,5 tỷ USD nợ. Người đứng đầu một doanh nghiệp khổng lồ, Điện lực Việt Nam, đã bị sa thải sau khi công ty này bị lỗ hơn 1 tỷ USD năm ngoái.

Tháng này công an đã bắt giữ viên cựu lãnh đạo hãng tàu quốc gia từng bỏ trốn từ tháng ba sau một cuộc điều tra về tham nhũng tại công ty. Trong bối cảnh này, một nhà đầu tư dài hại người nước ngoài ở trong nước cho rằng việc bắt giữ ông Kiên là "tích cực và cần thiết", là dấu hiệu cho thấy một động lực chống tham nhũng đang được tăng tốc.

Những nhà phân tích tình hình khác hoài nghi hơn, lập luận rằng các vụ bắt giữ vì động cơ chống tham nhũng thì ít mà đa phần là hậu quả của một cuộc chiến giành quyền lực ở thượng tầng Đảng Cộng sản, đặc biệt là giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch Trương Tấn Sang. Các giám đốc điều hành Vinashin và Nguyễn Đức Kiên từng là những người đồng minh thân cận với thủ tướng, và sự sụp đổ của họ sẽ làm suy giảm vị thế của ông.

Những gì hơn thế nữa là, Nguyễn Quang A, một kinh tế gia độc lập đã lập luận, ngay cả nếu những vụ bắt giữ này thực sự báo trước một chiến dịch phối hợp để loại bỏ những ông chủ nhũng lạm, cũng khó có thể làm trầy xước được lớp bề mặt của các khó khăn kinh tế đã bám chặt rể của đất nước. Chốn ưu tiền của các doanh nghiệp nhà nước - nắm giữ hai phần năm sản lượng của đất nước - chủ yếu chịu trách nhiệm cho tất cả các vụ ăn hối lộ, phân bố nguồn lực sai lầm và chi tiêu điên dại vốn đã kéo Việt Nam đi xuống.

Các giám đốc điều hành nước ngoài nói rằng làm ăn ở đất nước này là một cơn ác mộng. Không chỉ tống một vài người vào tù, ông A nói, mà toàn bộ hệ thống cần phải thay đổi.

Tương tự Trung Quốc, những người Cộng sản bám vào các doanh nghiệp nhà nước như một phương tiện để giữ kiểm soát chính trị đối với kinh tế. Tuy điều ấy có nghĩa là kết nối chính trị nhưng các nhà quản lý không đủ năng lực đã được phép xây dựng những đế chế sắc màu rực rỡ - thường bao gồm các công ty taxi, ngân hàng, khách sạn và nhiều loại khác - vốn không có ý nghĩa kinh doanh là bao. Cách làm ăn như thế chỉ giúp một ít chủ nhân giàu có thêm nhưng chồng chất các khoản ợ khổng lồ lên các doanh nghiệp nhà nước , để cuối cùng, chính phủ phải chịu trách nhiệm.

Đảng Cộng sản cho thấy không có dấu hiệu cắt giảm những hoang phí nơi các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ mới năm ngoái, họ lặp đi lặp lại cam kết mạnh mẽ của mình rằng đảng phải tiếp tục đóng "vai trò chủ đạo" trong nền kinh tế. Hiện nay, nếu có điều gì quyết tâm hơn để kiểm soát chính trị thì chính là việc các cơ quan chức năng đã tích cực một cách bất tưòng trong việc đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, đặc biệt là những người kêu gọi dân chủ hơn. Cụ thể là, những người viết blog bị săn lùng, bị kết án tù nặng nề vì "tuyên truyền chống nhà nước".
Điều ấy thật khó có thể cho thấy là hành vi của một chính phủ muốn cải tổ hệ thống.

Nguồn: The Economist




No comments:

Post a Comment

View My Stats