Saturday, 8 September 2012

CHƯA LÀ RỐNG [HIỂN LONG] NHƯNG VÓC DÁNG SƯ TỬ (Hoàng Thanh Trúc - Dan lambao)





9-9-2012

“Hổ phụ sinh hổ tử” - Không biết lời ẩn dụ dân gian phương Đông này liệu có bao nhiêu phần trăm chính xác cho cặp “Phụ-Tử” chính khách Singapore cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu (cha) và đương kiêm Thủ Tướng Lý Hiển Long (con)

Nhưng tiếp nối truyền thống của cha mình, Thủ Tướng Lý Hiển Long như đang định hình uy lực cho tiếng “gầm” của con “Sing - sư tử” (linh vật biểu tượng quốc gia Singapore) trong khu vực Asean, Châu Á và thế giới.

Rất thú vị - diện tích lãnh thổ và dân số chắc chỉ bằng một “quận, huyện” Trung Quốc (diện tích 692.7 KM2 – dân số: 5 triệu) – 65% xuất phát gốc từ Hoa Lục (Trung Hoa) thế kỷ trước.

Nhưng mới đây, ngày 6/9 trong chuyến thăm Trung Quốc, tại trường “Đảng CS trung ương” Bắc Kinh ông có một bài diễn văn để lại nhiều ấn tượng “rất đặc biệt” cho công chúng Trung Quốc, công luận quốc tế và nhất là truyền thông, lãnh đạo “đảng, nhà nước Việt Nam”.

Ngoài lời phát biểu xã giao thông lệ đề cập tranh chấp biển Đông, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh ASEAN cần đoàn kết và giữ thái độ trung lập, không nên ngả về một cường quốc nào để không biến khu vực thành đấu trường thù địch và bất hòa.

Không né tránh dù biết điều này không “êm tai” nước chủ nhà, ông nói: Các bên nên nhìn nhận biển Đông đang là vấn đề lớn của ASEAN và tranh chấp có liên quan đến nhiều bên, không thể một sớm một chiều giải quyết được. Ông kêu gọi các bên tránh leo thang căng thẳng và đối đầu vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến vị thế quốc tế của khu vực. Ông gợi ý Trung Quốc nên “giải quyết các tranh chấp đa phương thông qua ASEAN hơn là giải quyết với từng nước một”. (Điều mà VN và TQ hay né tránh).

Cái cách nói của ông qua diễn đàn không phải với chỉ học viên trường đảng mà là với Lãnh Đạo và nhân dân TQ, ông nhấn mạnh: “Nhiều nước đang để ý xem Trung Quốc sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn với những người láng giềng trong khu vực như thế nào và coi đây là dấu hiệu để nhận biết sự trỗi dậy của Trung Quốc có ý nghĩa ra sao với khu vực và thế giới”.

Và chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên tại diễn đàn cao cấp mô phạm “Đảng CSTQ” ông thẳng thừng cho rằng: “…ASEAN cần phải duy trì sự đoàn kết để tạo ảnh hưởng và có tiếng nói trên chính trường quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích chung. Một ASEAN bị chia rẽ và mất uy tín sẽ khiến các nước thành viên phải chọn ngả về một cường quốc nào đó. Điều này sẽ biến Đông Nam Á thành một đấu trường thù địch và bất hòa. Trong tình cảnh như vậy sẽ không ai chiến thắng cả...”.

Theo thủ tướng Singapore, ASEAN cần phải giữ quan điểm và vị thế trung lập, không nghiêng ngả về bên nào, hướng đến và khuyến khích các giải pháp hòa bình cho vấn đề biển Đông. Nếu không giải quyết được vấn đề, theo ông, uy tín của tổ chức tầm khu vực này sẽ bị hủy hoại nặng nề.

Một số học giả quốc tế, như báo Christian Science Monitor cho biết, nhiều nhà phân tích thời sự cáo buộc Bắc Kinh đang sử dụng “chiến thuật salami” trong việc từng bước kiểm soát biển Đông. Đây là chiến thuật “cắt lát xúc xích”, hay là một tiến trình chia rẽ và chinh phục. Với chiến thuật này, bên gây hấn sẽ gây ảnh hưởng và cuối cùng khống chế “từng mảnh một”. Báo này cho rằng chiến thuật này gợi lại hành vi leo thang gây hấn của phát xít Đức. Các chuyên gia cũng nhận định hành động của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với những hành động của phát xít Nhật thời chiến tranh.

Cũng rất là thú vị, như thay cho Hoa Kỳ ông gửi một lời “cảnh báo” cho Trung Quốc, ông Lý Hiển Long cho rằng : “…Trung Quốc không nên nhìn nhận Mỹ là một đất nước đang tụt dốc mà hãy xem đó là một quốc gia có khả năng sáng tạo và hồi phục rất nhanh…”

Theo báo New York Times, Thủ tướng Singapore đã đề cập vấn đề vị thế của Mỹ trên thế giới hiện nay, một vấn đề mà các học giả và các cây bút trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đang quan tâm. Nhiều người trong số họ thời gian qua đã tập trung phân tích những khó khăn tài chính của Washington, những bế tắc chính trị và những điều mà họ cho là khủng hoảng niềm tin. Nhưng không soi rọi cái cách mà quá khứ nước Mỹ đã hoá giải thành công để duy trì tiềm lực trong cương vị lãnh đạo thế giới Tự Do.

Ông Lý Hiển Long nhìn nhận “hiện nay nước Mỹ đang đối mặt với một số vấn đề rất khó khăn, nhưng đó không phải là một nước đang suy thoái. Mỹ là một xã hội có sức hồi phục và tính sáng tạo vô cùng to lớn, do đó đã thu hút được nhiều nhân tài trên khắp thế giới, trong đó có nhiều người Trung Quốc và châu Á”. Ông dẫn chứng cả tám người đoạt giải Nobel khoa học gốc “Trung Quốc” nhưng đều là công dân Mỹ hoặc sau đó cũng trở thành công dân Mỹ.

Một mặt chỉ ra rằng Mỹ vẫn sẽ là một siêu cường trong tương lai, một mặt ông Lý Hiển Long cho rằng quan hệ Mỹ - Trung trong thế kỷ 21 sẽ không giống như quan hệ Mỹ - Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh. Theo ông, cả Bắc Kinh và Washington đều phải tính đến các sức ép chính trị trong nước và chủ nghĩa dân tộc trong việc giải quyết quan hệ song phương. Vì vậy, đôi bên phải giải quyết mối quan hệ song phương một cách thận trọng và khôn ngoan.

Theo nhiều người nghĩ, qua một số “góc cạnh” của nội dung diễn văn thì ngoài địa vị Nguyên Thủ thì bóng dáng của vị Thủ Tướng đảo quốc “Sư Tử” Sing cứ như là “giáo sư thỉnh giảng” cho một buổi “lên lớp” chính trị của trường đảng CS/TW Trung Quốc.

Giữa lúc mà đồng bào nhân dân Việt Nam chúng ta, từ trước đến nay chưa bao giờ “nghe” được một lời diễn văn đối ngoại “quang minh chính trực” như vậy từ lãnh đạo CSVN trước TQ thì đây cũng là một “bài học” hiếm có, đầy giá trị cho hàng ngũ lãnh đạo CSVN để tâm niệm mà biết như thế nào là “nhân cách phẩm giá” dân tộc. Và nhất là tư thế của một nguyên thủ quốc gia khi “ló mặt” ra ngoài chính trường quốc tế để không tái diển cái cảnh... “Việt Nam thức, Cu Ba ngủ” hay “thêm ngôi sao” trên cờ nước “lạ” láng giềng làm tủi hổ dân tộc và vong linh Tiền Nhân...


(*) Linh vật biểu tượng quốc gia Singapore.








No comments:

Post a Comment

View My Stats