Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2012-09-04
Nói
về những nghệ sĩ từng một thời vang bóng ở hải ngoại trong thập niên 50-60, có
lẽ nhiều người còn nhớ đến ca sĩ Cao Thái ; một tên tuổi đã gắn liền với bản
nhạc bất hủ Mexico.
Ca sĩ Cao Thái biểu
diễn tại Paris tháng 9/2012. RFA files
Ca
được trên 10 thứ tiếng
Dù
đã ở tuổi bát tuần, nhưng ông vẫn còn nhanh nhẹn, giọng ca vẫn khỏe. Giọng
tenor đặc biệt với bản nhạc đã gắn liền với tên tuổi ông, hẳn giới thưởng ngoạn
không thể nào quên một ca sĩ đã để lại nhiều ấn tượng qua phong cách trình diễn
thoải mái, thái độ thân mật, gần gũi với thính giả và nhất là tính vui vẻ, yêu
đời của ông : Cao Thái.
Sinh
ngày 12 tháng 9 năm 1930 trong một gia đình khá giả, là con thứ sáu trong 9
người con của hai họ Cao-Bùi. Cao Thái Nghiệp Vincent thừa hưởng giọng hát từ
người Mẹ là bà Bùi Kim Tiền, một thiếu nữ xinh đẹp, tài giỏi của sông nước Bến
Tre.
Nhờ
gia đình khá giả, ông đi du học ở Pháp năm 1950 về ngành kỹ sư công chánh,
nhưng có lẽ tiếng đàn hát từ những hộp đêm trên đường phố Paris đã quyến rũ ông
nhiều hơn lời thầy trên bục giảng nên ông đã lén gia đình bỏ học, đi hát trong
những quán bar. Ông dự thi nhiều cuộc thi tuyển, cuộc thi nào ông cũng đứng
nhất mà đỉnh điểm là giải nhất Casino de Deauville năm 1954, đánh dấu một bước
ngoặc trong cuộc đời : cậu sinh viên Cao Thái Nghiệp đã chính thức trở thành ca
sĩ Cao Thái.
Được
Huy chương Văn hóa Pháp năm 1987, với hơn 50 năm ca hát, ca sĩ Cao Thái nổi
tiếng trên sân khấu quốc tế, nhưng ngược lại, giới trẻ VN lại ít biết đến ông.
Có lẽ bởi ông thường trình diễn trên các sân khấu do người nước ngoài tổ chức.
Ông thường hát nhạc ngoại quốc, loại nhạc vui, sôi động. Nhắc đến Cao Thái,
người ta không thể không nhắc đến bản nhạc đã song hành với tên tuổi ông : bản
Mexico mà ông đã tự luyến láy, giữ giọng ngân dài để tạo nên nét đặc thù riêng
của Cao Thái trong bản nhạc này mà cho đến nay chưa ai thay thế được. Ở tuổi
82, Vẫn cung cách dí dỏm, thân mật, ông kể lại cơ hội tình cờ đã đưa ông và bản
nhạc này gắn bó với nhau để trở thành biệt danh « Cao Thái Mexico » hi ông trở
về Sài Gòn lần đầu tiên năm 1959:
Đúng
ra là vầy, hồi đó anh cũng không hát bài đó bên Tây nữa, anh hát mấy bài khác.
Khi về Việt Nam, anh hát mấy bài như Mississippi. Bữa đầu anh hát cho ông dược
sĩ gì đó tổ chức ở rạp Olympic, mới lần thứ nhất anh về thì có đứa con gái của
ông đờn cho anh hát, anh ở bên Tây về, thì anh hát 1 cách tự nhiên, cười giỡn…
đối với VN là lạ , anh hát kiểu bên Tây mà, rất “à laise” (thoải mái).
Nhiều
người nói “anh Thái anh biết bài Mexico không ? ở đây có Đức Huỳnh hát người ta
thích lắm.” A, bài Mexico hả ? được, muốn hát tôi hát, cái rồi anh
hát……Mexiiiiiiiiicoooooooo….mình kéo đó ! Bữa đó anh thấy khán giả khoái nên
anh kéo hơi dài một chút. Khán giả vỗ tay, anh biết rồi! khán giả thích kéo
dài. Anh kéo thêm cái nữa…vỗ tay, vỗ tay….kéo 3,4 lần vẫn còn vỗ tay, từ đó anh
nổi tiếng với bài đó luôn!
Ca
sĩ Cao Thái tại Paris tháng 9/2012. RFA files
Ca
sĩ Cao Thái đã thu hút giới trẻ VN lúc bấy giờ làm quen với nhạc ngoại quốc
bằng phong cách trình diễn thoải mái, chọn những bản nhạc vui nhộn và nhất là
biệt tài ca được trên 10 thứ tiếng của ông đã đem lại một sinh khí mới trong
giới thưởng ngoạn âm nhạc thời đó. Đó cũng là cách để ông gây cảm tình với khán
giả khi ông đi trình diễn ở một quốc gia nào đó. Ông nói:
Cứ
mỗi 1 xứ mình học 1 hoặc 2 bài thôi, mình đi tới đâu trình diễn thì mình ca bài
của tiếng xứ đó, gây cảm tình liền, mình hát họ khoái quá xá…
Và
rất tự nhiên, ông hát 2 đoạn nhạc bằng tiếng Thái và tiếng Nhật Bản.
Thừa
hưởng sự nhân ái từ gia đình, ca sĩ Cao Thái - anh của sư cô Chân Không Cao
Ngọc Phượng - trong thập niên 80 cũng đã đi khắp các trại tị nạn ở Thái Lan, Mã
Lai, Hồng Kông để mang quà cho người tị nạn và giúp người tị nạn mang thư về
cho thân nhân, ông kể lại một chuyện mà ông không thể nào quên trong giai đoạn
này:
Người
ta viết thơ xin cầu cứu, tụi nó chặn thơ lấy cò (tem) nó vất mấy cái thơ, nó gỡ
cò nên không có thơ nào tới, nên có anh qua họ mừng quá, họ nhét thơ cho anh,
vì có anh thì họ không cần gửi cò, thư mà nặng phải để cò nhiều lắm. Nó chận
lại gỡ cò bán lấy tiền. Tội nghiệp dân tị nạn…
Và
dĩ nhiên, ca sĩ Cao Thái cũng lại đem niềm vui đến cho người dân trên đảo bằng
những ca khúc vui nhộn, dí dỏm để họ tạm quên nỗi buồn của đời tị nạn:
Chiều
này trời sao đẹp thay, vậy mà sao tôi chẳng thấy có ai. Mặt thon, người xinh
lại có nụ cười làm tôi si tình, làm ấm cho tinh thần tôi, làm mát cho tinh thần
tôi, làm chói cho tinh thần tôi, làm sáng cho tinh thần tôi…Người đẹp ơi đừng
nên cười tôi, và ngày nay nàng nên ngắm tôi, rồi chẳng may chẳng ai nhìn cô thì
cô…..mà nên ngó tôi, làm ấm cho tinh thần tôi, làm mát cho tinh thần tôi, làm
chói cho tinh thần tôi, làm sáng cho tinh thần tôi, làm ấm, ấm…làm mát mát, làm
chói chói, làm sáng sáng….
Tài
đoán ngày tháng
Ca
hát là sự nghiệp chính, nhưng ca sĩ Cao Thái còn có một biệt tài đoán được ngày
thứ mấy trong một thời gian kỷ lục. Chỉ cần nói ngày tháng năm, ông sẽ đoán
được đó là ngày thứ mấy trong tích tắc. Năm 1976, ông đã phát minh là loại lịch
vạn niên này, cách đoán ngày nhanh chóng một cách chính xác được ông dùng trong
các buổi trình diễn hay gặp gỡ bạn bè như một trò chơi để giúp vui chứ không
phải để kiếm tiền. Ngược lại, ông đã đưa ra giải thưởng “Cuộc hẹn thế kỷ” hứa tặng
1 vé du lịch vòng quanh thế giới cho bất cứ ai nếu ông đoán sai ngày mà người
đó đưa ra. Giải thưởng này, cho tới nay chưa có ai nhận. Ca sĩ Cao Thái kể:
….Ngày
mai kỷ niệm 10 năm tờ báo Viễn Đông, anh đến giúp dùm tụi em. Ca sĩ 1,2 người
ca… Anh nói: Bây giờ tới phiên tôi thì…hôm nay tôi không được khỏe lắm, ca thì
anh nhạc sĩ này không biết mấy bài của tôi đâu. Quý vị đừng lo, tôi có cách
giúp vui quý vị, tôi có phát minh ra cách tính nhanh lắm. Tôi đưa quý vị hai
cuốn sổ trăm năm, quý vị nói thử, tôi trả lời, thấy trả lời trúng hết, trúng
hết. Họ lấy làm lạ. Anh mới hứng, nói là: Quý vị đừng cho tôi khoe, tại vì tôi
phát minh nên tôi chắc chắn đến như vậy. Bây giờ tôi mời vài ba vị lại đây, nếu
trật tôi mời đi vòng quanh thế giới chơi. Mấy người bạn nói: sao anh nói vậy,
rủi trật thì sao ?
Mỗi
lần tôi vô nghĩa địa tôi thấy uổng cuộc đời của mấy người đẹp, tôi nhìn thất,
ủa? cô này sinh chúa nhật mà chết cũng chúa nhật ! còn cô này sinh thứ hai,
chết cũng thứ hai ! cô này sinh thứ tư mà chết thứ bảy, mình thấy liền vậy đó.
Một ngày cả mấy trăm năm, cả ngàn năm, tôi nhìn là tôi biết thứ mấy!”
Ca sĩ Cao Thái trò
chuyện cùng phóng viên Tường An hôm 29/8/2012. RFA Files
Kể
từ năm 2008, ông về VN, ở đó gần 5 năm, trong khoảng thời gian này, ông theo
các nhóm xã hội đi đến các làng nghèo khổ, tật nguyền để giúp vui. Dùng tiếng
ca và Thiền học để gửi gấm đến người dân nghèo phương pháp dùng chánh niệm để
sống vui trong sự thiếu thốn về vật chất nhưng làm giàu đời sống tinh thần bằng
sự ý thức từng giây phút trong hơi thở, trong bước đi. Theo ông, đừng bận tâm
về quá khứ hay lo lắng về tương lai mà phải ý thức từng giây phút của hiện tại.
Vì tương lai chỉ có thể tốt đẹp nếu biết đầu tư vào hiện tại.
Nghe
chỗ nào nghèo quá thì họ đem bác sĩ, dược sĩ tới để trị bệnh, có quà nữa, 200
quà, 300 quà, 400 quà thì phát… Anh lại, anh nói, khoan phát quà… để tôi giúp
vui một chút. Đức Phật có dạy, quá khứ đã qua rồi, còn tương lai chưa tới mà
mình đừng có kẹt vô quá khứ hay bận tâm vô tương lai vì tương lai nào cũng làm
bằng hiện tại. Hiện tại mà không làm việc làm sao có tương lai.
Hiện
tại mà quý vị không trồng xoài, sầu riêng, thì làm sao quý vị có xoài, sầu
riêng. Thì người ta cũng vậy, sống phải biết sống giờ phút hiện tại, sống cho
xứng đáng. Nếu giờ phút hiện tại, mình không biết sống thì có khi suốt cuộc đời
mình 80-90 tuổi mà cũng không biết sống 1 giây phút nào hết. Sống liền cho hiện
tại, Sống ngày thẳng theo nhà Phật dạy là plein de consience (tỉnh thức) Cái
đầu mình ở đây mình biết mình đang làm gì. Phần đông ở đây họ nghèo không hà!
Thành ra anh đọc bài thơ của anh đặt:
“
Giận ai giận dữ làm chi,
Uống
ly nước lạnh tức thì bớt ngay
Rồi
đây mình thấy không sai,
Người
mà mình giận, chẳng ai ngoài mình”
Nếu
quý vị giận thì nhớ bài thơ của tôi, giận là lỗ chứ không lời”
Tuy
nhiên Cao Thái sẽ không là Cao Thái nếu chỉ tặng quà hay giảng về đạo mà không
đem đến nụ cười cho mọi người. Lúc này, những bài hát vui của ông cũng đã mang
âm hưởng Thiền học. Không thể giúp hết mọi người về vật chất, nhưng ông mang
đến cho họ nụ cười và niềm tin vui sống:
Ha..ha…ha…sanh
tử không làm gì ta..Ta không sanh, không chết, không bệnh không già…Ta thênh
thang, ta là chân nhân giải thoát…hahaha…sanh tử không làm gì
ta…hahaha…..Rồi…anh cười..nói: bây giờ tôi đếm 2,3 nha, quý vị cười với tôi
nha…chổ này cười mà chỗ kia chưa cười thì không được. 2,3 phải cười một lượt
mới được… Anh cười cái họ cười luôn. Quý vị mà cười như vậy, tử thần có đi
ngang muốn bắt ai cũng nói, thôi đi chơi chỗ khác, mấy người này không ai sợ
chết hết”
Khi
được hỏi ở tuổi 82, Ca sĩ Cao Thái còn dự định gì không ? trong căn phòng nhỏ
ngập tràn những hình ảnh một thời vang bóng, ông trầm ngâm:
Ở
tuổi này thì anh không còn dự định gì, có điều anh muốn truyền lại cái lịch
(vạn niên) đó . Anh mới dự định thôi, anh sẽ chỉ những người nào có tâm đạo.
Bởi vì anh nghĩ đó cũng là 1 nghề tay trái. Khi nào giỏi có thể kiếm tiền dễ
dàng. Nhưng anh dặn: nếu học tôi kiếm được tiền thì để một phần giúp đỡ những
người nghèo, vậy thôi. Ý anh muốn vậy, mộng anh là vậy!
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment