15-9-2012
Những năm về trước khi nói hay đề
cập đến chế độ được xem như phạm tội chống đảng, rồi lại lạm dụng thêm sang tội
chống nhà nước, được liệt kê vào tội phạm “húy” những từ nhạy cảm. Câu chuyện Nguyễn
Tấn Dũng bị bắt đã thông tin nhanh và lan rộng trong miền quê chúng tôi
trong mấy ngày qua. Những ai theo dõi và quan tâm chính trị chắc hẳn sẽ biết
rõ, trong hơn một tuần qua, cư dân mạng đang bàn tán xôn xao Dương Chí Dũng,
đàn em của Thủ tướng bị bắt, chuyện Bầu Kiên, và mấy bố già bị tóm... Nhưng đó
là đối với cư dân mạng, còn đối với dân quê tôi thì...
Dân quê tôi vốn dốt chữ ít học thì
những chuyện này đến tai họ quả là khó bằng lên trời, vì những thông tin này
chỉ mang tính chất bề mặt được các báo đài lề đảng thông tin, chứ mấy ai tìm
hiểu rõ ngọn nguồn thực hư thế nào. Những chuyện, Ai bắt Dương Chí Dũng, Chí
Dũng thuộc phe nào? Bầu Kiên bị ngồi tù ảnh hưởng như thế nào?... quả thật
những mối bận tâm đó chỉ dành cho người quan tâm đến chính trị và vận mệnh của
đất nước.
Nhưng phải chăng những người dân
nơi quê tôi thì khác chăng?
Vào một buổi sáng cách đây vài hôm,
bỗng có đông người tập trung đến nhà tôi để “bàn chuyện chính trị”. Thực hư
đúng là cười ra nước mắt!
Mọi người đều tập trung vào phòng
làm việc của tôi, và một ông trạc 55 tuổi nói to: “Nhờ anh mở mạng tin Nguyễn
Tấn Dũng bị bắt cho bà con coi!”
Tôi nói: Nguyễn Tấn Dũng nào bị
bắt?
Thì ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
chứ còn ai nữa! Mọi người đều nói to như vậy. Lúc đó tôi còn đang ngồi đọc tin
trên máy tính ở “mấy trang phản động”, nghe mọi người nói vậy liền giải thích
cho họ và nói luôn: Làm gì có chuyện ấy!
Nhưng người đàn ông trạc chừng 55
tuổi đó khẳng định 100% đã nhìn thấy ảnh ông Dũng bị bắt, còn nói gặng thêm
rằng: “thấy rõ ràng 2 thằng công an mặc áo xanh đứng 2 bên, còn Nguyễn Tấn Dũng
bị còng số 8”. Quái thật! Chẳng lẽ ông Dũng vừa bị bắt lúc tối thật! Tôi lại hí
hoáy vào các “trang phản động” lần nữa nhưng vẫn mấy tin lố nhố về vụ Bầu Kiên,
Dương Chí Dũng,… Tôi định thần rồi tìm mấy chứng cứ là Nguyễn Tấn Dụng vừa mới
tổ chức cuộc họp với bộ thông tin, để bắt mấy trang “blog phản động” Danlambao,
Quanlambao, Biendong đã đưa tin chống đảng, lật đổ chính quyền,… Rồi nói thêm,
“Bà con yên tâm! nếu Nguyễn Tấn Dũng bị bắt chắc bây giờ chúng ta không bình
yên thế này đâu!”.
Phần đông bà con đều chấp nhận về
cách giải thích và những chứng cứ của tôi đưa ra việc ông Tấn Dũng còn đang bay
nhảy, riêng người đàn ông trạc 55 tuổi vẫn khẳng định là đã nhìn ảnh ông Dũng
đã bị bắt. Và con nói thêm là tôi đang giấu thông tin không cho bà con biết.
Rồi nói cho số điện thoại của bộ để điện ra hỏi trực tiếp!? Chuyện nghiêm trọng
thật! Chẳng lẽ ông ta nghĩ tôi bảo vệ cho cái chính quyền này chắc?!
Để thỏa mãn ý của ông, tôi vào
trang google tìm ảnh của ông Dũng bị bắt. Té ra là có thật bà con ạ! Sau mấy từ
khóa không có ảnh nào như yêu cầu. Tôi đánh từ khóa: “Nguyen Tan Dung bi
bat”. Không ngờ có thật! Tôi cũng ngạc nhiện nhưng không ngớt nghi ngờ. Với
từ khóa này, bức ảnh ông Dũng bị còng tay và đứng hai bên là hai chú công an
mặc áo xanh, như người đàn ông đó nói. Bà con vỗ tay hoan hô!... Thế là Nguyễn
Tấn Dũng bị bắt thật!
Đến đây, tôi thấy rõ nỗi vui mừng
của ông khi tìm ra được bức ảnh. Người đàn ông trạc 55 tuổi đó liền nói: “Rứa
là một két bia của tui nha!”. Đúng là “cháy nhà mới ra mặt chuột”. Lúc đầu,
thấy nhiều người đến nhà hỏi chuyện chính trị, chính tôi đã mừng thầm rằng: Dân
mình quan tâm chính trị và hiểu biết đấy chứ! Lâu nay cứ nghĩ họ không biết mù
tịt gì! Nhưng ai ngờ họ xem chuyện chính trị như một cuộc cá độ. Đúng là lại có thêm một loại hình cá độ
mới: Cá độ chính trị! Mai kia cụm từ này sẽ có thêm trong từ điển tiếng
Việt. Nếu có, chắc phải bắt nguồn từ quê tôi, một miền quê nghèo Miền trung…
Tôi biết đấy là một bức ảnh giả
được cắt ghép qua photoshop, nhưng với các cụ ở quê thì nói hay đến đâu cũng
phải có chứng cứ. Tôi chỉ rõ cho họ xem kỹ bức ảnh được đăng ở trang nào, ngày
nào… đặc biệt là được cắt ghép từ bức ảnh nào, của ai. Trước tiên tôi lấy ví dụ
mang tính thời sự nhất về bức ảnh ghép của Phạm Chí Dũng bị công an nước ngoài
bắt, mà báo chí lề đảng đưa tin. Sau đó đến bức ảnh của ông Tấn Dũng tôi nói
rằng: bức ảnh này được “dân mạng” cắt mặt ông Dũng ghép sang còn người thì
không phải. Thật ra, bức ảnh bị cắt là bức ảnh của TS luật Cù Huy Hà Vũ bị công
an bắt sau vụ ông Thủ tướng sai người quăng 2 cái bao cao su xài rồi để viết
bản án xử Ts Hà Vũ. Có kẻ “yêu thầm” ông Tấn Dũng quá nên thay mặt của TS Vũ
bằng mặt ông Tấn Dũng (chắc tác giả bức ảnh ghép muốn nói là bắt nhầm người)…
Sau khi giải thích hết nước hết
cái, bà con đã chịu thua và nhận bức ảnh đó không phải ông thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, “mà có đúng cũng chỉ đúng có mặt ông Dũng còn thân thì không phải”, đương
nhiên chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng bị bắt cũng không phải. Bà con chào tôi rồi ra
về, trước khi về còn ấm ớ rằng: “Đúng là không tin mạng được”!
Chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng thủ
tướng nước Việt Nam bị bắt là vậy. Qua sự kiện tôi xin có mấy nhận định sau:
+ Tôi xem chuyện bà con miền quê
tôi đến nhà hỏi chuyện chính trị là một sự kiện lớn. Vì chính người dân đã biết
quan tâm đến vận mệnh của Quốc gia. Tại sao chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng bị bắt
lại được người dân quan tâm như vậy, phải chăng vì mấy chai bia cốc rượu nơi
miền quê. Chắc hẳn sẽ không đơn giản như vậy. Câu hỏi đặt ra, phải chăng ông
Dũng ăn ở thế nào đó, đến nỗi họ mong ông mau chóng bị công an bắt nhưng bắt
làm sao được ông, công an là tay chân của ông mà?! Hay chuyện ông quan tham
nhũng nhất Việt Nam không còn là chuyện của những người tri thức, mà chuyện
người dân quê, hay bao nhiêu biệt thự, đất đai từ Bắc chí Nam, bao nhiêu tấn
vàng gửi nước ngoài của ông Dũng đã bị người dân biết hết rồi?! Hay những oan
sai ông Dũng mang đến cho người dân khắp nước, những dự án lớn bán nước của ông
đã bị bung nổ trong lòng người dân?! Tất cả những câu hỏi đó đều có thể lắm
chứ…
+ Sự kiện bà con miền quê quan tâm
đến chính trị như ở quê tôi đang báo trước một cảnh tượng tương lai cho đến
nước Việt Nam? Tôi đang phân vân như vậy, vì đến một người nông dân sớm chiều
chỉ biết con trâu cái cày nơi ruộng đồng, nay họ đã biết đến những chuyện chính
trị, chuyện to lớn của đất nước. Đó không chỉ là thị hiếu của họ nhưng là trăn
trở và thao thức. Chuyện ông quan tham nhũng với họ đã trở nên bình thường đến
nỗi họ đưa ra để thách đố, để giải trí.. phải chăng, cái ngày để thay đổi chế
độ đã sắp đến gần. Nó sẽ không còn xa nữa!
Tôi mong sao sẽ có một “văn hóa uy
tín” cho cư dân mạng. Để đừng nghe câu nói của người dân “Đúng là không tin
mạng được”.
Miền trung, 14/9/2012
No comments:
Post a Comment