Jane Macartney
Mon, 09/03/2012 - 01:00 — ledienduc
Nữ tội phạm trong phiên toà ngày 20/8/2012 - Ảnh: Polska
The Times
Cộng đồng Internet
Trung Quốc đang xáo động bởi những tin đồn nói rằng nữ tù nhân bị kết án trong
phiên toà xử vợ của chính trị gia Bạc Hy Lai hôm 20/8 vừa qua không phải là bà
Cốc Khai Lai thực. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đang rất khó chịu vì không được công
chúng tin cậy.
Rất hiếm hoi trong lịch sử mới nhất của Trung
Quốc về tội phạm lại có một bầu không khí xã hội nóng bỏng và sốt sắng chờ đợi
thời điểm kẻ phạm tội đi vào phòng xử án như là người phụ nữ đã giết doanh nhân
người Anh Neil Heywood.
Người ta đã biết một số hình chụp vài năm
trước đây với hình ảnh của bà Cốc Khai Lai. Chúng ta có thể nhìn thấy một người
phụ nữ mảnh mai với gò má cao, cằm thanh tú và đôi mắt quả đào. Thế nhưng, tại
phòng xử án xuất hiện một người phụ nữ với một khuôn mặt bầu tròn và mũm mĩm.
Gò má như được bơm. Cằm chùng xuống. Mắt
mọng như sưng lên. Vì thế xuất hiện nghi ngờ rằng, nữ tù nhân bị cáo buộc tội
giết doanh nhân người Anh không phải thực sự là vợ của Bạc Hy Lai, một cựu lãnh
đạo nổi bật của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bà Cốc Khai Lai và chồng Bạc Hy Lai trước
đây
Có gì khác nhau giữa hai khuôn mặt này
không?
Với tất cả sự đồn thổi này, nhà cầm Trung
Quốc tỏ ra rất lo lắng. Trong vài ngày qua từ "thế thân" (đồng diện
mạo) bị chặn truy cập trên tất cả các công cụ tìm kiếm trên toàn quốc. Những
người có quyền lực nhất ở Bắc Kinh muốn bằng mọi giá bịt kín sự việc để không
trở thành sự khởi đầu của một vụ bê bối có thể ảnh hưởng đến tiến trình hội
nghị thượng đỉnh sắp tới đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội nghị này là một
sự kiện rất quan trọng đối với Trung Nam Hải. Các quyết định quan trọng cho các
các vị trí chủ chốt nhất trong chính phủ sẽ được đưa ra. Cốc Khai Lai được giới
quan sát xem như là một phần trong một cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe
phái trong nội bộ đảng.
Cũng bằng cách này, trong cuộc đấu tranh
cho quyền lực người ta đã loại bỏ Bạc Hy Lai, cựu lãnh đạo cấu trúc của Đảng
Cộng sản tại thành phố Trùng Khánh. Ông là một chính trị gia rất nổi tiếng, đã
dễ dàng leo lên các nấc thang danh vọng. Cho tới một lúc nào đó.
Giả thuyết cho rằng, vợ của nhà cựu lãnh
đạo không có mặt trong nhà tù là nẩy sinh từ cộng đồng người sử dụng Internet
Trung Quốc. Thông thường, thế giới nhìn vào Trung Quốc thông qua lăng kính của
sự thành công kinh tế, mà quên rằng hệ thống cầm quyền tại Bắc Kinh nằm trong
tay những người cộng sản. Đảng cộng sản không còn áp dụng rộng rãi lý thuyết
đấu tranh giai cấp nhưng vẫn cố gắng đẩy dân chúng ra xa chính trị. Chẳng ngạc
nhiên gì khi người Trung Quốc không tin tưởng vào các nhà lãnh đạo của họ.
Nhưng chúng ta trở lại trong câu chuyện Cốc
Khai Lai. Có phải bà ta thoát khỏi tù đày không? Câu trả lời cho câu hỏi này là
"không".
Trong hệ thống nhà tù, Đảng Cộng sản Trung
Quốc cũng phân loại giai cấp - "Hầu hết những người tôi biết, đã ngồi
tù, đều tăng cân" - Zhang Weiguo, người thừa nhận rằng ông ta đã có
kinh nghiệm trong thời gian ở trong tù vào đầu những năm 90 thế kỷ trước. Ông
cho biết khẩu ăn gồm cơm và các loại ngũ cốc khác khá nhiều. - "Người
ta có những tiêu chuẩn khác nhau ho những tù nhân khác nhau. Bà Cốc gần như
chắc chắn được nhận một số thuốc. Bà có thể bị bệnh trầm cảm. Ở đây có lẽ là do
cách sống bị thay đổi. Và xem xét vị trí của bà ta, bà ta có thể được nhận thức
ăn tốt nhất. Cho nên nếu bạn vui lòng đặt lại tất cả những yếu tố này với nhau,
thì bạn sẽ có trả lời, tại sao bà Cốc lại tăng cân, mập lên" - Zhang
nhấn mạnh.
Cựu tù nhân trên cũng đưa ra cho tôi một
trường hợp của thị trưởng Bắc Kinh Chen Xitonga, vào năm 1998 ông nhận bản án
16 năm tù vì tội tham nhũng. Gia đình của ông đã trả tương đương 200 £(bảng
Anh) một tháng để bổ sung cho chế độ ăn uống. Bí thư đảng CSTQ ở Thượng Hải,
Chen Liangy trong năm 2008 bị kết án 18 năm tù. Mỗi tháng ông trả thêm 300£ cho
bữa ăn. Những tù nhân giàu và có các kết nối với nhà tù ít nhất một lần trong
ngày được ăn thịt.
Bà Cốc có thể ở trong một căn nhà riêng nằm
ở vùng ngoại ô Qincheng của nhà tù Bắc Kinh, nơi mà bà Giang Thanh, lãnh đạo
của "bè lũ bốn tên" và là vợ của Mao Trạch Đông, đã trải qua. Người
tù ở đây có thể được đi lại, tập thể dục ngoài trời. Và sự giàu có của gia đình
cho phép người tù được hưởng một chế độ ăn uống tuyệt vời.
Tù nhân bình thường thì chỉ có thể mơ ước
tới những thứ xa xỉ như vậy.
Ở Trung Quốc, chế độ ăn uống khác nhau
trước và sau khi có án. - "Vào thời điểm tạm giam, bữa ăn cho tù nhân
tương đương 20-30£ mỗi tháng. Nhưng sau khi có án, tù nhân chỉ được ăn rau,
khoảng 10£ mỗi tháng" - ông Zhang nói.
Tù nhân nổi tiếng nhất trong nhà tù Trung
Quốc, nhà bất đồng chính kiến đã đoạt
giải Nobel Hòa bình, Lưu Hiểu Ba, trước khi nhận Giải thưởng ông ăn uống giống như những tù nhân khác: cơm, rau xào, và một hoặc hai lần trong tháng có canh thịt. Sau khi có
quyết định trao giải của Ủy ban Nobel chế độ ăn uống của ông mỗi ngày mỗi thay
đổi.
- "Ngay cả khi bạn đã hoàn toàn
chuẩn bị để bước vào nhà tù, thì sự mất tự do, là một cú sốc lớn. Khó khăn nhất
là phải chịu đựng sự cô lập, bị biệt giam. Không nghi ngờ gì rằng bà Cốc đang
trong tình trạng như vậy hiện nay. Thật khó để giữ thăng bằng tâm lý và không
bị suy sụp" - một cựu tù chính trị nói.
"Một yếu tố khác gây ra sự thay đổi
diện mạo của Cốc Khai Lai có thể vì chữa bệnh. Nhà tù có những phương pháp điều
trị dựa trên y học cổ truyền Trung Quốc. Những phương pháp này nhấn mạnh các
vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Bà Cốc Kha Lai có thể nhận được khẩu phần ăn
uống mà các bác sĩ phương Tây cho là không phù hợp" - Cũng cựu tù nhân
chính trị trên đây nói.
Tù nhân có thể được điều trị - được thấy
trong trường hợp của bà Cốc - khi người ta phát hiện có vấn đề về tâm thần.
Bệnh trầm cảm của người phụ nữ có thể liên quan với các triệu chứng tâm thần. -
"Các loại thuốc hiện đại gây tăng trọng lượng cơ thể vì sau khi dùng
tạo cảm giác buồn ngủ và thèm ăn" - một trong các bác sĩ kể. - "Họ
cung cấp các bữa ăn giống như ở càc nhà ăn tự phục vụ ở Đại học Bắc Kinh. Có
cơm, rau, một ít thịt ít hoặc thịt bằm. Nói gì thì nói, bữa ăn không quá tệ.
Khi nói đến sự đối phó với một tình huống khó khăn, mỗi người chúng ta đều phải
tìm thấy sức mạnh bên trong và tự kỷ luật để không bị suy sụp" - cựu
tù nhân Qincheng nói.
Tất cả những tù nhân trong các nhà tù Trung
Quốc đều đồng ý với nhận định rằng, bà Cốc chịu một áp lực rất lớn về tâm lý,
mà chỉ có những người thật mạnh mẽ mới có thể chịu đựng. - "Giam cách
ly là một trong những cách ác độc nhất để làm con người suy sụp tinh
thần"- một tù nhân vô danh Trung Quốc nhấn mạnh.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức - RFA Blog
-----------------------------
Dịch từ tiếng Ba Lan từ bài đăng trên nhật
báo Ba Lan "Polska The Times" ngày 1/9/2012: http://www.polskatimes.pl/artykul/648539,tajemnicza-puculowatosc-i-blokada-sobowtora-chinczycy,id,t.html
No comments:
Post a Comment