Nguyễn
Văn Khanh
Monday,
September 24, 2012 7:26:10 PM
Sáu tuần trước ngày bầu cử
Ðúng sáu tuần lễ trước ngày cử tri Hoa Kỳ đặt chân vào phòng
phiếu để chọn người lãnh đạo quốc gia, vẫn chưa ai nhìn thấy rõ chân dung ông
chủ Tòa Bạch Ốc.
Có
thể ông Barack Obama của đảng Dân Chủ sẽ được dân chúng giữ ở lại thủ đô thêm 4
năm nữa, cũng có thể phía đảng Cộng Hòa reo mừng vì người thành công ở cuộc đua
chính trị năm nay là ông Mitt Romney.
Mặc
dù cả 2 đảng vẫn tiếp tục lên tiếng bày tỏ lạc quan cũng như đưa ra những lời
phát biểu với nội dung “đang nắm chặt chiến thắng trong tay”, nhưng kết quả các
cuộc thăm dò cho thấy cả ông Romney lẫn ông Obama đều có hy vọng sẽ thành công.
Tỷ lệ khác biệt đến giờ vẫn nằm ở khoảng từ 1% đến 5% nghiêng về phía vị tổng
thống Dân Chủ đương nhiệm, nhưng đừng vì thế mà vội bảo ông cựu thống đốc Cộng
Hòa của tiểu bang Massachusetts là người thua cuộc.
Ngay
kết quả những cuộc đếm phiếu cử tri đoàn mà các đài truyền hình cho thực hiện
trong phần tin tức hàng đêm cũng không cho người dân Hoa Kỳ thấy được hình ảnh
của người thắng cử. Tất cả các đài TV đều nói ông Obam đang dẫn đầu nhưng vẫn
chưa có được 270 phiếu để đắc cử, đồng thời đưa ra những giả thuyết khác nhau
để dự đoán phần thắng có thể thuộc về ai. Khi nghe các ông bà phân tích gia nói
chuyện, cử tri cũng chỉ biết điều hầu như ai ai cũng đã biết: Ông Obama có
nhiều cơ hội thắng hơn ông Romney, nhưng chính ông tổng thống Dân Chủ cũng hiểu
chưa có gì đảm bảo sẽ được ngồi làm việc ở Phòng Bầu Dục thêm 4 năm nữa.
Tại
sao?
“Câu
trả lời thật dễ dàng: Một số đông cử tri vẫn phân vân chưa quyết định sẽ bỏ
phiếu cho ai”, ông Neil Newhouse, một trong những người thực hiện cuộc thăm dò
mới nhất của Viện Gallup trả lời. “Sáu tuần trước ngày cuộc bầu cử diễn ra,
nước Mỹ vẫn chia ra làm 3 phần”, ông giải thích thêm, “có những người luôn luôn
bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa, có những người luôn luôn bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ,
thành phần còn lại là tập thể cử tri sẽ quyết định cuộc bầu cử năm nay”. Thành
phần đó “không nhất thiết phải là thành phần cử tri độc lập, mà còn là những
người của cả 2 đảng chưa quyết định ủng hộ ông Romney hay ông Obama”.
Cuộc
thăm dò của Viện Gallup cho thấy “đây là cuộc bầu cử khít khao, sôi nổi chưa
từng có” theo nhận xét của nhà báo Bob Scheiffer của đài CBS, đồng thời cũng là
người được chọn để điều khiển 1 trong cuộc tranh luận trên truyền hình giữa 2
ông Obama và Romney. Theo kết quả cuộc thăm dò, ông Obama được 47% cử tri toàn
quốc ủng hộ, ông Romney cũng chẳng chịu thua với 46% tổng số phiếu cử tri. Ở 12
tiểu bang nằm trong danh sách sẽ quyết định ghế tổng thống năm nay (được gọi là
swing states), 48% ủng hộ ông Obama, 46% cho biết sẽ dồn phiếu cho ông Romney.
Những
con số này khiến ban tham mưu của ông Obama tin tưởng hơn vào thành công, nhưng
ông phụ tá Brian Jones của ban vận động Mitt Romney vừa cười vừa bảo “họ quên
một chi tiết rất quan trọng được ghi rõ trong cuộc thăm dò là tới 39% cử tri
Cộng Hòa háo hức chờ ngày đi bỏ phiếu trong khi chỉ có 37% cư tri Dân Chủ cho
hay nôn nao chờ ngày đi bầu”. Ðiều đó được ban cố vấn cho ông Romney giải thích
rõ hơn: “Chính cử tri Dân Chủ cũng không hài lòng với ông tổng thống Dân Chủ
đương nhiệm”, như ông cố vấn Ed Gillespie nói với báo chí trong buổi gặp gỡ
ngắn cuối tuần rồi ở Washington D.C.
“Bất
kể 2 bên nói gì đi chăng nữa, chúng ta nên biết rằng chưa bao giờ nước Mỹ có
một cuộc bầu cử khít khao đến thế”, chiến lược gia độc lập Carol McGuire viết
trong thư email gửi cho một số người để bày tỏ nhận xét của mình. Bà kể lại giờ
này 36 năm trước đây, “Tổng Thống Dân Chủ Jimmy Carter hơn ứng viên Cộng Hòa
Ronald Regan 3% số phiếu” lần này, tỷ lệ cách biệt giữa 2 người dự cuộc đua
tiến vào Tòa Bạch Ốc “chỉ hơn kém nhau từ 1% đến 2% là tối đa” nên không ai dám
vội vã tiên đoán chiến thắng 2012 sẽ thuộc về ông Barack Obama hay ông Mitt
Romney.
Như
vậy, quyết định vẫn nằm ở những tiểu bang “swing states”, nơi cả 2 ứng viên đua
nhau đến để vận động tranh cử, và đã bỏ ra số tiền hơn nửa tỷ dollars để quảng
cáo trên TV, radio và báo chí (chỉ riêng tiêu bang Nevada với 6 phiếu cử tri
đoàn đã ngốn mất 40 triệu bạc) . Cũng có thể người dân Hoa Kỳ sẽ thấy được dung
nhan vị tổng thống của họ cho 4 năm sắp tới sớm hơn, nhưng sớm nhất thì cũng
phải chờ sau cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên (đề tài chuyên về chính sách
đối nội) diễn ra vào tối Thứ Tư tuần tới ở Denver, Colorado.
Nhưng
ngay ngày hôm nay, đúng 6 tuần lễ trước ngày cử tri Hoa Kỳ đặt chân vào phòng
phiếu để chọn người lãnh đạo quốc gia, vẫn chưa ai nhìn thấy rõ chân dung ông
chủ Tòa Bạch Ốc.
No comments:
Post a Comment