Việt-Long, RFA
2012-09-18
Đài Á Châu Tự Do hôm
nay, thứ ba 18 tháng 9, tiếp đón bà Aung San Suu Kyi tại trụ sở ở Washington,
trong khuôn khổ chuyến thăm của nhà lãnh tụ dân chủ Miến Điện tại Hoa Kỳ.
Nhà lãnh đạo, biểu tượng dân chủ của Miến Điện, gặp gỡ và nói chuyện với toàn thể nhân viên đài Á Châu Tự Do sau khi trả lời cuộc phỏng vấn của Giám đốc ban Miến Điện, bà Nyein Shwe. Cuộc phỏng vấn được dịch sang Việt ngữ như sau.
Nhà lãnh đạo, biểu tượng dân chủ của Miến Điện, gặp gỡ và nói chuyện với toàn thể nhân viên đài Á Châu Tự Do sau khi trả lời cuộc phỏng vấn của Giám đốc ban Miến Điện, bà Nyein Shwe. Cuộc phỏng vấn được dịch sang Việt ngữ như sau.
Bà Aung San Suu Kyi
nói chuyện với nhân viên RFA hôm 18.09.2012.
Photo: RFA
Sợ
hãi và Hận thù
Nyein Shwe: Chúng tôi rất
hân hạnh được nói chuyện với bà ở nơi đây. Cộng đồng quốc tế trong đó có Hoa Kỳ
rất quan tâm đến vấn đề người Rohinda tại bang Rakhine của Miến Điện và muốn
nghe ý kiến của bà.
Aung San Suu Kyi: Có hai cách nhìn
vấn đề đó. Thứ nhất là theo nhãn quan những gì đang diễn ra tại Miến Điện, và
thứ hai là theo nhãn quan của thế giới. Lý do là vì tôi cho rằng sự xung đột
giữa những cộng đồng như vậy không phải chỉ xảy ra tại xứ sở Miến Điện của
chúng tôi, mà xảy ra ở khắp nơi trên thế giới.
Tôi
muốn nhấn mạnh rằng chính sách của Liên đoàn dân chủ NLD của chúng tôi xác định
rằng nhân quyền và nguyên tắc pháp trị là những nguyên tố cần thiết để làm giảm
mối căng thẳng trong một tình thế như vậy.
Tuy
nhiên về lâu dài ta phải có thêm nhiều hiểu biết giữa những cộng đồng này với
nhau để thông hiểu và trao đổi.
Tôi
nghĩ rằng về căn bản, nơi nào có thù ghét là nơi đó có sự sợ hãi. Đó có thể là
những nỗi ám ảnh gây sợ hãi hay chỉ là khuynh hướng không ưa thích lẫn nhau,
nhưng sự thù ghét với nỗi sợ hãi có mối liên hệ rất gần gũi.
Cần
phải nhổ bỏ gốc rễ cũa sự thù ghét bằng cách tìm ra căn nguyên những gì khiến
con người cảm thấy mất an ninh, mất đi sự an toàn, gây nên sợ hãi. Quyền con
người cần phải được áp dụng cho tất cả mọi con người ở mọi nơi mọi phía, áp
dụng cho công bằng, cũng như tinh thần pháp trị, cần được phổ biến khắp mọi nơi
không riêng gì ở bang Rakhine.
Tổng giám đốc Libby
Liu đón Aung San Suu Kyi trước trụ sở đài Á Châu Tự Do
Nyein Shwe: Khi nói phải
diệt đi lòng thù hận, bà có thấy làm được như vậy rất khó khăn không?
Aung San Suu Kyi: Tất nhiên là rất
khó. Tôi đã phát biểu rằng thù hận bắt nguồn từ sợ hãi, nên ta phải diệt đi cái
nguyên nhân khiến người ta cảm thấy bất an nên sợ hãi, cũng như những nguyên
nhân của sự đe doạ đối với con người. đó là những yếu tố cần phải gỡ bỏ nếu ta
muốn gỡ được lòng thù hận đưa đến xung đột.
Nyein Shwe: Nhưng muốn gỡ bỏ
được liệu bà có cần đến sự tư vấn hay quan tâm đặc biệt nào, hay một loại trật
tự nào của quốc gia, hay chính quyền, để từ đó tiến tới chăng?
Aung San Suu Kyi: Khi nói đến việc
giải quyết xung đột thí bất kỳ ý kiến tư vấn nào cũng phải nói tới một việc
không thể không làm, đó là phải đối thoại với nhau, phải thương lượng, phải lọc
lựa ra những vấn nạn, và phải đối thoại thay vì bạo động.
Bà Nyein Shwe: Đã hơn hai mươi năm
qua kể từ khi bà khởi xướng và điều hành phong trào dân chủ này, và bà đã vượt
qua vô số vấn đề, nhưng nay khuynh hướng cải tổ đã thắng thế, và nhiều sự thay
đổi theo chiều hướng tích cực đang đến dần. Tuy nhiên cùng lúc đó cũng xuất
hiện rất nhiều vấn đề. Bà có thể vui lòng cho biết mối quan tâm chính yếu, mối
quan tâm trước mắt của bà là gì để Miến Điện có thể tiến tới.
Aung San Suu Kyi: Rất nhiều vấn đề,
không chỉ một vấn đề nào là chính yếu và cấp thiết nhất. Nhưng tất cả cũng quy
về mục đích quan trọng nhất là làm sao giữ vững được tiến trình dân chủ hoá.
Việc đó đưa đến sự tin cậy vào nhân dân.
Tin
tưởng vào dân chủ thì phải tin tưởng vào quần chúng nhân dân. Không tin vào
người dân nghĩa là không đặt niềm tin vào dân chủ. Cho nên nếu nói có niềm tin
vào dân chủ những không tin vào khả năng của người dân có thể đem lại dân chủ,
thì đã đi sai đường. Ta phải nhất quán.
Vì
vậy mối quan tâm lớn lao nhất của tôi là tạo cho người dân quyền hành động ,
trao quyền hay tạo quyền hành cho họ để họ có thể tạo dựng một xã hội theo ý
muốn của họ. Đó là ý nghĩa của dân chủ. Người dân sẽ tạo ra môt xã hội dựa trên
khả năng của người dân để giữ vững những cơ sở cho công cuộc dân chủ hoá.
Aung San Suu Kyi
tiến vào bên trong trụ sở RFA
Giáo
dục và Dân chủ
Bà Nyein Shwe: Bà nói đến
empowerment, là tạo dựng quyền hành, trao quyền hành động cho người dân, nhưng
ta cũng biết người dân Miến Điện từng sống trong những thời kỳ tăm tối như ta
từng thấy. Vậy làm cách nào để họ hiểu được họ phải nắm giữ vai trò như thế nào
trong tiến trình dân chủ hoá cho nhân dân?
Aung San Suu Kyi: Giáo dục, đó là
giáo dục theo một ý nghĩa rộng lớn. Chương trình giáo dục tốt hơn ở trường lớp
củng những cơ sở giáo dục tốt hơn là rất cần thiết, nhưng thêm vào đó sự kết
nạp kiến thức và thông tin bên ngoài trường lớp cũng không kém phần quan trọng.
Đó là lý do tại sao những cơ sở như đài Á Châu Tự Do phải vào cuộc.
Bà Nyein Shwe: Vậy bà có ý kiến
thế nào về vai trò mà RFA cần phải có?
Aung San Suu Kyi: Tôi cho rằng cần
phải nghiên cứu tình hình Miến Điện rất thận trọng, và cố gắng giúp vào tiến
trình kiến tạo một nền tảng mà tôi muốn gọi là nền văn hóa chính trị lành mạnh.
Chúng
tôi rất yếu kém khi phải tiến đến chỗ thương lượng và thoả hiệp với nhau. Đó là
một phần đặc tính của xã hội, không phải của văn hóa. Người ta hay cảm thấy hổ
thẹn khi thua cuộc, hổ thẹn khi phải nhận lỗi đã làm gì sai.
Người
ta đứng ngẩng cao trên niềm kiêu hãnh, mà thực ra là bám víu lấy sự hư ảo. Niềm
kiêu hãnh và sự hư ảo hoàn toàn khác nhau.
Niềm
kiêu hãnh, niềm hãnh diện thực sự thì hiện hữu, nhưng không bao giờ có sự hiện
thực của hư ảo. Vì vậy giúp người ta tự tin vào mình cũng là điều rất quan
trọng.
Khi
có lòng tự tin, người ta sẽ biết lắng nghe ý kiến của người khác cũng như sẵn
sàng nhìn nhận mình có thể đã sai trái. Những ai ít tự tin thì khó lòng nhìn
nhận người khác đúng mà mình sai, từ đó sẽ tạo nên nhiều chướng ngại cho tiến
trình thương thảo và thoả hiệp.
Bà Nyein Shwe: Bà cho rằng
người ta còn xa nhau tới đâu để có thể tiến đến chỗ nhìn nhận sự khác biệt và
thoả hiệp, và cùng tiến tới cùng một mục đích?
Aung San Suu Kyi: Nói đến khoảng xa
đối với nhau thì.. nếu chúng tôi không có khả năng thương thảo và thoả hiệp thì
chúng tôi đã không ở vị trí mà đã tiến tới được trong ngày hôm nay. Phải có khả
năng thương lượng và thoả hiệp thỉ chúng tôi mới bước vào cuộc tuyển cử và vượt
những trở ngại để bước vào quốc hội…
Sau
cùng thì chúng tôi đã học hỏi được kinh nghiệm để sống còn và để thực hiện
những lời hứa hẹn của chúng tôi với người dân Miến Điện.
Muốn
có Tự do, phải Hành động
Bà Nyein Shwe: Là người từng có
nhiều kinh nghiệm đối phó với một chế độ đàn áp, bà có lời khuyên nào cho người
dân của những xứ sở độc tài như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn vân vân…
Aung San Suu Kyi: Tôi không nói tới
một xứ sở riêng rẽ nào nhưng nói chung với những người dân sợ nạn độc tài, rằng
nếu họ bị sợ độc tài thì đó là vì họ muốn sống trong sự sợ hãi.
Ai
không sợ sự đàn áp thì cũng không sợ được tự do. Nghĩa là nếu sợ độc tài thì
cần phải thoát ra khỏi tình trạng tự mình làm mình sợ, và phải làm gì đó để
thoát ách độc tài.
Tôi
nhắc lại là muốn được tự do thì hãy làm việc cho quyền tự do, không thể cứ ngồi
đó mà hy vọng ai đó sẽ đem tự do lại cho mình.
Bà Nyein Shwe: Đối với Miến
Điện thì người ta cảm thấy may mắn đã có một lãnh tụ với những đức tính như bà,
còn các nơi khác thì….
Aung San Suu Kyi: Ta không cần phải
lệ thuộc vào một cá nhân đơn độc để có thể tiến tới. Không có ai lãnh đạo thì
tự mình hãy lãnh đạo lấy…
Aung San Suu Kyi trả
lời phỏng vấn trong TV studio của đài Á Châu Tự Do
Bà Nyein Shwe: Thưa đó không
phải chuyện dễ dàng…
Aung San Suu Kyi: Không phải chuyện
dễ dàng, tôi hiểu như vậy, nhưng ai cũng làm được nếu quyết tâm làm điều đó
Bà Nyein Shwe: Bà có lời khuyên
đặc biệt nào cho những nước đã nói tới, về việc họ cần làm gì…
Aung San Suu Kyi: Ta biết người Miến
Điện từng nói muốn thành công thì phải bắt đầu với ý muốn hành động. Sau đó
phải có sự kiên định để thực hiện nó tới thành công, còn phải có tinh thần đúng
đắn, có sự khôn ngoan đúng chỗ,
Nhưng
điều quan trọng là trước hết phải có một tâm nguyện cho tự do để khởi sự, nếu
có tâm nguyện cho tự do thì mới cần sự kiên định, tinh thần đúng đắn và sự khôn
ngoan, và trong đó còn có khả năng thu nhận những tài năng cần thiết.
Bà Nyein Shwe: Cuối cùng, có
nhiều người được đề cử cho giải Nobel hoà bình năm nay. Bà cho rằng ai sẽ xứng
đáng là khôi nguyên hoà bình?
Aung San Suu Kyi: Tôi không nghĩ gì
tới việc đó nên không có câu trả lời.
Bà Nyein Shwe: Trân trọng cảm
tạ Aung San Suu Kyi đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn hôm nay.
Aung San Suu Kyi: Đó là niềm vui và
hân hạnh cho tôi.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Theo dòng thời sự :
------------------------------------------
Thanh Phương – RFI
Thứ tư 19 Tháng
Chín 2012
Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên từ hơn 20 năm qua, hôm qua, 18/09/2012, nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đã gặp lại Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Hai người đã gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2011 tại thành phố Rangun.
Tuyên bố trước cử tọa tại Hạ Viện Mỹ vì hòa bình và xã hội ở châu Á, lãnh đạo đối lập Miến Điện đã kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ các biện pháp trừng phạt cuối cùng đối với Miến Điện.
Vào cuối tháng 7 vừa qua,
Washington đã bãi bỏ phần lớn các hạn chế đối với đầu tư của Mỹ ở Miến Điện, kể cả trong lĩnh vực dầu khí. Lần đầu tiên từ 22 năm qua, một đại sứ Mỹ cũng đã được bổ nhiệm tại Rangun.
Tuy hoan nghênh những cải tổ ở Miến Điện, Ngoại trưởng Hillary Clinton cảnh báo về nguy cơ « quay trở lại phía sau ». Theo bà Clinton, chính quyền và phe đối lập còn cần nhiều nỗ lực để tiếp tục làm việc vì sự đoàn kết của đất nước.
Về phần bà Aung San Suu Kyi thì cố trấn an Trung Quốc rằng sự cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ với Miến Điện không phải là nhằm kềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh ở châu Á.
Nhà đối lập Miến Điện đã đến Washìngton ngày thứ hai vừa qua để mở chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài ba tuần ở Hoa Kỳ. Cũng như tại châu Âu, bà Aung San Suu Kyi đã được đón tiếp rất nồng hậu tại Mỹ. Tuy Nhà trắng không có thông báo gì, nhưng theo dự kiến, nhà đối lập sẽ được tổng thống Obama đón tiếp.
Hôm nay, bà Aung San Suu Kyi sẽ nhận huy chương vàng của Quốc hội Mỹ, một giải thưởng rất danh giá được trao tặng cho bà vào năm 2008.
VOA
18.09.2012
Lãnh tụ đối lập
Miến Ðiện Aung San Suu Kyi nói rằng cải cách chính trị và kinh tế ở đất nước bà
không phải là không thể đảo ngược, nhưng bà cảm thấy được khích lệ về những bởi
tiến bộ đã đạt được cho đến nay. Khôi nguyên Giải Nobel Hòa bình đã đến thăm
trụ sở chính của đài VOA tại Washington, và nói chuyện với phóng viên Scott
Stearns.
Tốc độ của đà thay đổi chính trị ở Miến Ðiện trong hai năm qua quả đáng ngạc nhiên: từ việc chấm dứt việc quản thúc tại gia bà Aung San Suu Kyi, tới việc bà được bầu vào Quốc hội, cho tới việc tháo gỡ hầu hết các biện pháp cấm vận, và việc phóng thích hơn 500 tù nhân chính trị trong tuần này.
Tốc độ của đà thay đổi chính trị ở Miến Ðiện trong hai năm qua quả đáng ngạc nhiên: từ việc chấm dứt việc quản thúc tại gia bà Aung San Suu Kyi, tới việc bà được bầu vào Quốc hội, cho tới việc tháo gỡ hầu hết các biện pháp cấm vận, và việc phóng thích hơn 500 tù nhân chính trị trong tuần này.
Tuy nhiên, nhà
lãnh đạo thân dân chủ nói rằng tiến trình chuyển biến của Miến Ðiện không phải
là không thể đảo ngược, cho đến khi quân đội hoàn toàn cam kết ủng hộ thay đổi.
Bà Suu Kyi phát biểu:
"Theo hiến pháp hiện hành, quân đội vẫn có thể nắm quyền kiểm soát tất cả các bộ phận của chính phủ nếu họ xét việc này là cần thiết. Vì vậy, cho tới khi quân đội khẳng định rõ và một cách nhất quán sẽ hỗ trợ tiến trình dân chủ, chúng ta không thể nói tiến trình đó không thể bị đảo ngược. Nhưng tôi cũng không nghĩ rằng chúng ta phải lo sợ quá đáng về nguy cơ một sự đảo ngược sẽ xảy ra.".
Quân đội đã cai trị Miến Ðiện trong nhiều thập niên, và đã ra sức đàn áp tất cả mọi phe đối lập. Do đó, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với chính phủ Miến Ðiện.
Cuộc bầu cử năm 2010 đã bầu lên một số nhà lãnh đạo chính trị mới, những người tuy là dân sự, song có quan hệ mật thiết với quân đội. Tuy nhiên, chính phủ mới đã từng bước thực hiện cải cách chính trị và kinh tế, dẫn tới quyết định của Washington giảm bớt các biện pháp trừng phạt.
Bà Suu Kyi phát biểu:
"Theo hiến pháp hiện hành, quân đội vẫn có thể nắm quyền kiểm soát tất cả các bộ phận của chính phủ nếu họ xét việc này là cần thiết. Vì vậy, cho tới khi quân đội khẳng định rõ và một cách nhất quán sẽ hỗ trợ tiến trình dân chủ, chúng ta không thể nói tiến trình đó không thể bị đảo ngược. Nhưng tôi cũng không nghĩ rằng chúng ta phải lo sợ quá đáng về nguy cơ một sự đảo ngược sẽ xảy ra.".
Quân đội đã cai trị Miến Ðiện trong nhiều thập niên, và đã ra sức đàn áp tất cả mọi phe đối lập. Do đó, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với chính phủ Miến Ðiện.
Cuộc bầu cử năm 2010 đã bầu lên một số nhà lãnh đạo chính trị mới, những người tuy là dân sự, song có quan hệ mật thiết với quân đội. Tuy nhiên, chính phủ mới đã từng bước thực hiện cải cách chính trị và kinh tế, dẫn tới quyết định của Washington giảm bớt các biện pháp trừng phạt.
Các nhân viên đài VOA ngưỡng mộ bà
Suu Kyi đã nồng nhiệt chào đón khi bà đến thăm đài
Trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở Đài VOA ở Washington hôm thứ Ba, bà Aung San Suu Kyi nói bà ủng hộ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại mà Hoa Kỳ áp đặt lên Miến Ðiện bởi vì theo lời bà, đã đến lúc để người dân Miến Ðiện đứng trên hai chân của chính họ. Bà nói:
"Đã có nhiều nhận định rằng các biện pháp trừng phạt Miến Ðiện đã tác động tới Miến Ðiện về phương diện kinh tế, nhưng tôi không đồng ý với quan điểm đó. Nếu bạn nghiên cứu các phúc trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF chẳng hạn, thì tổ chức này đã nêu lên khá rõ ràng rằng tác động kinh tế đối với Miến Ðiện không đến nỗi nào. Tuy nhiên theo tôi, tác động chính trị của các biện pháp cấm vận rất lớn, và điều đó đã giúp chúng tôi trong cuộc đấu tranh cho dân chủ."
Trong cương vị là lãnh đạo của phe đối lập, Liên Minh Đấu tranh vì Dân Chủ Miến Ðiện, bà Aung San Suu Kyi đã trải qua gần hai thập niên trong tình trạng bị giam giữ. Trong suốt những năm đó, bà nói bà tin rằng bà đang trên con đường mà chính mình đã chọn, và hoàn toàn chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục tiến lên trên con đường đó.
Thế bà muốn nói gì với những người tại các nước khác đang trong tình huống tương tự, đang hướng về bà để tìm nguồn cảm hứng?
"Trước hết, tôi sẽ nói đừng từ bỏ hy vọng. Đồng thời tôi sẽ nói rằng không có hy vọng nếu không có nỗ lực. Chúng ta phải cật lực làm việc. Chúng ta phải cố gắng. Chỉ ngồi đó mà hy vọng là không đủ. Ta phải làm việc để những niềm hy vọng của mình trở thành hiện thực."
Trong chuyến đi thăm đầu tiên của bà tới Hoa Kỳ trong hơn 20 năm qua, bà Aung San Suu Kyi sẽ được trao Huân chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ. Bà còn là khách mời danh dự tại một buổi dạ tiệc do Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chủ trì.
Phóng viên VOA Scott Stearns phỏng vấn bà Suu Kyi
Trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở Đài VOA ở Washington hôm thứ Ba, bà Aung San Suu Kyi nói bà ủng hộ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại mà Hoa Kỳ áp đặt lên Miến Ðiện bởi vì theo lời bà, đã đến lúc để người dân Miến Ðiện đứng trên hai chân của chính họ. Bà nói:
"Đã có nhiều nhận định rằng các biện pháp trừng phạt Miến Ðiện đã tác động tới Miến Ðiện về phương diện kinh tế, nhưng tôi không đồng ý với quan điểm đó. Nếu bạn nghiên cứu các phúc trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF chẳng hạn, thì tổ chức này đã nêu lên khá rõ ràng rằng tác động kinh tế đối với Miến Ðiện không đến nỗi nào. Tuy nhiên theo tôi, tác động chính trị của các biện pháp cấm vận rất lớn, và điều đó đã giúp chúng tôi trong cuộc đấu tranh cho dân chủ."
Trong cương vị là lãnh đạo của phe đối lập, Liên Minh Đấu tranh vì Dân Chủ Miến Ðiện, bà Aung San Suu Kyi đã trải qua gần hai thập niên trong tình trạng bị giam giữ. Trong suốt những năm đó, bà nói bà tin rằng bà đang trên con đường mà chính mình đã chọn, và hoàn toàn chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục tiến lên trên con đường đó.
Thế bà muốn nói gì với những người tại các nước khác đang trong tình huống tương tự, đang hướng về bà để tìm nguồn cảm hứng?
"Trước hết, tôi sẽ nói đừng từ bỏ hy vọng. Đồng thời tôi sẽ nói rằng không có hy vọng nếu không có nỗ lực. Chúng ta phải cật lực làm việc. Chúng ta phải cố gắng. Chỉ ngồi đó mà hy vọng là không đủ. Ta phải làm việc để những niềm hy vọng của mình trở thành hiện thực."
Trong chuyến đi thăm đầu tiên của bà tới Hoa Kỳ trong hơn 20 năm qua, bà Aung San Suu Kyi sẽ được trao Huân chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ. Bà còn là khách mời danh dự tại một buổi dạ tiệc do Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chủ trì.
Phóng viên VOA Scott Stearns phỏng vấn bà Suu Kyi
No comments:
Post a Comment