Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-09-16
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/activists-concerned-aboutrights-under-aec-09162012133448.html
ASEAN
đang chuẩn bị và xúc tiến mọi thủ tục để thành lập AEC - Cộng Đồng Kinh Tế
ASEAN năm 2015, được coi là bước tiến quan trọng trong khu vực.
Tuy
nhiên các tổ chức nhân quyền cảnh báo là nếu ASEAN coi nhẹ hoặc bỏ qua những
vấn đề thuộc về quyền con người trong tiến trình AEC thì tiêu cực và mất quân
bình sẽ xảy ra trong cộng đồng kinh tế chung đó.
Công
nhân không tay nghề
Nhân quyền, dân chủ, bảo vệ công nhân,
môi sinh, di dân, môi trường sống, là những vấn đề quan trọng đã không được bàn
trong tiến trình thành lập AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN năm 2015, theo các chuyên gia
nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ ở khu vực Đông Nam Á, tại một buổi hội
thảo mới đây ở Bangkok, Thái Lan. Điều đáng quan ngại là AEC có thể tạo những
ảnh hưởng tiêu cực và bất cập lên tầng lớp công nhân không có tay nghề, rồi thì
môi trường, quyền con người trong cộng đồng, lợi tức không cân xứng giữa các
thành phần lao động và nhiều vấn đề khác nữa.
Bà Sriprapha
Petcharamesree,
đại diện Thái Lan trong ACHR Ủy Ban Liên Quốc ASEAN Về Nhân Quyền, nhận định là
những vấn đề như dân chủ và quyền con người không được đề cập đến trong các văn
bản AEC - Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN, chưa kể những chuyện quan trọng không kém
như khả năng điều hành từ chính quyền, trách nhiệm xã hội của các tập đoàn kinh
doanh hay đầu tư chẳng hạn.
Vẫn
theo lời bà, dù như tiến tới được một khu vực trao đổi hàng hóa tự do năm 2015
đi nữa thì sự giới hạn sẽ là vấn đề nảy sinh và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực
tức là giới lao động không chuyên từ nước này sang nước khác.
Nói
đến nhân quyền là phải nói đến quyền lợi của giới công nhân không có tay nghề,
điều mà các văn bản AEC không nhắc tới, cho nên không có bảo đảm sự thành công
của AEC sẽ cải thiện được quyền con người.
Ông Yap Swee Seng, giám đốc điều hành
Asia Forum - Diễn Đàn Châu Á, một tổ chức nhân quyền ngoài chính phủ ở Thái
Lan, khẳng định là những tầng lớp lao động không chuyên, vốn đông đảo hơn và
được AEC ưu tiên nhiều hơn, sẽ không được đối xử ngang hàng với tầng lớp công
nhân có tay nghề trong khu vực:
“AEC
sẽ tạo nên sự phân biệt đối xử, tạo tình trạng không cân xứng về lợi tức khi mà
thành phần lao động có tay nghề kiếm được nhiều tiền hơn thành phần lao động
không chuyên.
Không
thể chỉ chú trọng đến kinh tế, ông Yap Swee Seng nói tiếp, mà phải quan tâm đến
quyền lợi của những người từ quốc gia này sang quốc gia khác để làm việc, gọi
là công nhân di cư hoặc lao động nhập cư, sẽ tăng cao một khi AEC Cộng Đồng
Kinh Tế ASEAN thành hình.”
Môi
trường
Ảnh
hưởng của AEC đối với môi trường, tác động trực tiếp đến cuộc sống của những
cộng đồng dân cư địa phương, là tiêu đề được bà Naruemon Tapchumpol, giảng sư
môn Khoa Học Chính Trị viện đại học Chulalongkon, trình bày chi tiết. Một trong
những câu hỏi giáo sư Tapchumpol nêu ra là những dự án thủy điện qui mô mà từng
nước ASEAN đang nhắm tới liệu có bảo vệ có tôn trọng quyền lợi và cuộc sống của
người dân, nhất là các cộng đồng dân cư bị buộc phải di dời vì những dự án đó:
“Những
dự án thủy điện lớn tác động đến nhiều quốc gia, điển hình như đập thủy điện
Xayaburi đang xây trên lãnh thổ Lào, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sinh
thái và cuộc sống của người dân Lào, Kampuchia và Việt Nam, ba quốc gia của
tiểu vùng Mekong.”
Quyền
lợi căn bản
Cô Huỳnh Thục Vy bị
bắt một cách thô bạo ngày 1 tháng 7, 2012. TTCCT/danlambao
Về
mặt nhân quyền của từng nước ASEAN, bà trình bày tiếp:
“Philippines
tương đối là quốc gia có nhiều tự do nhất về mặt ngôn luận, kế đó là Indonesia,
thứ ba là Thái Lan nếu đừng để ý đến đạo luật cấm xúc phạm quốc vương và hoàng
gia.
Tại
Singapore, người dân có thể bày tỏ bất cứ suy nghĩ nào trừ chuyện phê bình
chính phủ. Tại Việt Nam, bà nói tiếp, người dân không được quyền thành lập
những tổ chức dân sự xã hội, không được phép biểu tình trừ những chuyện gọi là
mít tinh tập thể để hô hào điều gì có lợi cho nhà nước.
Tương
tự như thế, người dân ở Kampuchia hay Lào cũng không được quyền tụ tập đông
người, quyền ghi tên thành lập tổ chức xã hội bị cấm đoán, mở miệng nói điều gì
ngược với đường lối của nhà cầm quyền là bị tù.”
Tới
lúc này, giáo sư Tapchumpol nhận định, chưa có gì chắc chắn và rõ ràng để có
thể tin là dân chủ, nhân quyền và tự do phát biểu ở các nước ASEAN sẽ được cải
thiện, được thăng tiến trong Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN 2015.
Theo
ông Yap Swee Seng của Diễn Đàn Châu Á, vấn đề nhân quyền liên quan đến AEC còn
nằm trong những hệ lụy mà các tập đoàn đầu tư đa quốc gia và các đại công ty
khai thác nước ngoài gây ra tại những quốc gia đang mở mang của ASEAN, nơi sự
áp dụng luật lệ không mấy nghiêm chỉnh, dẫn tới sự ô nhiễm môi sinh, hàng loạt
rừng bị phá hủy, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, rất nhiều cộng đồng phải di
dời và thay đổi vì những chương trình đô thị hóa.
“Khu
vực kinh tế chung AEC là thử thách cũng là cơ hội cho người dân các nước ASEAN
chiêm nghiệm về những hậu quả tiêu cực từ một nền kinh tế hiện đại từ điều gọi
là nền kinh tế hiện đạị.”
Vì
vậy, ông Yap Swee Seng cảnh báo, những dự án phát triển của AEC 2015 dù thực tế
đến mấy cũng sẽ gặp phải tranh cãi và chống đối một khi người dân nhìn thấy
nhân quyền và quyền lợi căn bản trong cuộc sống của họ không được quan tâm
không được tôn trọng đúng mức.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment