Monday 3 September 2012

3 TỔ CHỨC LUẬT SƯ & NHÂN QUYỀN LÊN TIẾNG CHO LS LÊ QUỐC QUÂN (Việt Tân)





Việt Tân
Cập nhật: 2/09/2012


Ông Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước CHXNCNVN
35 Ngô Quyền
Quận Hoàn Kiếm, HÀ NỘI
VIỆT NAM
Ngày 30 Tháng 8, 2012

V/v: Ông Lê Quốc Quân

Tổ chức Lawyers Rights Watch Canada [1], tổ chức Lawyers for Lawyers [2] và Amnesty International tại Hoà Lan [3] (Các Tổ Chức Đồng Ký Tên) lấy làm quan ngại khi được biết rằng một trong những luật sư có tiếng tại Việt Nam, ông Lê Quốc Quân, đã bị thương nặng sau khi bị hành hung vào ngày Chủ Nhật 19 tháng Tám, 2012.
Theo chúng tôi được biết, ông Lê Quốc Quân đã bị hành hung gần nhà của ông ở Hà Nội và bị đánh bằng tuýp sắt vào đùi, đầu gối và lưng. Kết quả là ông Lê Quốc Quân đã phải hồi phục trong bệnh viện trong nhiều ngày.

Ông Lê Quốc Quân là một luật sư danh tiếng và là một nhà bảo vệ nhân quyền. Mặc dù không còn chính thức hành nghề luật sư sau khi bị khai trừ khỏi Luật Sư Đoàn, ông vẫn tiếp tục đấu tranh và bảo vệ quyền dân sự tại Việt Nam qua blog của ông và các hoạt động khác.

Như nhiều luật sư nhân quyền, blogger và các nhà hoạt động Việt Nam khác, ông Lê Quốc Quân đã thường xuyên bị bắt giữ tùy tiện và bị theo dõi liên tục. Các Tổ Chức Đồng Ký Tên dưới đây cho rằng việc hành hung mới đây cũng như các vụ bắt giữ tùy tiện trước đây, và những sự quấy nhiễu liên tục có liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu tranh nhân quyền của ông Lê Quốc Quân.

Hành vi này trái ngược với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, trong đó bao gồm các quy luật quốc tế được thông qua bởi Liên Hiệp Quốc và tiếp tục là nền tảng của hệ thống nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Cụ thể, đối với vai trò của người bảo vệ nhân quyền và các luật sư, chúng tôi cổ võ Điều khoản 6c [4] và Điều khoản 12 đoạn 2 [5] của Tuyên Ngôn Bảo Vệ Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, và Điều khoản 23 [6] về những Nguyên tắc Cơ bản về Vai trò Luật sư, là những công cụ được áp dụng phổ quát. Hơn nữa, hành vi này là trái với Điều khoản 9 [7] của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt Nam đã phê chuẩn, qua đó Việt Nam bị ràng buộc pháp lý.

Với sự việc nêu trên, Các Tổ Chức Đồng Ký Tên khẩn khoản kêu gọi ông tuân theo bổn phận về quốc tế nhân quyền của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, và:

- tiến hành điều tra về vụ hành hung ông Lê Quốc Quân và quy trách nhiệm cho người đứng sau hành vi này;

- dùng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo về thể chất lẫn tinh thần và sự an toàn của ông Lê Quốc Quân và gia đình ông;

- một cách tổng quát, chấm dứt mọi hình thức quấy rối đối với những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, và trong mọi trường hợp đảm bảo nhân quyền và các quyền tự do được tôn trọng, đúng theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và các văn kiện quốc tế áp dụng cho Việt Nam.

Ngoài yêu cầu chúng tôi nêu trên, chúng tôi muốn nhấn mạnh những điều sau đây. Nhà cầm quyền Việt Nam gần đây đã biểu lộ ý định vận động để được chiếc ghế của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Một bước đầu tiên để nhà cầm quyền Việt Nam bày tỏ thiện chí về các quy định nhân quyền cơ bản, là nên chấm dứt hành vi như đã mô tả ở trên. Nếu không, quí vị sẽ không có khả năng đáp ứng các điều kiện thành viên trong lãnh vực phát huy các tiêu chuẩn nhân quyền ở mức cao nhất cũng như hợp tác với Hội Đồng.

Cám ơn ông về mối quan tâm của chúng tôi. Các Tổ Chức Đồng Ký Tên tin vào thiện chí và ý thức công bằng của ông, và chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ vụ việc này.

Trân trọng,

Gail Davidson, Adrie van de Streek,
Giám Đốc Điều Hành Lawyers Right Watch Canada

Adrie van de Streek,
Giám Đốc Điều Hành Lawyers for Lawyers

Eduard Nazarski,
Giám đốc Amnesty International tại Hòa Lan

Bản sao kính gởi:
Quý ông:
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ông Vũ Dũng, Đại diện thường trực của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc
Ông John Hendra, Nhân viên Phối hợp thường trú của Liên Hiệp Quốc tại Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ông Joop Scheffers, Đại sứ Hoà Lan tại Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam



Ghi chú:

[1] Tổ chức Lawyers Rights Watch Canada là một ủy ban của luật sư thúc đẩy quyền con người và các quy định của pháp luật thông qua nghiên cứu, giáo dục và hợp tác với các tổ chức nhân quyền khác. LRWC có tính cách tư vấn đặc biệt với Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc.

[2] Lawyers for Lawyers là một cơ quan Hòa Lan độc lập hoạt động trên quy mô trên tòan thế giới. Cơ quan có một ban giám đốc gồm (cựu) luật sư, chuyên gia nhân quyền và một giám đốc quản lý.

[3] Amnesty International là một tổ chức phi chính phủ độc lập tranh đấu để bảo vệ tất cả các quyền con người được mô tả trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Tổ chức hoạt động tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. Phân hội Hoà Lan có số thành viên là 300.00.

[4] Điều này ghi rằng: "Mọi người đều có quyền, cá nhân cũng như kết hợp với người khác, để nghiên cứu, thảo luận, hình thành và tổ chức các ý kiến về việc giám sát, cả trong luật và trong thực tế, tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản."

[5] Điều này ghi rằng: "Chính quyền phải dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng giới chức trách có đủ khả năng bảo vệ mọi người, từng cá nhân riêng lẻ hoặc liên hệ với người khác, chống lại những hành vi bạo động, hăm dọa, trả thù, kỳ thị trên lý thuyết hay trên thực tế, làm áp lực hay những hành vi nào khác chỉ vì họ thực thi quyền hạn chính đáng có ghi trong bảng tuyên bố."

[6] Điều này ghi rằng: "Luật sư cũng như những công dân khác, có quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, hội họp và lập hội. Đặc biệt, họ có quyền tham gia vào các cuộc thảo luận công khai liên quan đến luật pháp, điều hành tư pháp, cổ xuý và bảo vệ nhân quyền, có quyền gia nhập hoặc thành lập các tổ chức mang tính địa phương, quốc gia hoặc quốc tế và tham gia các cuộc họp này mà không bị giới hạn nghề nghiệp vì lý do của hành vi hợp pháp hay là vì thành viên của các tổ chức hợp pháp. Khi thực thi những quyền hạn này, luật sư phải luôn hành xử theo đúng luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giới luật sư."

[7] Điều này ghi rằng: "Mọi người đều có quyền và an toàn cá nhân. Không ai có thể bị bắt hoặc giam giữ tuỳ tiện. Không ai có thể bị tước đoạt quyền hạn ngoại trừ có lý do chính đáng và theo tiến trình được quy định theo luật lệ.






No comments:

Post a Comment

View My Stats