23-6-2012
Ngày nhà báo, lời động viên có cánh và những quả bồ hòn!
Nhân
ngày nhà báo 21 tháng 6, bà con ta vừa được nghe những lời động viên có cánh và
những ý răn đe của hai ông cựu và tân Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
(4T).
Ông
cựu tuyên bố xanh rờn: “ Có
vùng cấm đối với báo chí không , tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm
nào, chỉ
có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm”.
Quả
bóng đã được ông chuyển sang chân các nhà báo tội nghiệp để bắt họ tự sút vào
lưới nhà. Thế chưa đủ, người giữ độc quyền tác giả của khái niệm “LỀ PHẢI của báo chí” ấy
còn đi xa hơn, khi ông trách các nhà báo và thúc giục: “Những vấn đề nóng bỏng của xã hội,
báo chí chưa khoan đến đáy, chưa xoáy đến gốc, chưa chọc sâu đến tận cùng”.
Chỉ
với hai câu ấy, ông Lê Doãn Hợp đã hàm ý giải thích tình trạng ”Việt Nam đứng
gần chót bảng về tự do báo chí” là
do tội của các nhà báo (vừa hèn, vừa bất tài, vừa thiếu trách
nhiệm) chứ sự lãnh đạo của Đảng mà ông đại diện luôn mở cửa rất thoáng và luôn
thúc giục những con ngựa báo chí cứ phi đến tận cùng kia mà?
Chẳng
cần lệnh nhốt mà tự nhốt. Nhục chưa, thưa các nhà báo “lề phải” của ta? Cúc
cung nghe lệnh mà chẳng được câu khen lại bị trút hết tội lỗi lên đầu, nhục nhất
là tội thiếu nhân cách nhà báo?
Nói
vậy thôi chứ nhân dân hiểu. Dân không lạ gì những cú điện thoại của thượng cấp
để “ra lệnh miệng”, những cuộc họp giao ban báo chí nặng nề để kiểm điểm, răn
đe. Dân cũng từng biết có những chính phủ chưa dám để cho “đệ tứ quyền” được tự
do. Chính quyền miền Nam trước đây cũng nhiều lúc áp dụng chính sách “hốt, cắt,
đục” với báo chí đối lập, nhưng những động tác KIỂM DUYỆT ấy thực hiện công
khai, ai không đồng ý cứ việc phê phán, chính phủ phải đương đầu với dư luận.
Sự
lãnh đạo của ta “tài tình” ở chỗ tuyên bố không kiểm duyệt mà còn chặt hơn kiểm
duyệt, bởi đã chuyển được sự
kiểm duyệt của chính quyền thành sự TỰ KIỂM DUYỆT của từng nhà
báo và từng tổng biên tập. Đó là “nghệ thuật” của người biết chuyển sự áp đặt
bên ngoài thành tự nguyện bên trong, biến
sự chiếm đoạt thành những cuộc tự dâng hiến. Đã tự dâng hiến
thì còn kêu ca nỗi gì? Có đau như hoạn cũng phải ngậm bồ hòn. Chẳng thế mà có
câu chuyện Humour rằng trong mọi cuộc thi đấu Olympic quốc tế thì Việt Nam luôn
đoạt huy chương vàng về hai môn Ngậm
miệng ăn tiền và Ném
đá giấu tay! Thật đậm đà bản sắc.
Chỉ
tiếc rằng những lời tuyên bố xanh rờn “đẹp như chân lý sinh ra” của ông cựu Bộ
trưởng 4T chỉ cho nhân dân được thưởng thức sau khi ngài đã hạ cánh an toàn, chứ
khi còn tại nhiệm nếu ngài quyết biến lời vàng ngọc ấy thành hiện thực thì chắc
người kế nhiệm ngài hôm nay đã chẳng phải là vị sĩ quan gốc trinh sát Nguyễn Bắc Son. Người
chỉ huy mới của ngành báo chí hiện nay cũng là sĩ quan chỉ huy từ Bộ Tư lệnh Lăng Bác, nơi
mà từng cái vung tay, từng cái nhấc chân cũng phải đúng lễ nghi, khuôn phép,
nhân dịp ngày nhà báo đã tuyên bố những lời huấn thị sắt đanh.
Nhân
ngày nhà báo long trọng này, mong những lời động viên có cánh của ông Cựu Bộ
trưởng sẽ khiến cho các nhà báo “lề
phải” của ta có thêm nhuệ khí để… bay lên…
Hà
Sĩ Phu
--------------------------------
Một cựu bộ trưởng truyền thông vừa tuyên bố rằng Việt Nam không
cấm báo chí đưa tin mà chỉ có báo chí ‘sợ không dám vào’ một số lĩnh vực.
BBC
Ông
Lê Doãn Hợp, người là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam nhiệm kỳ
2007-2011, nói với trang tin VietnamNet của bộ này hôm 21/6:
“Tôi
xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào [đối với báo chí], chỉ có báo chí
ngại không vào mà thành vùng cấm.
“Báo
chí, nếu phản ánh đúng, bản thân cái đúng tự bảo vệ mình.”
Ông
Hợp được biết tới với tuyên bố mà người ta gọi là báo chí “lề phải”, ý chỉ báo
chí nhà nước và “lề trái”, tức các báo chỉ trích chính quyền.
Tuy
nhiên bản thân ông nói phóng viên đã trích dẫn sai lời nói của ông, vốn ông có
ý nói rằng báo chí cần tuân thủ pháp luật cũng như các phương tiện giao thông
trên đường phải đi phía bên phải.
Trong
phỏng vấn đăng đúng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông Hợp cũng nói:
“Hãy
nhớ rằng tiêu cực luôn sợ báo chí.
“Một
thiết chế chính trị mà báo chí đủ uy trước tiêu cực là thiết chế chính trị
tuyệt vời.
“Mà
để làm được điều đó, báo chí chỉ có cách làm tốt công tác phản biện.”
Bản
thân ông Hợp nói chính ông đã cùng các đồng nghiệp “đưa hai chữ “phản biện” vào
Nghị quyết 11 [của Đảng Cộng sản]” và ông có cảm giác “lâng lâng” khi đạt được
điều này.
Tuyên
truyền đường lối
Những
tuyên bố của ông Hợp có vẻ thẳng thắn và lý tưởng hơn so với thời ông còn làm
bộ trưởng.
Người
thay thế ông Hợp, ông Nguyễn Bắc Son, có những phát biểu nặng về đường lối
chính sách hơn nhiều.
Trong
cuộc giao lưu trực tuyến hôm 12/6, ông Son nói trong phần phát biểu trước khi
trả lời câu hỏi của người theo dõi:
“Có
thể nói, báo chí cách mạng đã khẳng định vai trò, hoàn thành tốt nhiệm vụ là
phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu, tuyên truyền đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”
Ông
Son không nhắc gì tới vai trò “phản biện” hay “giám định” mà ông Hợp đề cập tới
trong phỏng vấn với VietnamNet.
Vị
bộ trưởng đương quyền không nhắc gì tới chuyện người dân có thể làm gì với báo
chí ngoại trừ khẳng định Việt Nam “không có báo tư nhân”.
Phóng
viên Nguyễn Hùng của BBC nói rằng chỉ có tại những nước đang phát triển người
ta mới công khai tuyên bố truyền thông phục vụ chính quyền thay vì người dân.
Anh
nói các nước tư bản phát triển có cách gây ảnh hưởng tới báo chí tinh vi và tế
nhị hơn nhiều.
Họ
cũng cho phép người dân sở hữu báo chí và coi đây là diễn đàn của công chúng
thay vì của chính quyền, phóng viên BBC nói.
Việt
Nam cũng bị cáo buộc tăng cường trấn áp báo chí và thế giới mạng trong vài năm
gần đây.
Một
tổ chức bảo vệ báo chí tây phương thậm chí liệt Việt Nam vào danh sách các nước
mà họ gọi là “kẻ thù của internet”.
No comments:
Post a Comment