13.06.2012
Chính phủ Việt Nam không có kế hoạch cho tư nhân hóa báo
chí vì theo luật báo chí của Việt Nam, truyền thông là tiếng nói của Đảng, nhà
nước, và là diễn đàn của nhân dân. Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Thông
tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn trong cuộc đối thoại trực tuyến chiều 12/6 được
hãng thông tấn Bernama ngày 13/6 trích dẫn.
Ông Sơn cho biết thêm hiện nay, Bộ Thông tin-Truyền thông chưa có ý định hay đề xuất thành lập các tập đoàn báo chí.
Người đứng đầu ngành thông tin-truyền thông của Việt Nam cũng nhận xét rằng hiện nhiều trang blog điện tử có những vi phạm vì lợi dụng dân chủ cùng các khe hở trong khâu quản lý, và Nghị định mới thay thế cho Nghị định 97 về quản lý hoạt động trên Internet đang được xây dựng để tăng cường việc kiểm soát và chế tài.
Nghị định mới dự kiến trình lên Thủ tướng trong tháng 6 đang gây quan ngại trong cộng đồng cư dân mạng và giới bảo vệ nhân quyền vì các giới hạn bị cho là vi phạm các quyền tự do căn bản của công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến, và tự do tiếp cận thông tin.
Trong văn bản góp ý kiến chính thức gửi chính phủ Việt Nam hồi đầu tháng này, chính phủ Hoa Kỳ nói rằng một số điều khoản trong nghị định có tính bao quát và mơ hồ bao gồm các quy định về những hành vi bị cấm, có thể tác động tiêu cực đến quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân Việt Nam trong khi quyền tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và Việt Nam có cam kết với quốc tế đảm bảo quyền này.
Việt Nam giữ thứ hạng rất thấp trong bảng xếp hạng thường niên của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế về tình hình tự do báo chí. Phúc trình của tổ chức Phóng viên Không biên giới và tổ chức Freedom House năm nay đều liệt kê Việt Nam vào nhóm các nước không có tự do báo chí trên thế giới.
Bà Rachel Jacobs, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, cho VOA Việt ngữ biết:
“Chúng ta thấy xu hướng giới hạn quyền tự do của nhà báo và blogger tại Việt Nam không những tiếp diễn mà còn tệ hơn. Số nhà báo, blogger bị bắt giam không ngừng gia tăng cùng với sự đe dọa sách nhiễu những người cầm bút. Tính tới cuối năm 2011, có 18 blogger bị tống giam, đó là chưa kể tới các nhà báo.”
Việt Nam hiện có 786 cơ quan báo chí, với 194 nhật báo in, hơn 590 tạp chí, 61 trang tin điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình trên cả nước, và 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề.
Nguồn: Bernama, VOA's interview
Ông Sơn cho biết thêm hiện nay, Bộ Thông tin-Truyền thông chưa có ý định hay đề xuất thành lập các tập đoàn báo chí.
Người đứng đầu ngành thông tin-truyền thông của Việt Nam cũng nhận xét rằng hiện nhiều trang blog điện tử có những vi phạm vì lợi dụng dân chủ cùng các khe hở trong khâu quản lý, và Nghị định mới thay thế cho Nghị định 97 về quản lý hoạt động trên Internet đang được xây dựng để tăng cường việc kiểm soát và chế tài.
Nghị định mới dự kiến trình lên Thủ tướng trong tháng 6 đang gây quan ngại trong cộng đồng cư dân mạng và giới bảo vệ nhân quyền vì các giới hạn bị cho là vi phạm các quyền tự do căn bản của công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến, và tự do tiếp cận thông tin.
Trong văn bản góp ý kiến chính thức gửi chính phủ Việt Nam hồi đầu tháng này, chính phủ Hoa Kỳ nói rằng một số điều khoản trong nghị định có tính bao quát và mơ hồ bao gồm các quy định về những hành vi bị cấm, có thể tác động tiêu cực đến quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân Việt Nam trong khi quyền tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và Việt Nam có cam kết với quốc tế đảm bảo quyền này.
Việt Nam giữ thứ hạng rất thấp trong bảng xếp hạng thường niên của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế về tình hình tự do báo chí. Phúc trình của tổ chức Phóng viên Không biên giới và tổ chức Freedom House năm nay đều liệt kê Việt Nam vào nhóm các nước không có tự do báo chí trên thế giới.
Bà Rachel Jacobs, một chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, cho VOA Việt ngữ biết:
“Chúng ta thấy xu hướng giới hạn quyền tự do của nhà báo và blogger tại Việt Nam không những tiếp diễn mà còn tệ hơn. Số nhà báo, blogger bị bắt giam không ngừng gia tăng cùng với sự đe dọa sách nhiễu những người cầm bút. Tính tới cuối năm 2011, có 18 blogger bị tống giam, đó là chưa kể tới các nhà báo.”
Việt Nam hiện có 786 cơ quan báo chí, với 194 nhật báo in, hơn 590 tạp chí, 61 trang tin điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình trên cả nước, và 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề.
Nguồn: Bernama, VOA's interview
-----------------------------------------
No comments:
Post a Comment