Jonathan Marcus
Phóng viên ngoại
giao BBC, Singapore
Cập nhật: 19:59 GMT - chủ nhật, 3 tháng 6, 2012
Mỹ đã, đang và
sẽ tiếp tục là cường quốc ở Thái Bình Dương. Đó là thông điệp căn bản mà Bộ trưởng
Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta mang đến hội nghị an ninh châu Á năm nay tại
Singapore.
Tiếp đó, ông
Panetta tới Việt Nam và Ấn Độ - hai điểm dừng làm nổi bật, theo những cách thức
khác nhau, hai khía cạnh của mối quan hệ an ninh mới của Washington ở khu vực
châu Á-Thái Bình Dương.
Chính quyền
Obama đã công bố chiến lược "chuyển hướng" ở châu Á hồi đầu năm nay.
Ông Panetta đã
điền vào một số chỗ trống còn lại và cố gắng thuyết phục bạn bè và đồng minh
của Washington rằng vào thời điểm thắt lưng buộc bụng tài chính, Mỹ vẫn có
phương tiện để tài trợ cho các tham vọng của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương.
Và các mỹ từ
được tuôn chảy. "Hoa Kỳ", ông Panetta nói, "đang ở một bước
ngoặt chiến lược sau một thập niên chiến tranh".
Rồi ông đi vào
một số chi tiết về "tái cân bằng" thế trận quốc phòng của Mỹ - thuật
ngữ mới nay được dùng thay cho "sự chuyển hướng".
Ông nói đến năm 2020 khoảng 60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ
được triển khai ở Thái Bình Dương so với khoảng 50% ngày hôm nay.
Trong đó sẽ bao gồm sáu tàu sân bay và phần lớn các tàu
tuần dương, tàu khu trục của Hải quân Mỹ, tàu chiến đấu Littoral và các tàu
ngầm.
Ông cũng nói về
tăng cường quan hệ đồng minh và đối tác, lưu ý việc triển khai luân phiên Thủy
quân lục chiến và không lực đến Úc.
Một loạt các
cuộc gặp song phương bên lề hội nghị cũng tạo ra các kết quả. Singapore, ví dụ,
đã đồng ý về việc đóng căn cứ tiền tiêu của bốn tàu Littoral Combat mới của Hải
quân Mỹ - đây là các tàu chiến nhỏ, công nghệ cao phù hợp để duy trì sự hiện
diện trong khu vực.
Nhưng trong số
các đại biểu dự hội nghị, vẫn còn có những quan ngại về khả năng chính quyền Mỹ
tài trợ cho các tham vọng nổi lên trở lại của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương. Những từ ngữ như nhanh lẹ, gọn gàng hơn v.v… được sử dụng để diễn dịch
về tính năng các tàu chiến ít hơn về số lượng nhưng tinh xảo, cao cấp hơn về
năng lực.
Thượng nghị sĩ
kỳ cựu của đảng Cộng hòa John McCain, trong khi chào đón những lời nhận xét của
ông Panetta, nói với tôi rằng ông rất lo lắng về việc cắt giảm hà khắc ngân sách
quốc phòng của Mỹ.
Số lượng tàu vẫn
quan trọng, ông nói, và sự giảm thiểu quy mô của hạm đội Mỹ có thể khiến cho
quân đội không thể thực hiện được tất cả các nhiệm vụ mà Bộ Quốc phòng đặt ra.
Nhìn từ Bắc Kinh
Cho dù người ta
cứ nói về quyền giao thông hàng hải tự do, điều quan trọng sống còn cho các
tuyến tàu bè đi lại và thịnh vượng kinh tế, thì “bóng ma” phủ lên tất cả thưc
ra là Trung Quốc.
Trong khi ông
Panetta và nhiều diễn giả khác nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ và hiện
đại hóa khả năng quốc phòng cục bộ không nên được xem như là chống lại hoặc có
ý định hạn chế Trung Quốc, thì còn xa Bắc Kinh mới nhìn nhận theo cách này.
Trung Quốc đã
hiện diện tại hội nghị với một nhóm nhỏ các sĩ quan mặc đồng phục chăm chú lắng
nghe bài phát biểu của ông Panetta. Tham dự của Trung Quốc tại Đối thoại
Shangri-La năm ngoái đã phát triển đến mức có mặt Bộ trưởng Quốc phòng Lương
Quang Liệt.
Năm nay, chỉ là
một quan chức cấp thấp hơn, dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc.
Các nhà quan sát
Trung Quốc ở đây nói rằng những bất ổn chính trị ở Bắc Kinh và hệ lụy của vụ bê
bối liên quan cựu lãnh đạo cấp cao Bạc Hy Lai đã hạn chế các nhân vật chủ chốt
đi lại.
Tôi được biết từ
ban tổ chức hội nghị rằng Trung Quốc đã đảm bảo với họ rằng trong năm tới, sẽ
‘cử các đoàn’ như bình thường, và sẽ không có dự định ‘làm mất mặt’ gì nữa.
Tương lai của
Trung Quốc vẫn là câu hỏi chiến lược trọng tâm. Ông Panetta đã thúc giục Bắc
Kinh hậu thuẫn một cơ chế hành xử dựa trên các quy tắc để phân định các tranh
chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Thế nhưng Trung
Quốc đã chuẩn bị ra sao tới nay trên con đường này trong bối cảnh nước này mở
rộng phạm vi các yêu sách chủ quyền và có quyết tâm rõ ràng phát triển lực
lượng hải quân nhằm hậu thuẫn các đòi hỏi chủ quyền của mình?
Chạy đua vũ
trang?
Châu Á-Thái Bình
Dương rõ ràng là khu vực đủ lớn để cho hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc thi
thố chiến lược. Nhưng khi từng bên tỏ ra đang phát triển lực lượng của mình để
đối lại bên kia, thì khi nào một cuộc cạnh tranh chiến lược sẽ trở thành một
cuộc đua chọi công khai như thể đã được tiên tri?
Sự khó chịu về
gia tăng quân sự của Trung Quốc, cũng như các vấn đề tại chỗ như vi phạm bản
quyền và nạn khủng bố, đang thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang các loại một
lần nữa ở trong khu vực, một khả năng tiềm tàng nguy hiểm. Một trong các phiên
họp thú vị nhất tại hội nghị đã bàn về phổ biến hóa tàu ngầm.
Như Christian Le
Miere của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế London nói với tôi, Singapore và
Malaysia đã yêu cầu các tàu ngầm mới trong những năm gần đây, Việt Nam và
Indonesia cũng đang đặt hàng các tàu chiến mới. Một quan chức cao cấp nói rằng
sẽ có đến 170 tàu ngầm trong khu vực Thái Bình Dương vào năm 2025.
Các tàu ngầm hấp
dẫn vì các đặc điểm tàng hình, khả năng hoạt động vô hình và không cần hỗ trợ
của chúng, ít nhất là ở những khu vực không tranh cãi chủ quyền. Chúng có thể
được dùng để phục vụ một loạt các sứ mạng tuần tra hàng hải, trinh sát, thu
thập thông tin, đổ bộ của các lực lượng đặc biệt v.v…
Việc phổ biến
tàu ngầm chắc chắn dẫn tới có thêm các vụ mua bán khác; người ta sẽ mua tàu
ngầm để chống tàu ngầm. Bên cạnh đó, các chiến hạm nổi chống tàu ngầm và phi cơ
tuần tra biển cũng đang được mua.
Có lẽ vẫn là quá
sớm để nói về một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, nhưng cuộc chạy đua
hiện đại hóa này đang đặt ra một số lo ngại.
Nhiều đại biểu
dự hội nghị đã kêu gọi minh bạch hơn về việc sử dụng và vận hành của tàu ngầm
(một điều gì đó mâu thuẫn, chắc chắn vậy, so với đặc điểm tàng hình của các
loại khí tài này.) Điều này, tuy thế, sẽ giúp làm giảm nguy cơ tàu ngầm trở
thành một lực lượng gây bất ổn.
Trong một chuyến
thăm tới bản doanh chỉ huy chính của Hải quân Singapore tại Changi, tôi đã được
thấy một trong những bước đi nhỏ đầu tiên trong quá trình này - một khóa huấn
luyện cứu hộ tàu ngầm đa quốc gia đã được tiến hành. Nhưng rõ ràng đây là một
vấn đề yêu cầu sự chú trọng nhiều hơn trong tương lai.
Sự thịnh vượng,
một Trung Quốc đang lên, tầm quan trọng của các tuyến hải hành thương mại và
những căng thẳng hàng hải, tất cả đang lèo lái quá trình hiện đại hoá. Tuy
nhiên, cải thiện khả năng quân sự có thể là một con dao hai lưỡi, nó vừa là
quốc phòng, nhưng cũng vừa là một mối đe dọa.
Đây là một khu
vực mà các cơ cấu an ninh đang bắt đầu phát triển để cố gắng đáp lại những đe
dọa này, thông qua diễn đàn không chính thức là Đối thoại Shangri-La, cũng như
ngày càng phổ biến hơn thông qua các cơ chế chính thức như Asean Plus, vốn tập
hợp các bộ trưởng quốc phòng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với các
nước đối tác chủ chốt của họ.
Các bài liên
quan:
Hình
ảnh Bộ trưởng Mỹ thăm Cam Ranh 03.06.12
Hoa
Kỳ chuyển hướng sang châu Á 31.05.12
‘Đừng
làm nổi sóng Nam Hải’ 03.06.12
No comments:
Post a Comment