Ts. Nguyễn Đình Thắng
Tuesday,
June 05 @ 21:17:16 EDT
Trong
thời gian gần đây, nhờ có người đến Thái Lan gặp gỡ một số đồng bào lánh nạn
rồi viết về tình cảnh của họ nên tạo được sự chú ý của nhiều người Việt ở hải
ngoại. Điển hình là Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh từ Pháp và Bà Phạm Tuyết Mai từ
Houston đã có những bài viết về thảm trạng của những người Việt đang sống chui
nhủi ở Thái Lan. Dưới đây là thông tin tóm lược về số đồng bào tị nạn này cũng
như cách thức để giúp đỡ và giải cứu họ.
Họ là những ai?
Trong
hai năm qua, nhiều người ở hải ngoại nghe đến nhóm người từ Giáo Xứ Cồn Dầu
trốn thoát đến Thái Lan lánh nạn; thực ra họ chỉ chưa đầy 10% của tổng số người
Việt đang lánh nạn ở Thái Lan. Theo ước lượng của BPSOS, hiện có gần 900 đồng bào đang lánh nạn ở Thái
Lan và một ít ở Mã Lai. Họ đều là những người chạy thoát khỏi Việt Nam
trong vòng 5 năm qua. Phần lớn họ là nạn nhân của cuộc đàn áp bắt đầu tháng 3
năm 2007 và tiếp diễn ở Việt Nam. Họ gồm đủ mọi thành phần: tôn giáo, chính
trị, bloggers, dân tộc thiểu số, dân oan, nạn nhân buôn người, các người đấu
tranh dân chủ, các người biểu tình chống Trung Quốc, v.v. Con số này ngày càng
gia tăng vì cuộc đàn áp đang lan rộng ở Việt Nam.
Quy chế của họ ở
Thái Lan?
Tất
cả những người này đều đang sống bất hợp pháp ở Thái Lan, và luôn phập phồng lo
sợ bị trả về cho chế độ mà họ đã trốn thoát.
Theo
luật quốc tế, mọi người xin xin tị nạn phải chứng minh tư cách tị nạn của mình
với Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, hoặc với chính quyền của quốc gia nơi đang
lánh nạn. Trường hợp thứ hai này xẩy ra khi quốc gia ấy đã ký Công Ước 1951 về
Tị Nạn (hoặc Hiệp Định Thư 1967 bổ túc Công Ước này). Ở Đông Nam Á chỉ có hai quốc gia đã ký các văn
kiện này: Cambốt và Phi Luật Tân.
Đa
số người Việt trong những năm 1975-1988 không phải qua thể thức chứng minh tư
cách tị nạn này vì, trước cảnh hàng chục vạn người Việt vượt biển sau khi nước
mất nhà tan, thế giới tự do động lòng trắc ẩn và cho chúng ta ngoại lệ là được
hưởng quyền tị nạn đương nhiên. Chỉ trừ một số nhỏ có tiền án, hoặc là cựu cán
binh cộng sản, người Việt nào vượt biên thành công thì được nhập trại để chờ
định cư ở quốc gia thứ ba. Chính sách đặc miễn này có thể hiểu nôm na là “đương
nhiên là tị nạn cho đến khi bị chứng minh ngược lại”. Chính sách này chấm dứt
cuối năm 1988 ở Hồng Kông và đầu năm 1989 ở tất cả các quốc gia khác trong
vùng. Từ đó chính sách chung của quốc tế bắt đầu áp dụng cho người Việt: “Không là tị nạn cho đến khi chứng minh
được rằng mình là người tị nạn theo tiêu chuẩn của LHQ”. Vì không nắm được
thể thức của LHQ, rất nhiều đồng bào thuyền nhân đã bị hàm oan và năm 1996 đã
bị hồi hương.
Tình
trạng của các đồng bào mới đến Thái Lan lánh nạn cũng vậy. Nếu không được những
luật sư kinh nghiệm can thiệp, họ rất ít triển vọng được xét là người ti nạn,
bất chấp là đã có thành tích bị đàn áp, tù đày ở Việt Nam.
Những
ai được xét là tị nạn thì Cao Uỷ Tị Nạn LHQ can thiệp để chính phủ Thái Lan cho
phép lên đường định cư nếu được một quốc gia thứ ba nhận định cư, với điều kiện
đóng tiền phạt và phải bị giam một tuần vì lý do nhập cư bất hợp pháp.
Những
ai không được xét là tị nạn thì chỉ có con đường hồi hương. Vì không thể hồi
hương, họ sống lẩn tránh để không bị phát hiện và bị bắt bởi cảnh sát Thái Lan.
Đời sống của họ ở
Thái Lan?
Ngày
nay không còn trại tị nạn nữa. Người Việt tị nạn phải sống lẩn lút giữa người
dân Thái. Họ có thể bị cảnh sát bắt bất cứ lúc nào. Họ phải tự túc sống bằng
cách đi làm lén lút những công việc tay chân; trẻ em thì thất học.
Nhắc lại, chính quyền Thái Lan không ký
các văn kiện LHQ kể trên, do đó họ không công nhận bất kỳ ai là tị nạn. Nói cách khác, tất
cả mọi người đến Thái Lan lánh nạn đều bị xem là di dân bất hợp pháp, kể cả
những ai được LHQ thừa nhận tư cách tị nạn (chỉ riêng người tị nạn Miến Điện
được hưởng ngoại lệ, nếu như cư ngụ trong các trại tị nạn sát biên giới Miến).
Đây
không phải là điều gì mới mẻ. Ngày xưa thuyền nhân hay bộ nhân đến Thái Lan
cũng vậy: đều bị xem là di dân bất hợp pháp. Tuy nhiên, lúc ấy LHQ mướn đất
Thái để lập trại tị nạn. Sống quanh quẩn trong trại thì được sự bảo vệ của LHQ,
còn bước ra khỏi trại thì bị lính hay cảnh sát Thái bắt ngay. Bây giờ không có
trại cho người Việt tị nạn, do đó họ lúc nào cũng bị hiểm nguy rình chờ. Không
ít người Việt tị nạn đã bị bắt và bị giam nhiều năm trong trại giam của Sở Di
Trú Thái Lan, không có ngày ra trừ khi chấp nhận hồi hương.
Làm sao để giúp họ?
Người Việt tị nạn ở Thái Lan có hai nhu
cầu cấp bách: đời sống và quy chế tị nạn. Nhu cầu thứ nhất thì họ còn chạy vạy, bươn
chải được. Nhu cầu thứ hai thì họ bó tay. Nếu không có quy chế tị nạn thì họ
chỉ có hai chọn lựa: mãi mãi trốn tránh ở Thái Lan hay hồi hương.
Vì vậy BPSOS đặt việc bảo vệ pháp lý
cho đồng bào làm ưu tiên hàng đầu. Từ năm 2007 BPSOS đã cử người đến Thái Lan
4, 5 lần mỗi năm để giúp đồng bào lập hồ sơ xin quy chế tị nạn. Cô Vũ
Phương-Anh, nạn nhân buôn người ở Jordan, nằm trong trường hợp này. Cô đến lánh
nạn ở Thái Lan vào tháng 3, 2008.
Trước
số lượng người Việt chạy sang Thái Lan lánh nạn ngày càng đông, tháng 4 năm
2010, BPSOS mở Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý hoạt động thường trực ở Bangkok. Nhóm
người lánh nạn từ Cồn Dầu là nhóm đầu tiên nhận được sự giúp đỡ của văn phòng
này.
Khởi
đầu với một nhân viên, văn phòng này hiện có 3 luật sư (1 Mỹ, 2 Việt), một
người phối hợp hồ sơ, và hai tình nguyện viên để yểm trợ cho các luật sư. Hiện
nay văn phòng này đã thực hiện hồ sơ cho khoảng 200 đồng bào.
Ngoài văn phòng này, còn có hai tổ chức
nữa cũng giúp về pháp lý: Tổ chức JRS và tổ chức Asylum Access. Mỗi tổ chức cũng
chỉ có 1 hoặc 2 luật sư. Thỉnh thoảng, khi số hồ sơ lên cao, BPSOS có chuyển
cho họ một ít để phụ giúp. Điều trở ngại là các luật sư này cũng rất bận và
không biết tiếng Việt.
BPSOS
chủ trương không gây quỹ để trợ giúp về đời sống, vì nhiều lý do. Thứ nhất, sự
eo hẹp về tài chánh đòi hỏi chúng tôi phải tập trung vào ưu tiên hàng đầu là
trợ giúp về pháp lý để bảo vệ tư cách tị nạn của đồng bào. Thứ hai, việc phân
phối tài chánh, phẩm vật rất nhiêu khê, tốn thời giờ và dễ tạo nên mâu thuẫn,
bất hoà; các luật sư và những người phụ tá không có thì giờ để thực hiện công
tác này. Thay vào đó, chúng tôi móc nối từng trường hợp tị nạn với các nhà hảo
tâm hay các tổ chức từ thiện để họ giúp đỡ trực tiếp nếu muốn. Chỉ có một biệt
lệ là trong thời gian Bangkok bị lụt, chúng tôi đứng ra gây quỹ cứu đói cho
đồng bào tị nạn vì họ mất kế sinh nhai, lại không thể đi ra khỏi căn phòng nơi
mình ẩn náu để tìm kiếm thức ăn hay thuốc men.
Cách nào để tiếp
tay?
Ngân
sách để duy trì Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý hiện nay là $162,000 mỗi năm. Vị
trưởng văn phòng này là nữ Luật Sư An-Phong hiện đang đi vận động sự yểm trợ
tài chánh của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và Canada cũng như ở hải ngoại nói
chung. Tuần qua Ls. An-Phong đến Dallas, San Jose và Orange County. Tuần tới
Ls. An-Phong sẽ đi Toronto, Ottawa và Montréal. Sau đó nữ luật sư này sẽ đến
Seattle và Tacoma.
Quý vị có lòng yểm trở cho Văn Phòng
Trợ Giúp Pháp Lý ở Thái Lan, xin gửi ngân phiếu hay money order về cho:
BPSOS/RCS
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 USA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 USA
Chúng
tôi vô cùng tri ân. Mọi đóng góp đều được miễn trừ thuế.
No comments:
Post a Comment