Quỳnh
Chi
2012-06-08
Người
nông dân quyết tâm giữ đất trong khi Nhà nước vẫn kiên định với hình thức công
hữu về tư liệu sản xuất. Theo luật gia Lê Hiếu Đằng, nguy cơ chính trị có thể
diễn ra nếu mấu chốt này không được giải quyết triệt để.
Người dân còn bị ức hiếp đến bao giờ
Tình
hình tại Văn Giang, tỉnh Hưng Yên nóng trở lại khi ngày 5 và ngày 6 tháng 6,
chủ đầu tư dự án Ecopark cho xe đến sang ủi khu đất tại cánh đồng bị cưỡng chế,
trong đó có vùng còn đang nằm trong tranh chấp. Hình ảnh ghi lại cho thấy rất
đông bà con, đa phần là những người chưa nhận tiền bồi thường đã ra phản đối và
canh giữ đất của mình.
Từ Phụng Công, một
nông dân cho biết bà con nơi đây quyết tâm giữ đất để canh tác:
“Chúng
tôi không ngại ai cả. Chúng tôi còn hơn 52% số hộ chưa nhận bồi thường. Chúng
tôi cứ một lòng một dạ giữ đất đến cùng“Đã đến nước này thì chúng tôi một mất
một còn. Bây giờ cuộc sống chúng tôi chỉ còn một sào ruộng mà họ cố tình thì
chúng tôi cũng phải đi đến cùng. Nếu phải đổ máu thì chúng tôi cũng chấp nhận
thôi, không làm gì được”.
Phần
lớn dân số Việt Nam là nông dân, phải dựa vào đất để sống. Đối với những người
trên 40 tuổi, nông nghiệp là cách mưu sinh duy nhất vì họ không thể tìm việc tại
các xí nghiệp.
Nông dân trên nói
thêm:
“Bố
mẹ làm ruộng đã khổ rồi thì phải cho các con ăn học. Nếu chúng tôi bỏ đi, không
giữ đất thì con chúng tôi thất học hết”.
Tình
trạng nông dân quyết tâm giữ đất để canh tác không chỉ xảy ra ở Văn Giang. Hiện
tại, nông dân từ khắp các tỉnh thành trên cả nước mỗi tuần vào ngày thứ Ba (là
ngày tiếp dân), thì nông dân lại kéo ra Hà Nội khiếu kiện. Có thể kể đến bà con
huyện Dak Nông, Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), Bù Đăng (Bình Phước), Vụ Bản
(Nam Định), Văn Giang (Hưng Yên)… Nhiều năm gần đây, tình hình cưỡng chế đất
đai và đền bù bất hợp lý đã gây ra nhiều khiếu kiện tập thể.
Từ
sau khi vụ cưỡng chế gây xôn xao đối với gia đinh ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng
(Hải Phòng), sự kiện về đất đai đã nóng lại càng thu hút sự quan tâm hơn. Từ đó
quyết tâm giữ đất của bà con cũng được thấy rõ ràng hơn. Mới đây nhất, hai mẹ
con bà Phạm Thị Lài tại quận Cái Răng (thành phố Cần Thơ) đã khỏa thân chạy ra
ruộng của mình giữ đất và chống cưỡng chế.
Sự rạn nứt giữa người dân và chính phủ
Theo luật gia Lê
Hiếu Đằng,
sự việc này thể hiện sự “phản cảm” và “nhục nhã” đối với những người lãnh đạo
mà người gây ra nó không ai khác hơn là những thành phần “tiêu cực” trong Nhà
nước và Đảng CSVN:
“Các
vị hay nói đến kẻ xấu và diễn biến hòa bình nhưng kẻ xấu đó là chính trong nội
bộ chính quyền, Đảng. Họ đã làm những việc vô nhân đạo khiến cho người dân phải
bất bình, nhất là trong vấn đề đất đai. Mọi cái đều xuất phát từ đất đai hết”.
Sau
khi vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng xảy ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải đăng
đàn chỉ đạo giải quyết. Gần đây nhất, người đứng đầu chính phủ cũng có chỉ đạo
Thanh tra chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi Trường cùng các bộ ngành có liên quan
làm rõ vụ cưỡng chế tại Văn Giang. Tuy nhiên, sự việc tại Tiên Lãng mặc dù đã
qua 4 tháng kể từ ngày có chỉ thị của Thủ tướng vẫn chưa được giải quyết triệt
để khiến nhiều người nghi ngờ rằng đây không phải là một cách giải quyết hiệu
quả.
Theo ông Lê Hiếu
Đằng,
nếu chỉ đạo của Thủ tướng không được xem trọng, thì “chính quyền trung ương
rất bất lực trước những sự lạm quyền, lộng quyền của chính quyền địa phương”.
Người dân quyết tâm giữ đất trong lúc
chính phủ yêu cầu giải quyết và chính quyền địa phương lại im lặng – như một
mối thắt thể hiện sự bất thuận giữa người dân đối với chính phủ và chủ đầu tư
trong vấn đề đất đai.
Ông Lê Hiếu Đằng cho
biết, mấu chốt vấn đề nằm ở quyền sở hữu tư liệu sản xuất mà Nhà nước và Đảng
CSVN cần xem xét tới:
“Tôi nghĩ đó là vấn đề mà Đảng và Nhà
nước phải xem xét lại nhân sửa đổi hiến pháp hiện nay. Phải công nhận quyền sở
hữu đất đai của người dân, nhất là nông dân, những người chịu hi sinh nhiều
trong chiến tranh”.
Nghị
quyết Trung ương 5 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước có
quyền trưng thu để thi công các công trình công cộng. Tuy nhiên, trong thực tế,
đã có nhiều vụ thu hồi, cưỡng chế trái luật khiến nông dân bức xúc, điển hình
là vụ nông dân Thái Bình nổi dậy chống lại chính quyền vào tháng 6 năm 1997 mà
gần đây cuốn Từ điển Thái Bình do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản 2010 đã chính
thức nói đến. Chính vì thế, đã có nhiều quan ngại cho rằng, nếu tình trạng này
tiếp tục xảy ra thì sẽ gây ra những bất ổn chính trị như ông Lê Hiếu Đằng chia sẻ sau đây:
“Theo
tôi, nếu “anh” không công nhận thực tế đó và không công nhận ý chí và nguyện
vọng của dân về đất đai thì bản thân “anh” tự gây khó cho “anh” và sẽ tạo ra
những bất ổn chính trị. Nguy cơ mất lòng dân lớn và gây nguy cơ sụp đổ chính
quyền. Thời chống Pháp cũng vậy. Cho nên tôi nghĩ nếu Đảng và Nhà nước sáng
suốt thì xem xét lại”.
Hình
ảnh những nông dân chống đối cưỡng chế nhưng vẫn mang theo lá cờ đỏ sao vàng
cho thấy người dân vẫn còn hy vọng vào cấp lãnh đạo cao nhất. Tuy nhiên, theo
người nông dân tại Văn Giang, đây chỉ là “lòng tin mà nông dân nơi đây cố giữ”
vì không biết bám víu vào đâu. Điều này cho thấy cảnh báo về sự rạn nứt giữa
người dân và những người lãnh đạo không phải thiếu cơ sở.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment