06/03/2012
Không
phải chúng ta muốn nói tới câu sấm truyền “Đồng khô hồ cạn” như trong sấm Trạng
Trình. Nơi đây là chuyện dòng sông Cửu Long, tức là Sông Mekong, đang trở mình
đau đớn vì những đập thủy điện nơi thượng nguồn.
Dòng sông đang ngày càng ít cá. Đó là những gì ngư dân trên sông chứng kiến từng năm: tay lưới của họ nhẹ dần đi mỗi năm.
Bản tin IPS kể về bà Khom Kieu và gia đình điều hành một vựa cá ở ngoại ô Nam Vang từ lâu lắm rồi. Nhưng bây giờ thì nguồn cá Cam Bốt đang ngaỳ càng vắng hơn.
Bà Kieu nói, “Cứ mỗi năm là như dường lại ít cá hơn. Tôi không biết vì sao như thế.”
Khi ngư dân Cam Bốt không cung cấp đủ cá cho khách hàng của bà, bà Kieu nói bà phải nhập cảng cá đông lạnh từ nước láng giềng Việt Nam và từ thượng nguồn Mekong.
Những dòng sông trù phú xuyên khắp Cam Bốt đã cho người dân Cam Bốt tự nuôi sống trong nhiều thế hệ. Nhưng các nhà hoạt động môi sinh đang nhìn thấy một tương lai nơi nguồn thủy sản này không đủ cho dân Cam Bốt nữa.
Hệ thống sông Mekong là nguồn cá nước ngọt nhiều nhất trên thế giới. Nó cung cấp thủy sản cho người nước hạ nguồn Mekong – Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam.
Không nước nào độc lập về nguồn cá như Cam Bốt, nơi hầu hết thủy sản là từ các sông nội địa.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi sinh nói một loạt các dự án đập thủy điện cho hạ vùng Mekong đưa ra đe dọa nguy kịch cho nguồn lương thực trong vùng.
Ame Trandem, giám đốc chương trình khu vực Đông Nam Á của tổ chức môi sinh International Rivers, nói rằng sẽ rất là vô trách nhiệm khi các chính phủ cho phép xây các đập thủy điện ở Sông Mekong.
Hiện thời Trung Quốc đã xây một loạt đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong. Dòng chảy hạ nguồn sông Mekong xuôi nam, xuyên qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam, bây giờ vẫn chưa xây nhiều.
Nhưng các nước hạ nguồn Mekong đã đưa ra tới 11 dự án thủy điện.
Dự án đầu tiên là Xayaburi của Lào, ở phần phía bắc nước này, đang gây tranh cãi giữa các nước láng giềng của nước này.
Những người phê bình nói ngay cả khi chỉ xây 1 đập thủy điện ở hạ nguồn Mekong thôi, cũng đủ làm hại nguồn cung cấp lương thực khu vực rồi vậy. Các đập thủy điện sẽ chận lối đi của cá thiên di – người ta hiện biết có hơn 100 chủng loại phải lội tuyến đường xa để đẻ trứng – và các nhà môi sinh nói các biện pháp đề ra để giảm thiệt hại thì khó thể hiệu quả.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy các đập nước cũng có thể ngăn chận nhiều lượng phù sa xuôi dòng để làm giaù cho đất ruộng hạ lưu.
Cam Bốt đặc biệt sẽ mất hơn 300,000 tấn sản lượng cá mỗi năm, nếu tất cả các dự án đập thủy điện đều xây, theo bản phúc trình năm 2010 thực hiện bởi ủy ban Mekong River Commission, một cơ quan đa phương mà 4 quốc gia hạ nguồn Mekong dựng lên để hướng dẫn việc phát triển dòng sông. Con số đó còn lớn hơn toàn bộ sản lượng gia súc (heo, bò) hiện nay của Cam Bốt.
Các nhà nghiên cứu nói các nước Mekong sẽ phảỉ thay thế nguồn thức ăn thủy sản bằng gia súc, nhưng nuôi gia súc laị tốn thêm nhiều tài nguyên khác.
Trong một cuộc nghiên cứu phổ biến trong một hội nghị hồi tháng 5-2012 về việc quản trị nước xuyên qua các biên giới trước khi họp Rio+20, nhà nghiên cứu Jamie Pittock khuyến cáo rằng 4 nước hạ nguồn Mekong sẽ cần từ 5,700 tới 28,300 kilômét vuông đồng cỏ mới để nuôi gia súc thay thế lượng chất đạm thủy sản bị xóa sổ, tùy theo bao nhiêu đập thủy điện thực sự được xây.
Trong trường hợp tệ hại nhất, Cam Bốt sẽ thiệt hại nhất khi phải tăng gấp đôi diện tích đồng cỏ để bù đắp nguồn thủy sản cạn kiệt.
Như thế, nhiều phần là các nước vùng Mekong sẽ phải lệ thuộc vào lương thực nhập khẩu để đủ nhu dụng.
Ame Trandem của hội International River nói nhiều triệu người sẽ rơi vào cảnh bất an lương thực, và như thế là trả giá quá đắt.
Các chính phủ vùng Mekong nói cần đập thủy điện để thúc đẩy phát triển. Thái Lan sẽ là nơi nhận lượng điện chính yếu từ dự án đập thủy điện Xayaburi. Tuy nhiên, các tổ chức xã hội dân sự nói rằng chính phủ Thái Lan đã phóng đaị nhu cầu năng lượng.
Nhà phân tích năng lượng Thái Lan Chuenchom Sangarasri Greacen nói rằng chính phủ Thái nhắm tới lợi nhuận, chứ không phải vì tiên đoán thiếu điện, khi thúc đẩy các dự án. Nhà nghiên cứu này, hiện ở Hoa Kỳ, nói rằng kế hoạch năng lượng hiện nay của Thái Lan đã nói quá lố nhu cầu điện Thái Lan thêm 13,200 megawatts, nhiều hơn 10 lần khả năng sản suất của dự án Xayaburi.
Greacen nói rằng Thái Lan không cần điện từ Xayaburi, không hợp lý về mặt kinh tế và cũng không hợp lý về nhu cầu năng lượng, và cũng không đáng để hy sinh như thế, “Ngay cả khi chúng ta cần năng lượng, tôi nghĩ là cũng không đáng phảỉ đánh đổi các thiệt hại [về môi trường và nguồn cá].”
Hiện nay, các dự án thủy điện hạ nguồn Mekong đang ghìm lại trong khi 4 quốc gia liên hệ tranh cãi. Cam Bốt và Việt Nam yêu cầu nghiên cứu kỹ thêm trước khi xây thủy điện. Tuy nhiên, quyết định xây dĩ nhiên là tùy mỗi nước.
Lào đã cam kết công khai sẽ chờ có thêm nghiên cứu. Nhưng các nhà phê bình nói rằng Lào đã bắt đầu xây cất hạ tầng chung quanh khu vực thủy điện. Và công ty Thái Lan có hợp đồng xây dự án đập Xayaburi, công ty CH Karnchang hồi tháng 4-2012 đã loan báo rằng đã hoàn tất một hợp đồng để xây đập thủy điện này.
Thế là, Cam Bốt và Việt Nam sẽ gặp nạn đồng khô, hồ cạn vậy.
Trần Khải
Dòng sông đang ngày càng ít cá. Đó là những gì ngư dân trên sông chứng kiến từng năm: tay lưới của họ nhẹ dần đi mỗi năm.
Bản tin IPS kể về bà Khom Kieu và gia đình điều hành một vựa cá ở ngoại ô Nam Vang từ lâu lắm rồi. Nhưng bây giờ thì nguồn cá Cam Bốt đang ngaỳ càng vắng hơn.
Bà Kieu nói, “Cứ mỗi năm là như dường lại ít cá hơn. Tôi không biết vì sao như thế.”
Khi ngư dân Cam Bốt không cung cấp đủ cá cho khách hàng của bà, bà Kieu nói bà phải nhập cảng cá đông lạnh từ nước láng giềng Việt Nam và từ thượng nguồn Mekong.
Những dòng sông trù phú xuyên khắp Cam Bốt đã cho người dân Cam Bốt tự nuôi sống trong nhiều thế hệ. Nhưng các nhà hoạt động môi sinh đang nhìn thấy một tương lai nơi nguồn thủy sản này không đủ cho dân Cam Bốt nữa.
Hệ thống sông Mekong là nguồn cá nước ngọt nhiều nhất trên thế giới. Nó cung cấp thủy sản cho người nước hạ nguồn Mekong – Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam.
Không nước nào độc lập về nguồn cá như Cam Bốt, nơi hầu hết thủy sản là từ các sông nội địa.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi sinh nói một loạt các dự án đập thủy điện cho hạ vùng Mekong đưa ra đe dọa nguy kịch cho nguồn lương thực trong vùng.
Ame Trandem, giám đốc chương trình khu vực Đông Nam Á của tổ chức môi sinh International Rivers, nói rằng sẽ rất là vô trách nhiệm khi các chính phủ cho phép xây các đập thủy điện ở Sông Mekong.
Hiện thời Trung Quốc đã xây một loạt đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong. Dòng chảy hạ nguồn sông Mekong xuôi nam, xuyên qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam, bây giờ vẫn chưa xây nhiều.
Nhưng các nước hạ nguồn Mekong đã đưa ra tới 11 dự án thủy điện.
Dự án đầu tiên là Xayaburi của Lào, ở phần phía bắc nước này, đang gây tranh cãi giữa các nước láng giềng của nước này.
Những người phê bình nói ngay cả khi chỉ xây 1 đập thủy điện ở hạ nguồn Mekong thôi, cũng đủ làm hại nguồn cung cấp lương thực khu vực rồi vậy. Các đập thủy điện sẽ chận lối đi của cá thiên di – người ta hiện biết có hơn 100 chủng loại phải lội tuyến đường xa để đẻ trứng – và các nhà môi sinh nói các biện pháp đề ra để giảm thiệt hại thì khó thể hiệu quả.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy các đập nước cũng có thể ngăn chận nhiều lượng phù sa xuôi dòng để làm giaù cho đất ruộng hạ lưu.
Cam Bốt đặc biệt sẽ mất hơn 300,000 tấn sản lượng cá mỗi năm, nếu tất cả các dự án đập thủy điện đều xây, theo bản phúc trình năm 2010 thực hiện bởi ủy ban Mekong River Commission, một cơ quan đa phương mà 4 quốc gia hạ nguồn Mekong dựng lên để hướng dẫn việc phát triển dòng sông. Con số đó còn lớn hơn toàn bộ sản lượng gia súc (heo, bò) hiện nay của Cam Bốt.
Các nhà nghiên cứu nói các nước Mekong sẽ phảỉ thay thế nguồn thức ăn thủy sản bằng gia súc, nhưng nuôi gia súc laị tốn thêm nhiều tài nguyên khác.
Trong một cuộc nghiên cứu phổ biến trong một hội nghị hồi tháng 5-2012 về việc quản trị nước xuyên qua các biên giới trước khi họp Rio+20, nhà nghiên cứu Jamie Pittock khuyến cáo rằng 4 nước hạ nguồn Mekong sẽ cần từ 5,700 tới 28,300 kilômét vuông đồng cỏ mới để nuôi gia súc thay thế lượng chất đạm thủy sản bị xóa sổ, tùy theo bao nhiêu đập thủy điện thực sự được xây.
Trong trường hợp tệ hại nhất, Cam Bốt sẽ thiệt hại nhất khi phải tăng gấp đôi diện tích đồng cỏ để bù đắp nguồn thủy sản cạn kiệt.
Như thế, nhiều phần là các nước vùng Mekong sẽ phải lệ thuộc vào lương thực nhập khẩu để đủ nhu dụng.
Ame Trandem của hội International River nói nhiều triệu người sẽ rơi vào cảnh bất an lương thực, và như thế là trả giá quá đắt.
Các chính phủ vùng Mekong nói cần đập thủy điện để thúc đẩy phát triển. Thái Lan sẽ là nơi nhận lượng điện chính yếu từ dự án đập thủy điện Xayaburi. Tuy nhiên, các tổ chức xã hội dân sự nói rằng chính phủ Thái Lan đã phóng đaị nhu cầu năng lượng.
Nhà phân tích năng lượng Thái Lan Chuenchom Sangarasri Greacen nói rằng chính phủ Thái nhắm tới lợi nhuận, chứ không phải vì tiên đoán thiếu điện, khi thúc đẩy các dự án. Nhà nghiên cứu này, hiện ở Hoa Kỳ, nói rằng kế hoạch năng lượng hiện nay của Thái Lan đã nói quá lố nhu cầu điện Thái Lan thêm 13,200 megawatts, nhiều hơn 10 lần khả năng sản suất của dự án Xayaburi.
Greacen nói rằng Thái Lan không cần điện từ Xayaburi, không hợp lý về mặt kinh tế và cũng không hợp lý về nhu cầu năng lượng, và cũng không đáng để hy sinh như thế, “Ngay cả khi chúng ta cần năng lượng, tôi nghĩ là cũng không đáng phảỉ đánh đổi các thiệt hại [về môi trường và nguồn cá].”
Hiện nay, các dự án thủy điện hạ nguồn Mekong đang ghìm lại trong khi 4 quốc gia liên hệ tranh cãi. Cam Bốt và Việt Nam yêu cầu nghiên cứu kỹ thêm trước khi xây thủy điện. Tuy nhiên, quyết định xây dĩ nhiên là tùy mỗi nước.
Lào đã cam kết công khai sẽ chờ có thêm nghiên cứu. Nhưng các nhà phê bình nói rằng Lào đã bắt đầu xây cất hạ tầng chung quanh khu vực thủy điện. Và công ty Thái Lan có hợp đồng xây dự án đập Xayaburi, công ty CH Karnchang hồi tháng 4-2012 đã loan báo rằng đã hoàn tất một hợp đồng để xây đập thủy điện này.
Thế là, Cam Bốt và Việt Nam sẽ gặp nạn đồng khô, hồ cạn vậy.
Trần Khải
No comments:
Post a Comment