Sunday, 3 June 2012

KÝ SỰ BẰNG HÌNH : "RẢI RÁC BIÊN CƯƠNG MỒ VIỄN XỨ ..." (Trùng Dương)





Đi thăm trại tị nạn cũ ở Galang và mồ mả thuyền nhân ở đảo Kuku, Air Raya
Trùng Dương

Giữa tháng Năm 2012 vừa rồi tôi có dịp tháp tùng một phái đoàn của Hội Bảo Tồn Văn Hoá Và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF) đi viếng một trong những nơi gọi là cửa ngõ tự do, đó là trại chuyển tiếp dành cho thuyền nhân xưa ở Galang trong quần đảo Riau thuộc Nam Dương, nay là một công viên dành cho khách du lịch vào thăm viếng, do cơ quan Batam Industrial Development Authority (BIDA) quản trị.

Mục đích của chuyến đi của VAHF là để thu thập một số phim liệu cho cuốn phim tài liệu Viet Story, một phần của chương trình 500 lịch sử phỏng vấn mà các thiện nguyện viên đã hoàn tất phần phỏng vấn thu thập được 514 câu chuyện thu băng (oral histories) sau 15 tháng làm việc tại các thành phố tập trung nhiều người Việt tại Hoa K.

Chuyến
đi của chúng tôi nằm trong khuôn khổ cuộc hành hương có tên là Về Bến Tự Do do cơ quan thiện nguyện Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (Archives of Vietnamese Boat People AVBP), trụ sở đặt tại Úc, tổ chức, kéo dài từ ngày 15 đến 25 tháng Năm. Đây là chuyến hành hương thứ chín của AVBP, gồm hai phần, đó là viếng Galang và thăm mộ thuyền nhân tại đây và tại một số đảo khác ở về phía đông bắc, như Kuku và Air Raya, cách Batam 8 tiếng tầu siêu tốc, thuộc quốc gia Nam Dương; và sau đó thăm trại Bidong nằm trên lãnh thổ Mã Lai. Phái đòan VAHF chúng tôi chỉ đi Nam Dương, vì nghe nói Mã Lai hiện cấm quay phim.

Sau
đây là một số hình ảnh về chuyến đi Về Bến Tự Do tại Galang và các hòn đảo có mồ mả thuyền nhân. Nhân đây, chị hội trưởng VAHF Triều Giang Nancy Bùi cũng xin ngỏ lời cám ơn AVBP, vị trưởng đoàn kiêm giám đốc là anh Trần Đông, và phó đoàn và nhà báo Lưu Dân, cũng như các thành viên và cũng là cựu thuyền nhân, với một người là bộ nhân, trong đoàn hành hương, đã sẵn sàng dành cho phái đòan VAHF các cuộc phỏng vấn thực hiện ngay tại Galang, với sự xúc động dường như còn nguyên vẹn nơi các anh chị cựu thuyền nhân về thăm lại chốn xưa.

Trại Việt Nam, Galang

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiNPwvH8dwhkoG8_G8Hm91P8dSTPvTAoICZR4WHpmMzs40ZMfjJo651WdNyNBdV64b1ql-yQYKCXx0wEY0AbBxmzLCWm3NpEZARIfaX9wXtipkf9tlZjy96WQhCk65Jf3kMSpOCsFPycg/s320/gALANG_1.gif
Trại Việt Nam, chiếm 16 km2 tức khoảng 20% diện t
ích đảo Galang trong quần đảo Riau phía nam của Singapore, được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commission for Refugees UNHCR) thành lập vào năm 1978 gồm có nhà thương, nơi thờ tự như nhà thờ chùa chiền, trường học và các khu gia cư. Trại mở cửa vào năm 1979 để tiếp nhận thuyền nhân trốn chạy chế độ cộng sản đi tìm tự do trôi giạt đến các đảo trong vùng biển Nam Dương, một quốc gia gồm 17,507 hòn đảo, vào cuối thập niên 1970 và suốt thập niên 1980. Cho tới khi đóng cửa vào năm 1996, trại Galang đã là nơi dừng chân của trên 120,000 thuyền nhân Việt (có tài liệu nói trên 200,000), nơi ra đời của khoảng 2,000 trẻ em, và là nơi yên nghỉ vĩnh viễn của 503 người. Đoàn chúng tôi gồm 12 người hẹn gặp nhau ở Singapore rồi đi phà qua Singapore Straits tới thành phố Batam, từ đó đi xe bus xuống Galang, cách Batam 34 cây số. Hình giữa, phái đòan VAHF bên dưới tấm bản đồ trại và bảng Ex Camp Vietnam. Hình bên phải, lối vào trại.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6viCku7JAhC9Sf54rOQMwUPTr9efCn7T80rgj-bvgUc04nZVPIno22SDPXtTdfIzUw6Q-O9z7Tsp4yvM6L0_VLEMZ3YJ2l3BYGddpNVCRgGges6vSg4Y36LZ5fsLRM5P7nOkw199kDA/s320/GALGANG2.gif
Cầu tầu của Galang, h
ình bên trái, nơi đã từng chứng kiến bao cảnh đưa tiễn với kẻ ở lại tự hỏi không biết đến khi nào mình mới được đi định cư và người đi náo nức về một tương lai chứa chan hy vọng. Ngày nay, cầu tầu này không còn giữ vai trò quan trọng như xưa nữa sau khi một hệ thống sáu cây cầu có tên là Barelang Bridge (Jembatan Barelang) đã được xây cất để nối Batam với các hòn đảo phía đông nam. Hình bên phải, phái đòan VAHF đang phỏng vấn anh phó đoàn ký giả Lưu Dân về đời sống trong trại, nơi anh đã trải qua chín tháng trong khi tình nguyện làm điều hợp viên với văn phòng UNHCR trước khi đi định cư tại Úc vào đầu năm 1984. Anh Lưu Dân là tác giả của bài tường thuật rất chi tiết, “Về Bến Tự Do Bidong-Galang, 18.03 25.03.2005, đăng trên tập Kỷ Yếu do AVBP ấn hành.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgz0oLhlXQ08AysXfiTwOA_zeDnm0FYNMH3BBqk-PbLNlMdl-ngm3PSZSjO7V0bnuDCdSLEWYJaHCmXSdeX6H_tEtIuOEfgGZOkbfcaJrkYwZAXI067lRK2roHlFSSKV4WEYHM_wRETig/s320/GALANG3.jpg
Phái đoàn VAHF thu hình chiếc thuyền mang số TV4050TS xuất ph
át từ Trà Vinh vào năm 1982, mang theo 21 người trong số đó chỉ có năm người sống sót cuộc hải trình. Theo lời của anh Lưu Dân, cơ quan BIDA đã tính đem con thuyền về trùng tu để trưng ở Viện Bảo Tàng Galang, nhưng hai lần kéo thuyền giây thừng đều bị đứt, nên họ bỏ cuộc.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgtnNDHjtoWRPUHCbdhKpGH1zn3YVDuTSrgYqjmhAzULm8aNeUpCBRLN2po7H0qQSAX9msbsRS83sBwplJbwYf3vX1LIZKqmEcDcgraCmXCnmbCVcBom4TM4zxj0qfeSzKpA942_nq67A/s320/Untitled-1.gif
Phái đoàn hành hương Về Bến Tự Do 2012 chụp h
ình lưu niệm trước cổng chùa Quan Âm Tự, trái. Bên phải là bệnh viện do hội Hồng Thập Tự Nam Dương quản trị, nơi chào đời của khoảng 2,000 em bé và là nơi tẩm liệm 503 người đã bỏ mình tại Cửa Ngõ Tự Do, và mộ phần của họ tại Nghĩa trang Galang là chứng tích của một giai đoạn lịch sử về một hành trình đi tìm tự do bằng mọi giá không thể xoá bỏ.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg_uqtljV219L4tsQOPB865Un1Os4cRh-SsTidxuOpSqCnA9xexdOHn5bj8ZstOR9f68W7Kjr561AnxFRX5RGQUeaX9jUdRe8rjK1JphJ3QObWnC9-puxI_NVTSQ6fBkGn7rKl42706Ng/s320/Untitled-1.gif
Tượng T
ình Nhân Loại (Statue of Humanity), trái, do thuyền nhân Nguyễn Văn Tuyên, Boat No. SS1716TA ID# 800022, tạc để tưởng niệm một nữ thuyền nhân tự sát sau khi bị hãm hiếp (theo http://refugeecamps.net/), đồng thời ghi nhớ Ngày Liên Hiệp Mồng 1 tháng Giêng, 1985 (như ghi trên bia). Cổng vào Nghĩa Trang Galang, phải, nơi an nghỉ ngàn thu của 503 thuyền nhân với một số em bé sinh ra trong trại nhưng yểu mệnh.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgN9qzEUrGQnlBHXgpY3UIuEEQvPQc8JIly9OBwp6QDKBRqHivS-9EecwpcS5RpULvziRN-HAtccM2TVvhGSJ2E0g9wLbPAMZY8_Ga-_bMonQiTnlNkGg0AlGJo7NLrnPIOnvrLvxma1w/s320/Untitled-1.gif
Phái đòan Về Bến Tự Do thắp hương cầu nguyện trước tấm bia mang những h
àng chữ Tưởng Niệm Đồng Bào Đã Tử Nạn Trên Đường Vượt Biển Tìm Tự Do bằng tiếng Việt, Anh, Nam Dương và Trung Hoa.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgyGst1Gce3CZN_snvJpczcYl2CQ4ytW1aw7VNdUp4z5REt5ksKb3qpWXKyCbc5eGUR2ctQr3xKfWJANAuNptoiAC5yIeu3D3_6_my0mEgrW9cg4cSmiNJBmmFIu7YqbyWWUoNfUS11kg/s320/Untitled-1.gif
Các thành viên trong phái đòan đi cắm hương nơi c
ác mộ phần, trái. Phải, hai ngôi mộ của một cặp được mệnh danh là Romeo & Juliette của Galang. Theo lời kể thì cô Dương thị Ngọc Loan (10/10/1975 24/2/1993) và cậu Nguyễn Văn Phước (15/3/1974 24/2/1993) gặp và yêu nhau trong thời gian sống tại trại, nhưng gia đình cô Loan không bằng lòng. Khi Loan sắp cùng gia đình lên đường đi định cư, hai người yêu nhau quyết định cùng quyên sinh để không bị xa nhau.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhixuZHqLtr7_KptU7hU8eI5lUPdyjIpoEsNoqWPEOIL2xB7KsyhKvNm_DCYkVAdKU4BncVJTopGxb0xaVFbuR9nmSapiFlrgUhyphenhyphenTg87jF04lbQXyIpq_xAXqfowwB38IykcLv0ttGkCQ/s320/Untitled-1.gif
Mỗi nấm mộ l
à cả một lịch sử. Trái, mộ của bé Dương Thái Bảo Chương, sinh ngày 26 tháng 10, 1982 và chết ngày 13 tháng 12 cùng năm. Thân nhân của em trồng một cây con trên đầu mộ em để tưởng nhớ. Chẳng dè 30 năm sau cây vươn cao chiếm luôn phần mộ, đẩy bia mộ ngả về phía trước, như thể (tôi không khỏi tưởng tượng) chính em Chương là cái cây nay đã 30 tuổi, vươn vai đứng dậy. Phải, anh Tèo (yêu cầu chỉ dùng tên cúng cơm vì lý do an ninh), nguyên là một thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương năm 1994 và người duy nhất trong đoàn Về Bến Tự Do đến từ Việt Nam, đang chỉ vào những nấm mộ nhỏ mà anh nói không phải của các em bé như tôi nghĩ. Đó là những nấm mộ của những người tình nguyện tự sát để phản đối lệnh cưỡng bách hồi hương vào giữa thập niên 1990 vì không đđiều kiện hưởng qui chế tị nạn chính trị. Theo bản tin Reuters ngày 25 tháng 4, 1994, khoảng 500 thuyền nhân tại Galang biểu tình phản đối luật cưỡng bách hồi hương và 79 trong số những người tuyệt thực đã được đưa vào nhà thương điều trị. Theo thống kê của UNHCR ("Flight from Indochina", 1997) thì có khoảng 81,000 trong tổng số khoảng 840,000 tị nạn Việt tại khắp các trại tị nạn trong vùng Đông Nam Á đã bị trả về Việt Nam. Tèo, năm ấy còn vị thành niên, cũng nằm trong thành phần bị hồi hương. Chính mắt anh đã chúng kiến hai cảnh tự sát phản đối, một bằng mổ bụng và một bằng hỏa thiêu. Với Tèo, chuyến trở lại thăm Galang đi tìm lại một thời tuổi trẻ lang thang lạc lõng tràn đầy xúc động, đã hơn một lần anh không ngăn được nước mắt. Ngày cuối cùng ở Batam sau khi đi thăm các đảo nơi có các mộ phần thuyền nhân ngoài Galang, mọi người sẵn sàng rời Nam Dương đđáp tầu về Singapore, Tèo năn nỉ hai anh đoàn trưởng và phó cho phép Tèo mướn taxi trở lại Galang thêm một lần nữa và đã được hai anh đồng ý. Riêng anh đoàn phó Lưu Dân còn tình nguyện đi theo Tèo cho chắc ăn vì theo nguyên tắc đoàn không đđoàn viên đi đâu một mình. Cùng đi với hai người còn có một đoàn viên nhiếp ảnh gia đến từ Mỹ chắc còn tiếc vài tấm hình chưa kịp chụp. Họ dậy từ 4 giờ sáng, lấy taxi đi xuống Galang, và trở về vừa kịp chuyến phà về Singapore vào lúc 12 giờ trưa.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgc_lw6hVqdJYD4LpvMC05y3BxerWd0e97tl-xE-Iaez5lOw2IhZwJz9m-uGEASdMhwY6Fmr8wDbb5Kf4VhoZg5SHLCwvHjhpl78wSPcVLtnSo3Q5YrPtirYJQJpUMAtzq4vS0ojWIWEw/s320/Untitled-1.gif
Trái, phái đoàn VAHF đang phỏng vấn chị Nguyễn thị Yến Hương, một dược s
ĩ đến từ Pháp. Ngoài tôi (người duy nhất trong đòan 12 người hành hương Về Bến Tự Do là đi tị nạn từ cuối tháng Tư, 1975, qua ngả Guam, và vì đi bằng phi cơ nên đuợc anh chị em trong đoàn gán cho nhãn hiệu phi nhân), chị Hương cũng không phải là cựu thuyền nhân, mà là đi bộ qua ngả Lào khi mới 13 tuổi, nên được gọi là bộ nhân. Đây là chuyến Về Bến Tự Do thứ hai, gồm cả Galang và Bidong, của Hương. Chị cảm thấy gắn bó với lịch sử thuyền nhân một phần do kinh nghiệm tình cờ tìm ra được mộ phần của cậu em chồng chôn cất ở đảo Bidong, Mã Lai. Kể lại chuyện tình cờ tìm thấy mộ của em chồng trên Web site của AVBP, chị Hương không ngăn được nước mắt, phải ngưng lại nhiều phút chờ cho qua cơn xúc động. Cũng vậy là anh đoàn trưởng Trần Đông, phải, trong một giây xúc động khi kể lại một chuyến đi tìm mộ thuyền nhân trên các đảo rải rác trong vùng biển Nam Dương trong cuộc phỏng vấn dành cho VAHF.

Hội AVBP, Web site tại http://www.vnbp.org /,
được thành lập từ năm 2004, nhằm tìm kiếm và trùng tu các mộ phần thuyền nhân, không phân biệt có tên hay vô danh, ở rải rác các nơi trong vùng Đông Nam Á, đồng thời ghi dấu lại các di tích thuyền nhân để các thế hệ sau biết mà tìm đến vì chính quyền Cộng Sản Việt Nam cố tình muốn xoá bỏ những di tích lịch sử này, đđồng thời bạch hoá tội lỗi của chế độ ngu muội hà khắc đã là nguyên do đẩy cả triệu người Việt ra biển đi tìm một đời sống có tự do và nhân phẩm. Các thuyền nhân không may này và phần mộ của họ chính là những chứng tích của một giai đọan lịch sử cần được duy trì và bảo vệ. Anh Đông, người đã vượt biển không-còn-đếm-được-bao-nhiêu-lần với bốn lần ở tù và hiện là một công chức chuyên về điện toán của chính phủ liên bang Úc, cho biết là AVBP hy vọng sẽ đúc kết thành quả hoạt động vào năm 2015, 10 năm tính từ chuyến Về Bến Tự Do đầu tiên vào năm 2005 qui tụ tới 150 người, trong đó có các vị lãnh đạo tôn giáo cùng tham gia để cầu nguyện và cầu siêu cho những người đã bỏ mình tức tưởi trên đường vượt biển đi tìm tự do.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhCUrN8k8xeI6f0IGU4vpT18EbLiHH3xwxujiVCLsy8M1kHIpHON0Ka5WWyOWH_7o3XoXoteEqUGG5wXAcmG3M3DexET_3wHa46Eyac3GIwXyZaM6o9VVvNyD_xKvXmP8B-M2hn3HW27w/s320/Untitled-1.gif
Trại Việt Nam tại Galang
đã được duy trì, mặc dù không được bảo trì lắm có lẽ vì thiếu ngân quỹ, như một di tích lịch sử, và đã từng tiếp nhiều du khách tới thăm trại. Hình trên bên trái, cư ngụ thường trực tại trại bây giờ là cộng đồng các chú khỉ thường tò mò kéo ra lộ xem du khách tới thăm trại. Hôm chúng tôi ghé thăm trại là ngày nghỉ lễ quốc gia của dân Nam Dương, nên thấy nhiều xe bus đưa du khách vào viếng trại, giữa. Phái đoàn Về Bến Tự Do chụp hình lưu niệm với vài du khách người Nam Dương đến từ Batam, trong khuôn viên nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm với phía sau là tượng Đức Mẹ (tôi nghĩ) Vượt Biển vì được dựng trong khoang thuyền tưởng niệm xây bằng xi măng, mang số VN.02.1985, có lẽ là ngày hoàn tất tượng đài.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgM9sFYjjOBbTFNb-0mE9GgV1yKlXZJm-k2iAAvQT-kh19lLgX1wHmPoJLz1FdOsoFkskTAyURAw4JorVrn7vLD8RrtW8J2xxbyUm4-gaQjsEXuDfbpqYZqdwFbt1KYuhguwNmuWvaZHA/s320/Untitled-1.gif
Trong công viên Trại Việt Nam c
ó một bảo tàng viện được thiết lập trong đó trưng bầy một số di vật và rất nhiều hình ảnh về sinh hoạt trong trại từ 1979 tới 2005 là năm AVBP hướng dẫn chuyến Về Bến Tự Do đầu tiên tới thăm trại. Tôi đý cuốn sổ cho khách ký tên tại viện bảo tàng: chỉ trong mấy tháng đầu năm 2012 mà đã thấy số người ký tên chiếm tới gần nửa bề dầy của cuốn sổ, với nhiều tên Nam Dương. Tôi cũng ký tên mình vào đó, kèm theo lời cám ơn quốc gia Nam Dương đã duy trì trại cho các thế hệ sau có dịp chiêm nghiệm một chương sử đầy đau thương của những người đi tìm tự do bằng mọi giá, và cũng nói lên lòng nhân đạo, tình nhân loại của quốc gia nhận chứa họ trong giai đoạn chuyển tiếp.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj9toOsWd0MhFstX-SCpce6-xAqqibj8D1tJ_zbEYUZEJy9aXsmxu3DMcZTw_DxA-V2bwHfIbCLqTHmF5Y1fDf8-nn_h9PjpW_VhiCzm5EdKWfGpHmmo9iyYj9tSUD2TZeKxQKolqHgmQ/s320/Untitled-1.gif
Khung hình lôi kéo sự ch
ú ý đặc biệt của các đoàn viên của chuyến Về Bến Tự Do là khung gồm những bức hình về các cuộc biểu tình chống cưỡng bách hồi hương vào giữa thập niên 1990, dưới tựa đDemonstrations of the Refugees to UNHCR, Demand the Appropriateness of Life. Xem thôi không đủ, các bạn đồng hành của tôi còn giành nhau chụp hoặc thu hình lại những bức hình lịch sử trước cái nhìn có lẽ là ngạc nhiên của nhân viên an ninh đứng ở hậu cảnh trong hình bên trái.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg9gVmVPLImppvLPJBSOe3yh71V1Jm46YCXmMcWfgH3mQA7MeVqUdUyKXrxJhDsC6wc16Y8wsTdDpWUrtLAr9maoHUC0kXRc2Zk0WjkyvSoIRfzGMRuzQl71H2UBfEUphdfLN2qyUk54Q/s320/Untitled-1.gif
Trái, một bức h
ình chụp lại bức ghi lại hình ảnh cuộc biểu tình của trên 500 thuyền nhân phản đối chương trình cưỡng bách hồi hương năm 1994. Theo lời của Tèo, một nhân chứng, thì nhóm người đeo băng trắng quanh đầu ngồi ở giữa là những người tình nguyện tự sát để phản đối lệnh cưỡng bách hồi hương. Không rõ có bao nhiêu người đã tự sát chết để phản đối lệnh cưỡng bách hồi hương. Phải, chị Nguyễn thị Yến Hương đến từ Pháp, trước tấm bảng gồm những hình căn cước của một số cư dân trong trại.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgPpirXAbQ6UCWzYuKGIVMaej4Ewm7JyghpV53V_TsRzKz8TfyiNuQGsLMcm_i5UmzbmUvqbDSftSjFMhfW6QIBTi_kzq7w4oz0qXz7tZgLu0mwuhH3w0WGk3PSYIqw7RYKRgAzuht1iw/s320/Untitled-1.gif
Hình trái và giữa l
à hai bức tranh do thuyền nhân vẽ -- tôi không tìm thấy tên hoạ sĩ, một phần cũng vì vội vì đang bị thúc hối rời trại để kịp chuyến tầu đi đến quần đảo Anambas ở phía đông bắc của Batam, nơi có một số mộ phần thuyền nhân nằm rải rác trên một số đảo. Hình bên trái là cảnh xác những chiếc thuyền đã được thuyền nhân dùng để vượt biển, được một hoạ sĩ thuyền nhân vẽ lại. Hình giữa là tranh vẽ cảnh các thuyền nhân hân hoan chào giã từ Galang đđi định cư. Hình bên phải là hình bìa của tập sách mỏng về Trại Việt Nam và các di tích và di vật hiện còn tại trại tôi mua được trong tiệm bán đồ lưu niệm tại Viện Bảo Tàng Galang với giá 30,000 rupiah, khoảng hơn 3 Mỹ kim. Tập sách 16 trang mang tựa đMuseum Pulau Galang Ex-Refugees Camp of Boat People on Galang Island - to be a historical witness of humanity bằng tiếng Nam Dương và tiếng Anh. Phần tiếng Anh viết rất chuẩn và khéo ở chỗ người viết không đđộng gì đến cụm từ “đi tìm tự do, mà chỉ nhấn mạnh vào tình nhân loại, gọi đảo Galang là Đài Tưởng Niệm của Tình Nhân Loại (Monument of Humanity). Tuy vậy, theo chỗ tôi tìm hiểu thì sau vụ đập phá bảng Tưởng Niệm và Tri Ân trong trại năm 2006 do áp lực của Hànội, Nam Dương đã có những nỗ lực hàn gắn sự đổ vỡ đã trở thành có tính cách quốc tế này sau những phản ứng mãnh liệt của cộng đồng người Việt hải ngoại. Những nỗ lực này phản ảnh qua cuộc phỏng vấn của nhật báo Người Việt ở Westminster, California, với tác giả Boat People, Carina Hoàng, có tại Web link http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=130497&zoneid=3

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhjQM1kM3aD_6QEql-MFLJzXxHJakyux2UGHsKKcovB5XyWz0mA_txxgOr9tQnap7ZLTpGBCJw1TtQ071C4vfCaECHJRyUOoUGmQ6w4NhEfhcMB3f1ukngAnS2GsCTtt5glZg4_QYe2lg/s320/Untitled-1.gif
Trái, trụ sở UNHCR
đổ nát. Nơi đây đã chứng kiến cảnh tự sát của một số thuyền nhân nhằm phản đối lệnh cưỡng bách hồi hương. Phải, ngôi nhà nguyên là nơi cư trú của vị giám đốc người Nam Dương mà thuyền nhân vui miệng gọi là chúa đảo, có phần vụ quản trị trại.

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEis95CR9cS1zofUKbu7nxccunXTgp4KomR_UUN1O0_fzT2taK5T5nEig1jcim7EsFgxBA4bJDCZZamcY04kQeBWXF_xnBA0IC0nU21b0LGv1GVqK1xjMuxJJF6GpMHm0gI1IKY8toKsAA/s320/Untitled-1.gif
Miếu Ba C
ô dưới cây bồ đề lớn không xa trụ sở UNHCR là mấy. Theo lời kể của anh Lưu Dân và cũng được ghi lại tại Web site http://refugeecamps.net/, hai trong ba cô là hai chị em vượt biển bị hải tặc hãm hiếp nhiều lần. Đã vậy, khi tới đảo thay vì là thương cảm thì một số người đã nhìn họ bằng cặp mắt coi thường. Theo anh Lưu Dân thì giọt nước làm tràn cái ly là khi hai chị em bị buộc tội ăn cắp cái bóp của một bà thiện nguyện viên người Mỹ. Chịu không nổi nữa, hai chị em rủ nhau treo cổ tự sát. Cái bóp về sau kiếm lại được, do một người đàn ông ăn cắp thú tội. Cô thứ ba cũng cùng cảnh ngộ bị hải tặc hãm hiếp, quá tủi hổ nên tự sát về sau này. Người trong trại thương cảm lập miếu thờ. Chúng tôi tới thắp nhang, đốt vàng mã và cầu nguyện cho vong hồn các cô siêu thoát, an bình nơi mỉền vĩnh cửu.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjeWtemxIWghGmu0o_v2q3gG9BRTy9tiB4SOI5YdbUumxPjr_UpRE2bMjwmlnxAvBK8KdwSVPoA-ju5ehCCVqhObjK4P9lEQ57BaNubbOBoBcFGQBNGlaDpLWGbQH3Ns7cGhjUtPOdxOw/s320/Untitled-1.gif
Hình trái, lối v
ào nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Hình giữa bên trái là bên trong nhà thờ, một bên là tượng Đức Mẹ Maria với hàng chữ Mẹ Nguồn Cảm Thông và một bên là tượng Thánh Giuse với hàng chữ Cha Niềm An Ủi. Trong khuôn viên bên hông nhà thờ là một pho tượng Đức Mẹ mặc áo dài Việt Nam xanh da trời tay bồng Chúa Hài Đồng, có lẽ là do một thuyền nhân nghệ sĩ tạc. Cho chắc ăn, một pho tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu có hình bản đồ Việt Nam trên một con thuyền bằng xi măng mang số VN.02.1985 (có lẽ là thời gian tượng được hình thành) được dựng gần đó. Hình ảnh một người mẹ, qua Đức Mẹ Maria, chắc chắn đã là niềm an ủi vô biên đối với các thuyền nhân có đạo Thiên Chúa, cũng như Phật Bà Quan Âm (Ảnh Internet) đối với các thuyền nhân theo đạo Phật.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhoYnjCxijxo0vJk3q9FTsc6GQ63eytKJ1VyXfFGmXlVdw2iWZQDsGhdrNW_RoRn5PtQxLfFq-P6X3QzyPhs4gu2DSUxuk6kjSIOf2YkRvRT_lFcv4fD5QqD5GEPZxHS6VUDG4jVkILZA/s320/Untitled-1.gif
Hai hình trên là trại Galang xưa, tr
ông rất ít cây cỏ. Sau 30 năm, phần lớn những nhà cửa đã không còn, và cây cối mọc xum xuê như rừng. (Ảnh tư liệu của Abdullan Gani)

Các mộ phần thuyền nhân ở đảo Letong

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi7qOmt3GEGp8djrhDVvRvKgNEM-shXjzNTKHttQj1LVJDSoCwsC9QuxCr4wp3rAgLYSoU-RBDDIUt4pEanwJVVKhIfUlPpU7lpJZJmh8O4dwN4B7r-PAfM37mdg33ZHkNNXuPavoljgA/s320/Untitled-1.gif
Sau 8 giờ ngồi tầu nhỏ si
êu tốc, chúng tôi tới đảo Letong (cái hình bong bóng đỏ có chữ A trong hình của Google Maps bên trái) trong quần đảo Anambas, một hòn đảo nằm ở đông bắc của Singapore và khá gần với mũi Cà Mâu của Việt Nam ở hướng bắc. Tại Letong có một nghĩa trang trong đó có trên chục nấm mộ thuyền nhân. Theo người của phái đòan, thuyền của những người này giạt vào một hòn đảo nhỏ, hình giữa, đối diện với Letong, vào cuối thập niên 1970. Một bữa họ đi thuyền qua Letong để mua đồ, gặp bão, thuyền bị đắm và chết đuối. Dân đảo thấy họ gặp nạn nhưng đang lúc bão lớn nên đành bó tay. Xác họ được dân đảo vớt và mang chôn trên đồi, hình bên phải.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiu3yQFuVU-ZIyknO_ljJVExCu8VkSRppkZzDfMEkYjcTlt7n3mCBx8dXZDSRfBp0wdqehQefwA6dkyF5Hp7CzzvqjDa9mmXqzWFri18DpERi_v-T9Qzw5jGkuuKEoyyZBJlXFnlX4yTg/s320/Untitled-1.gif Ngay sau khi nhận phòng và nghỉ ngơi qua loa, chúng tôi mang nhang đèn vàng mã leo đồi tới viếng mộ thuyền nhân, các hình trên. Theo Carina Hoàng, tác giả Boat People, thì năm 2009 chị hướng dẫn thân nhân của những thuyền nhân này tới đây thuê người xây mộ đặt bia cho những người xấu số, do đấy mà mộ phần của thuyền nhân nơi đây trông khá mới và khang trang. Những thân nhân này tìm thấy mồ mả của thuyền nhân là nhờ chị Carina sau khi tìm thấy những ngôi mộ này đã chụp hình và đưa lên Web site của chị tại carinahoang.com. Cũng trong chuyến đi tìm mộ người em họ lần đầu tiên vào năm 1998, với sự giúp đỡ của một sĩ quan chỉ huy trong Hải Quân Nam Dương, chị Carina đã tới được đảo Kuku, nơi chị, hồi còn là một cô bé, là một trong khoảng 40,000 thuyền nhân đã tạm trú nơi đây. Trên 200 thuyền nhân bỏ xác lại đảo vì tình trạng sinh sống quá nghiệt ngã, bên cạnh sự đối xử tàn ác, gồm cả hãm hiếp, của một số quân nhân Nam Dương vô kỷ luật có phần vụ coi trại của những người mà họ coi là nhập cư bất hợp pháp.

Thăm mộ thuyền nhân trên đảo Kuku

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhXTczsTDPFp-UEb5P9A2r0OGea6j0u9T7hCSxSWOS1ImL7fHX_buSS2jlPyW287NUqMucIhXSUlgb2e5zuuP1g4NPssSEQ1mkdasMnu21xe9dYABvZDTzazFuSVNxyj28PdSmHuI8ixA/s320/Untitled-1.gif
Ngay sáng hôm sau khi đến
đảo Letong, chúng tôi đáp thuyền nhỏ đi đảo Kuku cũng trong vùng quần đảo Anambas với Letong, hình bên trái. Giữa, phái đoàn Về Bến Tự Do chụp hình lưu niệm trước cổng dẫn vào trại tị nạn Kuku cũ. Tiếp chúng tôi tại đây có đại diện của cơ quan tư nhân Turism Anambas, anh Indra Syahputra trông như một sinh viên và có trang bị một cái tablet, loại giống như iPad, và một số nhân công đi theo để giúp dọn dẹp mộ phần, ghi và đánh dấu các ngôi mộ mới tìm được. Phải, đường lên nghĩa trang nơi có vài chục nấm mộ khá cheo leo và đầy cây cối, không được quang đãng như trong một bức ảnh chụp cũng quãng đường này của chị Carina (không đề ngày) cung cấp cho nhật báo Người Việt cách đây một năm. Indra sau đó có tháp tùng phái đòan chúng tôi qua cả đảo Air Raya gần đó, và cho biết, theo sự ghi nhận của anh, hai đảo này chứa 275 mộ phần, kể cả 96 mộ mới tìm được.

Phái đòan thắp nhang, đốt vàng mã, cầu nguyện rồi đi các mộ cắm hương mong sưởi ấm phần nào người quá cố nằm rải rác biên cương mồ viễn xứ (thơ Quang Dũng), trong khi Triều Giang của VAHF ghi chép cho một bài tường thuật chuyến đi thăm mộ phần thuyền nhân, hình bên phải. Cũng trong hình này, trên nấm mộ ở góc tay mặt là một tấm bia có chữ VBP, tắt của Vietnamese Boat People, là tấm bia anh Trần Đông đang đặt làm đđặt lên tất cả những ngôi mộ thuyền nhân, đặc biệt những ngôi mộ vô danh.

Hình :   https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhETWpo8AflX2Pl-Oxdy1xAuBvwQTFRRQOsPR_3Gw8xCxsL4A0FK4R3yX_V1uql3ANNPYVAjy_dI6VW77X_honHoJ4Uu4o8wSl5taIiXPkZyqUxtF0hzAwdB8b0N1yAiTHKjlJI77Ztpg/s320/Untitled-1.gif
Vì một s
ân bay trực thăng được thành lập ngay sát các mộ phần thuyền nhân trên đồi, nên về sau nghĩa trang trên đảo Kuku được rời xuống phía dưới. Bên trên là hình những mộ phần còn lại trên đảo Kuku, kể cả mộ cũ vừa mới tìm ra hôm chúng tôi tới viếng.

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgIbhF3aciGMI_Gh4Za-9YDaS8vekvHrymnDhNnT4syMMUOag9-zjfakxoQxdfr8qV0q_2uTrjYlnry6SwVobp-xwqahbWBjtROteHFT92_HcB72H9hQsZxJQKEb-Y-ljHD6YHfqGrU-w/s320/Untitled-1.gif
Đài tưởng niệm thuyền nh
ân trên bờ biển Kuku do chính quyền địa phương xây. Bên trong con thuyền bằng xi-măng có một số tên thuyền nhân đã bỏ mình được ghi lại bằng sơn mầu đỏ. Con thuyền tưởng niệm mang số VT.075, số của con thuyền đã chở Carina Hoàng vượt biển năm xưa được mượn để khắc vào con thuyền xây làm đài tưởng niệm, chị cho biết trong một cuộc phỏng vấn giữa năm ngoái với nhật báo Người Việt ở Nam California. Chị Carina cho biết chính quyền địa phương cũng dự tính xây một đài kỷ niệm thuyền nhân trên đảo Air Raya nữa.

Mồ mả thuyền nhân trên đảo Air Raya

Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEisas8olPNGr7DsSm-DhUBtUHz8fgTxiP3OMw6opNBpXxxOD2dcZPUzI3faGKRhbthx-a4dLAAJkA1-QPFHMxVNw_2HVgFXek2VKtLFNHwuhfh4RJfH_CzGIB5hMJ_6ehDpt7Dy7SiFhw/s320/Untitled-1.gif
Bên trên là một số h
ình ảnh của các mộ phần thuyền nhân trên đảo Air Raya, không xa Kuku bao nhiêu, nằm giữa khu rừng nhiệt đới trên đảo. Chúng tôi vào đốt hương, vàng mã và cầu nguyện đúng lúc trời đổ cơn mưa rào, tuy vậy ai cũng vẫn mồ hôi nhễ nhại. Sau đó chúng tôi mỗi người được một trái dừa to hơn chị Thái, một người trong đoàn nói đùa khi thấy tôi bưng húp trái dừa vừa to vừa nặng, do các anh nhân công leo lên hái xuống cho.

Những nấm mộ kh
ông tên trên đảo KeramutRời Letong, chúng tôi lên thuyền đi Terempa, một hòn đảo cỡ trung trong quần đảo Anambas. Dọc đường, chúng tôi ghé đảo Keramut, nơi có hai nấm mộ do người dân đảo còn nhớ được đã mách cho. Vào khoảng cuối thập niên 1970, rất nhiều thuyền tị nạn giạt vào vùng biển nhiều đảo nhỏ và đá ngầm này. Kết quả là dân địa phương đã bắt gặp nhiều xác thuyền nhân bị sóng đánh giạt vào bờ. Họ đem những xác đó lên chôn cất, may mắn thì người chôn nhớ hay được truyền khẩu về nơi chôn với đôi phiến đá dùng đđánh dấu chỗ chôn nạn nhân. Đó là trường hợp của hai nấm mộ vô danh trong vườn dừa phía sau một làng đánh cá trên đảo Keramut. Theo anh Lưu Dân, có thể đằng sau ngọn đồi trên đảo còn nhiều nấm mộ như thế này, vì theo thống kê của UNHCR, hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng trên đường đi tìm tự do từ năm 1975 tới cuối thập niên 1980.


Hình :  https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjmkdmlM-9tO3VMiFBsBby8fqCFbB5RJWmkWHIvyamc5lXO5UqFRETxd_M5dbW_QjaBXY7CD3pGnzOOt6jXFR-c87Jc8SkAvTP0Mn0th8WbroKa9r5Ig4OouYjd2t399-BGRqPPcgcdow/s320/Untitled-1.gif Hình trên, trái và giữa, các đoàn viên cầu nguyện cho các thuyền nhân không may. Hình bên phải, anh Lưu Dân, một người nhớ rất nhiều thơ và ca dao, đang cầm chai nước giả làm rượu rưới xuống hai mộ phần thuyền nhân, miệng đọc mấy câu thơ của Tô Thùy Yên (bài “Ta Về) khiến tôi chợt nghe rưng rưng: Ta về như lá rơi về cội / Bếp lửa nhân quần ấm tối nay / Một chén rượu nồng xin rưới xuống / Giải oan cho cuộc bể dâu này.

Thêm những nấm mộ không tên trên đồi Terempa

Tới Terempa, chúng tôi lấy phòng trọ xong rủ nhau đi thăm hai ngôi mộ thuyền nhân vô danh trên một ngọn đồi. Theo các anh AVBP thì một vị mục sư người Nam Dương tìm thấy hai xác thuyền nhân bèn đưa lên chôn ở triền đồi trong phần đất thuộc quyền sở hữu của ông. Trước khi mất ông để lại di chúc dặn con cái không bán miếng đất đó. Người con khi nghe có phái đoàn AVBP đi tìm mồ mả các thuyền nhân bèn liên lạc và hướng dẫn họ tới hai phần mộ này. Anh Trần Đông cho biết sẽ cho xây lại những mộ phần ở đây cũng như tại những nơi chúng tôi đã tới viếng, với mỗi mộ phần sẽ mang một tấm bia trên đề VBP, tắt của Vietnamese Boat People.

Về Bến Tự Do không chỉ là những mộ phần

Chuyến đi thăm trại Galang và mộ thuyền nhân ở các đảo Kuku, Air Raya và Terempa không hẳn chỉ có vậy. Chúng tôi cũng được đôi ba ngày xen kẽ nghỉ ngơi đi thăm thú một số đảo và bãi biển nổi tiếng của Nam Dương -- quốc gia của những quần đảo và những người dân hiền hoà, chân thật, một đặc tính của người dân hải đảo. Trên, từ trái, bãi biển Letong cát trắng mịn, nước trong và sạch. Giữa, biển Water of God nổi tiếng là nước trong như pha lê, mầu ngọc lam biếc nhìn như muốn bị hút hồn. Và bên phải, hòn đảo Temawan nhỏ tí xíu, đi dăm phút đã về chốn cũ (Thơ Vũ Hữu Định, bài Còn Chút Gì Để Nhớ). Tôi chợt đý là hòn đảo không có một gốc cây dừa mặc dù không thiếu những cây lá xum xuê khác, khác với những hòn đảo khác mà chúng tôi đã ghé qua hay trông thấy và nhìn đâu cũng thấy dừa. Tình cờ trong lúc đi vòng quanh đảo tôi tìm thấy một quả dừa khô đã trổ mầm có lẽ trôi giạt tới đây từ một hòn đảo nào đó, hình bên phải, nên đem về nhờ một anh trong đoàn trồng, để tưởng niệm các thuyền nhân đã qua đời và xác chôn đâu đó tại những hòn đảo trong vùng.

Nếu sau n
ày có dịp nào bạn ghé đảo Temawan, Nam Dương mà thấy cây dừa duy nhất mọc ngạo nghễ trên đó, đó là cây dừa tưởng niệm thuyền nhân của chúng tôi trồng ngày 22 tháng 5, 2012 đấy, nghe.

[TD, 05/2012]

(*) Thơ Quang D
ũng, bài Tây Tiến.




No comments:

Post a Comment

View My Stats