Viện Hoàng gia
An ninh Quốc phòng Anh
Tài liệu tham khảo đặc biệt của THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Posted by basamnews
on 01/06/2012
Trang tin phân tích của Viện Hoàng gia An
ninh Quốc phòng Anh mới đây đăng bài nhận định quan điểm của Viện này về tiến
trình cải cách dân chủ tại Mianma, nhận định về thách thức “cái bóng Trung
Quốc” trong việc Mianma tăng cường quan hệ với phương Tây, cũng như những lợi
ích của ASEAN từ công cuộc cải cách kinh tế và chính trị của Mianma, nội dung
như sau:
Những
bước tiến thăm dò của Mianma hướng tới cải cách dân chủ và nhân quyền đang nhận
được phần thưởng là sự tái can dự của phương Tây, thể hiện gần đây nhất là
chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron. Trong chuyến thăm lịch sử tới
Mianma tháng 4/2012 – chuyến thăm đầu tiên từ trước tới nay của một nhà lãnh
đạo Anh đang tại vị – David Cameron đã không hề dùng từ nào bóng gió khi ông
kêu gọi bãi bỏ các lệnh cấm vận. Chỉ vài tuần sau chiến thắng của nhà lãnh đạo
mang biểu tượng dân chủ thuộc Liên đoàn Dân chủ (NLD) đối lập Aung San Suu Kyi,
chuyến thăm đã tái củng cố mối quan tâm ngày càng tăng của phương Tây đối với
chính quyền có vẻ dân sự của Tổng thống Thein Sein, người đã khiến nhiều nhà
quan sát ngạc nhiên bởi một loạt các cải tổ kinh tế và chính trị trong năm qua.
Dưới sự cai trị của giới quân sự tàn bạo cho tới cuộc tổng tuyển cử năm 2010,
Mianma được cả thế giới biết đến như là một vương quốc cô lập tô điểm bằng sự
đàn áp chính trị và chủ nghĩa phân biệt sắc tộc cố hữu. Bị tê liệt bởi các lệnh
trừng phạt của phương Tây và quản lý kinh tế yếu kém, Mianma gần như bị tách
rời khỏi sự phục hưng kinh tế tại Đông Nam Á, Tuy nhiên, viễn cảnh đó giờ đây có
thể có cơ hội thay đổi nếu như những bước tiến gần đây thực sự diễn ra.
Trong những tháng gần đây, chính quyền của
ông Thein Sein đã thả hàng trăm tù nhân chính trị, ký các thỏa thuận ngừng bắn
với các nhóm nổi loạn thiểu số xung khắc, và cho phép bà Suu Kyi cùng NLD tham
gia cuộc bầu cử địa phương. Trong bối cảnh chính trị ngày càng cởi mở, đất nước
này đã mời gọi đầu tư nước ngoài vào tận dụng các cơ hội. Với nguồn nguyên liệu
tự nhiên dồi dào, dân số trẻ và vị trí chiến lược tại giao lộ của hai nền kinh
tế khổng lồ đang lên là Ấn Độ và Trung Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo rằng
Mianma có thể sẽ nổi lên là “tiền tuyến kinh tế tại châu Á”. Trong khi các công
cuộc cải tố có tiềm năng để tạo ra những vận may bất ngờ về kinh tế và chính
trị quốc gia vô cùng lớn đối với Mianma thì những tác động khu vực đối với
những bước phát triển này đang bắt đầu định hình. Sự cởi mở của Mianma đã bắt
đầu chèo lái những bước chuyển đổi kinh tế và chính trị trong khu vực, trong đó
có sự thay đổi trong các mối quan hệ của Mianma với Trung Quốc, nhà bảo trợ
kinh tế và chính trị truyền thống của nước này, cũng như các cơ hội kinh tế và
chính trị mới của ASEAN.
Cái bóng của Trung
Quốc
về mặt lịch sử, các mối quan hệ Trung
Quốc-Mianma được đánh dấu bằng sự nghi ngờ đối với sự hỗ trợ về vật chất và
chính trị đối với Đảng cộng sản Mianma. Các mối quan hệ được cải thiện sau khi
Trung Quốc ngừng hỗ trợ cho những người cộng sản vào giữa những năm 1980. Các
mối quan hệ Trung Quốc-Mianma đã có được một sự thúc đẩy lớn sau vụ trấn áp
quân sự năm 1988 đối với những người biểu tình ủng hộ dân chủ vốn mang lại sự
chỉ trích rộng khắp từ cộng đồng quốc tế. Bị trói chặt bởi các lệnh trừng phạt
của phương Tây và sự cô lập quốc tế, Nâypiđô đã buộc phải dựa vào Trung Quốc để
tìm kiếm sự trợ giúp quân sự, đầu tư y tế và ủng hộ ngoại giao. Trong hai thập
kỷ qua, sự phụ thuộc của Mianma vào Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ khi Bắc Kinh
trở thành nhà hảo tâm về kinh tế và chính trị chủ chốt của quốc gia này. Trung
Quốc đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án Mianma vi
phạm nhân quyền trong vụ đàn áp quân sự nhằm vào những người biểu tình chống
chính phủ năm 2007. Năm 2011, quan hệ thương mại song phương Trung Quốc-Mianma
lên tới 3,6 tỷ USD, củng cố vị thế của Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất
của Mianma. Trung Quốc cũng có những lợi ích to lớn trong sự ổn định của Mianma
vì có những khoản đầu tư chiến lược ngày càng tăng tại quốc gia này.
Bắc Kinh coi Mianma là tuyến đường vận
chuyển đường biển thay thế tới Ấn Độ Dương và là một nguồn cung chính về nguyên
liệu tự nhiên cho nền kinh tế nước này. Người khổng lồ châu Á đang tham gia vào
việc xây dựng một loạt các dự án cơ sở hạ tầng lớn tại Mianma, trong đó có các
cảng biển, tuyến đường xe lửa và các đường ống dẫn dầu. Một số trong các dự án
đã gây phản ứng có dự án xây cảng nước sâu Kvaukpyu và đường ống Shwe để vận
chuyển dầu mỏ và khí đốt tới tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Thêm vào đó, cảng bốc
dỡ dầu thô dưới nước sâu và cơ sở chứa dầu cũng đang được xây dựng tại đảo
Maday để làm điểm dừng cuối cho các tàu chở dầu từ Tây Á và châu Phi. Cơ sở hạ
tầng năng lượng đó sẽ cho phép Trung Quốc không phải vận chuyển qua eo biển
Malacca phức tạp và nhiều cướp biển, giảm đáng kể quãng đường vận chuyển.
Bất kể sự phụ thuộc lớn của Mianma vào sự
hỗ trợ về kinh tế và chính trị của Trung Quốc, hiện có một sự không hài lòng
lan rộng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với quốc gia này. Là một
quốc gia độc lập mãnh liệt với lịch sử chống thực dân, Nâypiđô đã thể hiện
những ý định của mình khi nước này dừng dự án xây dựng đập thủy điện Myitsone
do sự phản ứng của công chúng gia tăng và những quan ngại về môi trường tháng
9/2011. Việc dừng xây đập thủy điện trùng hợp với việc thực hiện tiến trình cải
cách nhằm lôi kéo các cường quốc phương Tây và các nước láng giềng vào sự
nghiệp thoát ra khỏi cái bóng Trung Quốc của Mianma. Bắt đầu bằng chuyến thăm
mở đường của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tháng 12/2011, Mỹ và các cường
quốc phương Tây đã có phản ứng tích cực hơn mức đơn thuần thừa nhận những lời
đề nghị của Mianma. Ngoài việc “gặm miếng bánh kinh tế Mianma lợi lộc”, các
cường quốc phương Tây cũng nỗ lực tìm cách giảm sự thống trị của Trung Quốc tại
khu vực, góp phần bổ sung cho bước chuyển chính sách đối ngoại của Nâypiđô. về
mặt cơ hội thì các công cuộc cải tổ được thực hiện trong bối cảnh Mỹ chuyển
trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương. Quan điểm dịu xuống của Mỹ đối với
Mianma là kiên định với các mục tiêu của nước này trong việc tái khẳng định sự
hiện diện và ảnh hưởng tại khu vực.
Tuy nhiên, Nâypiđô nhận ra rằng nước này
không thể chống đỡ nổi việc xa lánh nước láng giềng khổng lồ. Chiếc ghế thường
trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và sức nặng về kinh tế to lớn khiến Bắc
Kinh là một đối tác không thế thiếu của Mianma. Do dó, cần phải nhớ rằng Thein
Sein đã ký hiệp ước đối tác chiến lược với Trung Quốc trong chuyến thăm cấp nhà
nước đầu tiên của ông tới Bắc Kinh tháng 5/2011. Chuyến thăm cũng còn có những
cuộc thảo luận về khả năng các tàu hải quân Trung Quốc cập cảng Bengal, cho
phép Bắc Kinh bảo vệ các cơ sở khí đốt và dầu mỏ của mình trên lãnh thổ Mianma
và tăng cường sự hiện diện tại Ấn Độ Dương. Ưu tiên dài hạn chủ chốt đối với
Nâypiđô là kiểm soát một cách hiệu quả các mối quan hệ truyền thống với Trung
Quốc trong khi tăng cường can dự với các cường quốc phương Tây – một thách thức
cân bằng nhạy cảm đòi hỏi tất cả những khéo léo và kỹ năng ngoại giao của các
nhà lãnh đạo Mianma.
Điệu nhảy tăng gô
với ASEAN
Những cải cách muộn màng của Mianma cũng đã
góp phần gia tăng vị thế của ASEAN. Tổ chức khu vực vốn luôn khẳng định can dự
tích cực với Mianma này đã được “minh oan” bằng những bước tiến gần đây của
Nâypiđô. ASEAN cũng đã tăng cường sự hỗ trợ mạnh mẽ của mình đối với công cuộc
cải tổ và đã “thưởng” cho Mianma chiếc ghế chủ tịch luân phiên vào năm 2014. Sự
nổi lên của Nâypiđô trên sân khấu toàn cầu và khu vực diễn ra vào thời điểm
quan trọng đối với ASEAN và có cả tác động kinh tế và chính trị đối với khu
vực. Trước hết, ASEAN sẽ có sự tự tin chính trị mới trước những chỉ trích từ
lâu nay rằng tổ chức này nói nhiều làm ít. Các cường quốc khu vực đã tung hô
chính sách lặng lẽ thúc giục Nâypiđô hướng tới cải cách dân chủ kéo dài nhiều
thập kỷ của họ đã mang lại hiệu quả và vẫn tuân thủ nguyên tắc không can thiệp
công việc nội bộ của ASEAN. Sự xác thực về “cách thức ASEAN” này diễn ra vào
thời điểm mà khu vực đang phải đối phó với nhiều thách thức lớn, chẳng hạn như
những căng thẳng ngày càng tăng với Trung Quốc tại Biển Đông và việc tái tập
hợp lực lượng của Mỹ ở khu vực.
Thứ hai, công cuộc cải tổ của Nâypiđô mang
lại một sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn đối với mục tiêu thiết lập Cộng đồng Kinh tế
ASEAN vào năm 2015. Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm mục tiêu thiết lập sự hội nhập
kinh tế khu vực thông qua khuyến khích các dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch
vụ, đầu tư, lao động có kỹ năng và nguồn vốn. Sự dồi dào của nguồn nguyên liệu
tự nhiên tại Mianma đã mang lại lợi ích cho khu vực khi xét về nguồn nguyên
liệu thô. Nâypiđô chắc chắn cũng sẽ có lợi từ sự trở lại của nguồn lao động có
kỹ năng từ số người dân đang sinh sống ở nước ngoài, vốn đã phải bỏ đất nước ra
đi do sự đàn áp chính trị và ít cơ hội kinh tế.
Các tập đoàn lớn của ASEAN cũng đã bắt đầu
đặt cược vào tiềm tăng kinh tế to lớn của tiền tuyến kinh tế cuối cùng này. Tập
đoàn “Italian- Thai Development Co.” của Thái Lan đã khởi động một dự án tham
vọng xây dựng cảng nước sâu trị giá 50 tỷ USD và một khu công nghiệp tại làng
Dawei của Mianma. Vùng đặc quyền kinh tế này, một trong những vùng lớn nhất khu
vực, hứa hẹn sẽ trở thành hành lang vận tải mới nối Ấn Độ, Trung Đông và châu
Âu với Đông Nam Á và Đông Á, thay thế cho eo biển Malắcca. Một đoàn doanh
nghiệp ASEAN, gồm khoảng 30 nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của khu vực,
cũng đã thăm Rănggun để tìm kiếm các cơ hội kinh tế vào tháng 2/2012.
Tuy nhiên, ASEAN – với chiến thắng về kinh
tế và chính trị cần thiết bấy lâu – cần phải tiếp tục khuyến khích Nâypiđô tiếp
tục thực hiện cải cách hơn nữa để nước này tiếp tục vững chắc trên con đường
dân chủ và cởi mở. Điều này có nghĩa phải tăng cường niềm tin và đối thoại
không chỉ với chính phủ mà còn cả những nhân vật chủ chốt trong giới quân sự.
Bước chuyển bất ngờ của Mianma chắc chắn sẽ khiến những người theo đường lôi
cứng rắn trong giới quân sự lo ngại. Đối với ASEAN, duy trì sự cởi mở của
Mianma có thể là một trong những thách thức lớn nhất của thập kỷ hiện nay./.
-----------------------------------------
No comments:
Post a Comment