Monday 4 June 2012

MỘT TRẬT TỰ AN NINH MỚI Ở THÁI BÌNH DƯƠNG (Vũ Đức Khanh - Asia Sentinel)




Vũ Đức Khanh

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Một trật tự mới phải được thiết lập để giải quyết các mối quan tâm hiện tại và tương lai của khu vực.

lực cao nhất, Washington vẫn thấy bản thân mình khó có thể tìm một giải pháp có thể giải quyết được quá nhiều vấn nạn trong vùng Biển Đông.

Phải đối diện với cuộc khủng hoảng nợ nần và mức độ thất nghiệp bướng bỉnh trong nước, kiệt sức về quân sự và kinh tế sau các chiến dịch ở Afghanistan và Iraq, Hoa Kỳ hiện phải làm dịu bớt các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng. Hoa Kỳ không còn có thể được mong đợi sẽ cung cấp các hỗ trợ về kinh tế và quân sự cho các đồng minh truyền thống của mình.

Dù đã có một cuộc xén tỉa - gần 500 tỷ đô và có lẽ nhiều hơn trong các cắt giảm về chi tiêu kế hoạch quốc phòng trong thập kỷ tới - có lẽ không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ rút hết những cam kết của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hoặc khắp nơi trên thế giới, nhưng khả năng là việc thực hiện chính sách đối ngoại của họ sẽ phải giảm bớt.
Để phản ánh các thay đổi địa chính trị, có nhu cầu cho một trật tự an ninh mới ở Thái Bình Dương. Rõ ràng là Hoa Kỳ duy trì quyền lợi ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không còn có thể đóng vai trò tương tự như từng có khả năng trước đây. Các nước trong khu vực phải chịu trách nhiệm về an ninh của họ. Tuy nhiên, trật tự an ninh mới này không nên bỏ qua Hoa Kỳ bằng cách vĩnh viễn loại họ ra khỏi bài toán nhưng là phải đưa họ vào trong một vai trò mới.

Bằng cách giao phần lớn trách nhiệm lên vai của các nước châu Á, với hy vọng rằng một trật tự như thế sẽ mang đến được các giải pháp thích hợp, có liên quan cụ thể đến các vấn đề khu vực, một nền trật tự an ninh mới sẽ tồn tại như là một diễn đàn quốc tế và một liên minh về an ninh, mang lại các phương pháp và phương tiện để giải quyết tranh chấp trước khi họ có thể phân rẽ thành các cuộc xung đột.

Quyền lợi Chung, Trách nhiệm cùng chia xẻ

Mong muốn một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình chắc chắn phải được tất cả các nước trong khu vực cùng chia xẻ. Bất kể quyết đoán nào của Trung Quốc, ngay cả các nước cũng không tìm đến xung đột khi có thể tránh được. Do đó, tất cả các bên trong trật tự an ninh mới này có thể tìm thấy nền tảng chung: để thiết lập cơ chế duy trì hòa bình an ninh, và nhường đường cho sự thịnh vượng.

Trong khi trục chuyển đến Châu Á-Thái Bình Dưong của Hoa Kỳ bao gồm thủy quân lục chiến tại Úc và gia tăng các cuộc tập trận hải quân với các đồng minh và đối tác chiến lược trong khu vực, không thể dự kiến rằng Hải quân Mỹ sẽ cung cấp một chiếc ô dù bảo hộ cho tất cả những ai có nhu cầu. Cuối cùng, các quốc gia Đông Nam Á, chỉ có Philippines là được đảm bảo hộ phòng theo Hiệp ước Phòng thủ Song phương với Hoa Kỳ. Như vậy, các quốc gia Đông Nam Á khác phải thích ứng với một thực tế trong đó sự hỗ trợ của Mỹ không được bảo đảm. Các quốc gia Đông Nam Á không thể cứ giả định rằng Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò tuyệt đối.

Một trật tự an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ như thế nào? Có lẽ, sẽ có Nhật Bản, Ấn Độ, và Australia là những nước ở vòng ngoài và tại cốt lõi của nó bao gồm Mỹ và Đông Nam Á. Liên minh này, Tổ chức An ninh Thái Bình Dương, hay PSO như sẽ được gọi tên này về sau - sẽ phục vụ như là một trật tự an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng, nhưng lãnh đạo của tổ chức sẽ (và nên) được giao cho một thành viên của ASEAN, quốc gia có sự hiện diện và lợi ích của mình liên quan đến các nước ASEAN khác và các đối tác khu vực.

Vì những lý do rõ ràng, Nhật Bản, Ấn Độ, và Australia, không nước nào là các nước thuộc ASEAN, nên không có khả năng là các nhà lãnh đạo của trật tự mới này. Lịch sử đã không khiến Nhật Bản không được mến mộ trong tâm tưởng của các nước láng giềng. Ấn Độ thì ở quá xa từ khu vực Đông Nam Á và Australia, tuy kinh tế vững vàng nhưng phải bị loại trừ vì lý do tương tự như Ấn Độ.

Indonesia, với dân số và nền kinh tế lớn mạnh nhất khu vực Đông Nam Á, là một ứng viên hợp lý cho vai trò lãnh đạo trong nền trật tự an ninh. Đôi khi, đất nước này còn được coi là một nhà lãnh đạo tự nhiên trong khối ASEAN vì kích thước và sức mạnh của mình, do đó có thể được chấp nhận như một nhà lãnh đạo giữa các quốc gia thành viên tương lai của PSO.

Nếu Indonesia tìm kiếm một vai trò lãnh đạo, có khả năng họ sẽ nhận được sự ưng thuận từ Hoa Kỳ. Trong nhận xét với Dịch vụ Báo Chí của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, Tướng Martin E. Demsey, Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân, nói rằng một tổ chức châu Á-Thái Bình Dương tương tự như NATO sẽ có giá trị, tuy nhiên, nó phải được các quốc gia ở đó yêu cầu. Có nhu cầu cho một tổ chức như vậy, nhưng lại chưa có một quốc gia nào đề ra sáng kiến để tạo nên. Indonesia là ở vào vị trí tốt nhất để tạo ra một mũi khởi đầu cho PSO.

Từ khởi đầu của mình, Tổ chức An ninh Thái Bình Dương không phải là một sáng tạo của Hoa Kỳ. Tổ chức ấy, ở mọi cấp độ, phải là một tổ chức bởi các quốc gia Đông Nam Á và cho các quốc gia Đông Nam Á, để giải quyết một cách thích hợp các mối quan tâm trong khu vực. Do đó, điều này sẽ đòi hỏi các quốc gia thành viên của PSO phải có trách nhiệm cho an ninh của mình và cam kết an ninh với các nước khác. Theo thời gian, PSO có thể phát triển để bao gồm tất cả các khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng chỉ sau khi nó đã thành công trong việc đảm bảo hòa bình ở khu vực Đông Nam Á.

Tất nhiên Hoa Kỳ, sẽ vẫn là một phần không thể thiếu của tổ chức, nhưng đất nước này không nên được trông đợi để mang lại tất cả các câu trả lời. Trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng này, quân đội Hoa Kỳ đang trong quá trình tái tổ chức lại các ưu tiên và tái cơ cấu lực lượng của mình. Nếu phải đóng một vai trò nào ở châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ phải yêu cầu các đồng minh và đối tác chiến lược của mình thừa nhận một số trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền lợi của họ. Việc thành lập PSO sẽ cho phép các quốc gia Đông Nam Á, phụ thuộc chính thức vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ, dựa vào chính mình để tăng cường và cải thiện an ninh của mình.

Những thách thức và cơ hội phía trước

Chắc chắn sẽ có nhiều thách thức đối mặt với việc thành lập nền trật tự an ninh mới này, tuy nhiên sẽ có nhiều lợi ích xứng đáng. Thách thức chỉ đơn thuần là những cơ hội chưa được phát hiện, và mặc dù những thách thức là trước mắt và lợi ích thì còn xa, nếu không muôn nói là mơ hồ, do vậy, điều này không có cách gì ngăn cản được bất kỳ nỗ lực nhằm chính thức hóa một nền trật tự an ninh mới. Cơ hội lớn nhất cho tất cả là ổn định hoá khu vực Thái Bình Dương. Nếu thế kỷ này nên là một "thế kỷ Thái Bình Dương", thì việc một khu vực Thái Bình Dương không còn tranh chấp sẽ là điều tốt hơn.

Một trật tự an toàn mới là rất quan trọng để mang lại và duy trì hòa bình thịnh vượng. Vấn đề cấp bách nhất hiện nay không phải chỉ ở việc ráp nối các nước tham gia, mà còn là việc tổ chức cho họ vào những nền tảng chung. Như đã nêu trước đó, mặc dù các quốc gia này chia sẻ lợi ích chung nhưng sự khác biệt của họ rất là nhiều, và có thể là chính những khác biệt này sẽ ngăn chặn việc tạo ra một trật tự an ninh mới.

Thí dụ như các tuyên bố chồng chéo về lãnh thổ ở Biển Đông có thể nhận chìm PSO trước khi nó có thể cất cánh. Hầu như tất cả các nước nguyên đơn trong tranh chấp ở đảo Trường Sa đều có những đòi hỏi chồng chéo nhau. Các bất bình trong quá khứ giữa các quốc gia cũng có thể là quá nặng nề khiến khó di chuyển về phía trước. Tuy nhiên, dù có những thách thức, cần phải dứt khoát rõ ràng cho các bên có tiềm năng rằng sẽ có nhiều điều để đạt được khi chịu để các khác biệt này sang một bên.

Ngoài nền hòa bình và an ninh ở Thái Bình Dương, diễn đàn an ninh quốc tế mới này có thể tăng cường mối quan hệ giữa Đông Tây. Đa phần sẽ như NATO, tổ chức từng được sử dụng để đề cập, thảo luận và cố gắng giải quyết những mối quan tâm an ninh trước khi chúng có thể bùng nổ, tổ chức an ninh châu Á-Thái Bình Dương này có thể làm như vậy. Tiềm năng khiến các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông có thể chuyển thành một cuộc xung đột khung đang thoáng hiện từ xa. Hiện nay, có vẻ như không quốc gia khiếu kiện nào sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh vì những tranh chấp, tuy nhiên, giải quyết vấn đề có phải là tốt hơn việc cứ chờ đợi tìm kiếm sau ? Cho đến nay, ASEAN đã chứng tỏ là thiếu sót trong việc tìm kiếm một giải pháp chấp nhận được cho vấn đề này. Một diễn đàn mới với nhiệm vụ thích hợp có thể là cần thiết để giải quyết tranh chấp.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Việt Nam

Trong số các nước ASEAN có thể gia nhập liên minh an ninh mới, Việt Nam cho thấy là một đất nước thú vị nhất, vừa quan trọng lại vừa không quan trọng. Sở hữu một nền kinh tế có kích thước trung bình giữa các quốc gia Đông Nam Á, dân số khá trẻ, đông và quân sự hiện đại hóa, việc bổ sung Việt Nam vào PSO chắc chắn sẽ được hoan nghênh.

Tuy nhiên, Việt Nam có hoàn cảnh bất hạnh là một đối thủ lịch sử của Trung Quốc, nhưng mặc dù thế, đất nước này vẫn gắn bó sâu sắc với Trung Quốc. Kinh tế của Việt Nam cũng như tính hợp pháp của chính phủ phụ thuộc vào Trung Quốc. Cả hai đều là nước Cộng sản (trên danh nghĩa nhiều hơn là so với tư tưởng), nhưng trong khi nền cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc là vững vàng, Việt Nam lại đang trong tình trạng rạn nứt. Các chia rẽ nội bộ đã gây khó khăn cho Đảng Cộng sản Việt Nam, với việc một số đảng viên có thể ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ trong khi một số khác muốn đảng và nhà nưóc cứ duy trì sự gần gũi với Trung Quốc.

Thân thiện với Hoa Kỳ sẽ cho phép có được tiếp cận nhiều hơn với các thị trường phương Tây nhưng lại phải chịu thiệt hại từ các cải cách chính trị cần thiết (nhân quyền vẫn còn là một điểm nhức nhối giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đặc biệt là với việc mua bán vũ khí ) và việc trả thù bằng kinh tế có tiềm năng từ phía Trung Quốc. Mặt khác, đi vào đúng đường của Trung Quốc sẽ đảm bảo rằng các mối lo lăng trực tiếp về kinh tế và an ninh sẽ được giải quyết tuy nhiên, người dân Việt Nam vẫn chưa sẵn lòng chấp nhận Trung Quốc, vẫn nhìn người láng giềng phương bắc của mình với sự bất tín.

Hơn nữa, Việt Nam và Trung Quốc hiện đang vướng vào các tranh chấp về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn từng là một điểm bất đồng lớn hơn so với sự miễn cưỡng giải quyết các vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Cho đến nay, chính phủ Việt Nam đã đi dây căng thẳng giữa việc thỏa mãn Trung Quốc và Hoa Kỳ trong khi vẫn duy trì chế độ Cộng sản, nhưng họ không thể làm như vậy mãi mãi.

Nếu chỉ để bảo đảm một đối tác chiến lược khác rất gần với Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ muốn Việt Nam tham gia một tổ chức như PSO. Nếu không gia nhập liên minh, Việt Nam sẽ không đến nỗi đi đến một mất mát thảm khốc với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sẽ là một tổn thất nghiêm trọng đối với PSO. Trong khi không có ảnh hưởng quốc tế như Singapore hay Indonesia, theo thời gian, lực lượng dân số đông đảo và tương đối trẻ của đất nước này sẽ đóng góp rất nhiều, không chỉ Việt Nam, nhưng cho cả nền kinh tế Đông Nam Á. Là một thành viên của PSO, Việt Nam sẽ có khả năng phát triển quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với các nước láng giềng trên cơ sở đa phương.

Điều đó nói rằng, Việt Nam hiện tại sẽ không phải là một đối tác lý tưởng trong PSO, vì sự cư xử với các công dân của mình còn chưa tốt đẹp. Mối quan tâm này khôny chỉ hạn chế với Việt Nam mà nên là một yêu cầu đến tất cả các quốc gia thành viên trong tương lai của PSO để phải cải thiện điều kiện trong nước hầu không làm suy yếu sự toàn vẹn của tổ chức. Trong trường hợp của Việt Nam, phải dân chủ hóa và phải giải quyết các vi phạm về nhân quyền của mình. PSO không chỉ thúc đẩy và đảm bảo hoà bình, an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, mà còn nên phải thúc đẩy các tiêu chuẩn đời sống tốt đẹp hơn.

Nguồn: Asia Sentinel




No comments:

Post a Comment

View My Stats