BBC
Cập nhật: 15:28 GMT - thứ bảy, 2 tháng 6, 2012
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta
nói nước này đang có kế hoạch điều chuyển phần lớn các chiến hạm của mình tới
khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020.
Ông Panetta nói
tới năm 2020, khoảng 60% hạm đội của Mỹ sẽ được triển khai ở đây, trong một dấu
hiệu rõ ràng nhất về chiến lược mới của Mỹ ở châu Á.
Ông Bộ trưởng
khẳng định với Hội nghị an ninh khu vực ở Singapore rằng bước chuyển hướng này
không nhằm ngăn chặn thế lực của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã tỏ
ra không hài lòng với việc Hoa Kỳ thúc đẩy sự hiện diện của mình ở khu vực.
Tháng Mười Một
năm ngoái, Tổng thống Barack Obama tuyên bố rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương
là "ưu tiên hàng đầu" của chính sách an ninh của Mỹ.
Bình luận của
ông được xem như là một thách thức đối với Trung Quốc, nước đang phấn đấu trở
thành cường quốc chính ở khu vực.
"Đến năm 2020, hải quân sẽ điều
chuyển lực lượng của mình từ tỷ lệ khoảng 50-50% của ngày hôm nay giữa Thái Bình
Dương và Đại Tây Dương sang tỷ lệ 60-40 giữa hai đại dương", ông Panetta
nói tại hội nghị Đối thoại thường niên Shangri-La.
"Điều
chuyển này sẽ bao gồm sáu
tàu sân bay trong khu vực này, đa số các tàu
tuần dương của chúng tôi, các tàu khu trục, tàu chiến và tàu ngầm."
Ông Panetta nói
rằng Mỹ sẽ nhằm mục đích tăng số lượng và quy mô các cuộc diễn tập mà nước này
tiến hành cùng với các đồng minh trong khu vực.
Ông nói các vấn
đề về ngân sách và cắt giảm sẽ không chặn bước các thay đổi, và nói thêm rằng rằng
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã có kinh phí trong kế hoạch ngân sách năm năm để đạt
được các mục tiêu của mình.
"Sẽ phải
mất nhiều năm để các khái niệm và nhiều công việc mà chúng tôi đang đầu tư được
thực hiện đầy đủ," ông nói.
"Nhưng
không mắc sai lầm, bước đi một cách chắc chắn, quả quyết và bền vũng, quân lực
Hoa Kỳ đang tái cân bằng và mang lại cho khu vực quan trọng này những khả năng
được nâng cao, tăng cường."
Trung Quốc có
các tranh chấp lãnh thổ lâu dài với các đồng minh của Mỹ, bao gồm Philippines,
trên các nhóm đảo ở Biển Đông (hay Biển Nam Trung Hoa).
Trong những năm
gần đây, Bắc Kinh trở nên quả quyết hơn về vấn đề này.
Kích thích
Sự tăng cường
hiện diện của Mỹ trong khu vực do đó có thể khuyến khích các quốc gia khác và
làm Bắc Kinh bị kích thích.
Ông Panetta đã
phủ nhận bất kỳ căng thẳng nào có thể và nói ông đang chờ đợi thăm viếng Trung
Quốc vào cuối năm nay.
"Một số
người coi việc nhấn mạnh gia tăng của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
như một loại thách thức nào đó đối với Trung Quốc," ông nói.
"Tôi bác bỏ
quan điểm đó hoàn toàn. Nỗ lực của chúng tôi đổi mới và tăng cường sự tham gia
của mình ở châu Á là hoàn toàn thích ứng với phát triển và tăng trưởng của
Trung Quốc.
“Thật vậy, gia
tăng tham gia của Mỹ trong khu vực này sẽ có lợi cho Trung Quốc vì nó nâng cao
an ninh và sự thịnh vượng chung của chúng ta cho tương lai".
Hồi tháng Giêng,
truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng nói sự gia tăng hiện diện của Mỹ trong
vùng có thể thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng.
Nhưng nó cũng
cảnh báo Mỹ không nên "phô diễn sức mạnh của mình" và nói bất kỳ chủ
nghĩa quân phiệt nào của Mỹ cũng có thể "gây nguy hiểm cho hòa bình".
Bộ trưởng
Panetta hiện đang trên đường thực hiện một chuyến công du dài chín ngày tại
châu Á, trong đó bao gồm các chuyến thăm Việt Nam và Ấn Độ.
Phóng viên của
BBC Jonathan Marcus có mặt tại Hội nghị ở Singapore cho biết thêm rằng bên cạnh
động thái chuyển hướng chiến lược, Mỹ còn đang cố gắng đưa ra một cơ chế mới
điều tiết các xung đột trong khu vực dựa trên các quy tắc.
Tuy nhiên, ông
cũng cho rằng không chắc việc tăng cường hiện diện, cùng với tiếp cận mới về cơ
chế điều tiết xung đột trên ở Biển Đông và khu vực có thể sẽ được Bắc Kinh hoàn
toàn chào đón.
Các bài liên quan
------------------------------------------
Trọng Nghĩa - RFI
Thứ bảy 02 Tháng
Sáu 2012
Từ tỷ lệ đồng đều - một nửa cho Thái Bình Dương và một nửa cho Đại Tây Dương - như hiện nay, trong thời gian từ giờ cho đến năm 2020, 60% hạm đội Mỹ sẽ được bố trí tại vùng Thái Bình Dương. Trên đây là nội dung tuyên bố vào hôm nay, 02/06/2012, của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, trong bài phát biểu tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore, diễn đàn an ninh và quốc phòng thường niên của vùng châu Á Thái Bình Dương.
Trước các lãnh đạo quốc phòng và quân sự cao cấp đại diện cho 28 quốc gia tham dự hội nghị, người đứng đầu Lầu Năm Góc xác định là quyết định triển khai thêm lực lượng qua vùng Thái Bình Dương, kèm theo với việc mở
rộng mạng lưới các quan hệ đối tác quân sự, là một phần trong các nỗ lực « đều đặn và kiên quyết » của Hoa Kỳ nhằm củng cố vai trò của mình trong một khu vực được đánh giá là quan trọng đối với tương lai của nước
Mỹ.
Một cách chi tiết, ông Panetta cho biết là lực lượng Hải quân Mỹ ở vùng Thái Bình Dương sắp tới đây sẽ bao gồm sáu tàu sân bay, phần lớn các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu cận chiến duyên hải, và tàu ngầm. Hải quân Mỹ hiện thời có một hạm đội gồm 285 tàu, mà khoảng một nửa được giao nhiệm vụ hoạt
động tại Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ cũng đã lên kế hoạch để mở rộng các cuộc tập trận trong
vùng, và xúc tiến những chuyến ghé cảng hữu nghị của Hải quân Mỹ trong một khu vực
rộng lớn hơn hiện nay, trải dài đến tận Ấn Độ Dương.
Kể từ khi Tổng thống Barack Obama loan báo chiến lược châu Á mới của Mỹ vào tháng Giêng vừa qua, Lầu Năm Góc chưa cho biết nhiều
chi tiết về việc thực hiện kế hoạch này. Theo hãng tin Pháp AFP, thông báo hôm nay về tương lai của
hạm đội Mỹ là dấu hiệu rõ ràng nhất về sự chuyển hướng qua châu Á đó. Bài diễn văn của ông Panetta có thể được xem là nhằm trấn an các đồng minh của Mỹ trong vùng, cho thấy là Washington đang cụ thể hóa chiến lược mới bằng những hành động thực tế.
Mối lo ngại của các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ ở châu Á là liệu Washington có đủ phương tiện tài chánh để thực hiện chiến lược
mới của mình hay không, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng Mỹ bị buộc phải cắt giảm như hiện nay. Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta cho là
khủng hoảng ngân sách ở Washington sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch hướng về châu Á của quân đội Hoa Kỳ.
Theo ông, nước Mỹ đang dự trù đầu tư thêm vào các loại phương tiện cần
phải có để nâng cao năng lực tung nhanh các lực lượng hùng hậu đến hiện trường, cũng như tăng cường khả năng tác chiến tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong số các phương tiện này có « các loại chiến đầu cơ tàng hình, tránh được radar, một loại
oanh tạc cơ đường trường, các vũ khí dùng trong chiến tranh điện tử và các hệ thống phòng thủ tên lửa. »
Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng rõ nét, trong những cuộc
trao đổi riêng tư, các quan chức Mỹ thừa nhận là việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á có mục tiêu củng cố thêm cho ngành ngoại giao Mỹ khi
phải đối mặt với thái độ quyết đoán của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tuy nhiên, trong diễn văn của mình vào hôm nay, Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ đã nhấn mạnh là việc Hoa Kỳ đổi mới chiến lược hoàn toàn không phải là nhằm thách thức Trung Quốc. Theo ông cả hai nước đều có lợi trong việc thúc đẩy an ninh và thương mại trong khu
vực.
--------------------------------------
Trọng Nghĩa -
RFI
Thứ bảy 02 Tháng
Sáu 2012
Ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ loan báo tại Singapore về quyết định triển khai 60% hạm đội Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương, hôm nay Trung Quốc đã lập tức có phản ứng gay gắt và nêu đích danh vấn đề Biển Đông. Trong một bài xã luận, Tân Hoa xã đã khuyến cáo Mỹ là "Không nên làm Biển Đông dậy sóng".
Theo các nhà phân tích, khi
nêu bật tại Singapore các bước đi sắp tới đây của Hoa Kỳ nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trong
vùng Thái Bình Dương, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho thấy rõ là Washington sẽ chống lại mọi cố gắng của Bắc Kinh muốn đơn phương áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, nơi họ đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei
và Đài Loan.
Theo ông Panetta, các tranh chấp cần phải được giải quyết thông qua đàm phán
giữa tất cả các nước có liên can, và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Chỉ ít lâu sau tuyên bố kể trên, hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã, trong một bài xã luận, đã cảnh cáo Mỹ là không nên làm Biển Đông dậy sóng. Với giọng điệu gay gắt, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc đã khuyên « một số người nào đó là nên tránh khuấy động nước bùn để thả câu ».
Bài báo đã không ngần ngại cho rằng chính một số nước có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại vùng Biển Đông đã cố tình gây ra căng thẳng trong vùng. Bài viết khẳng định : « Liên quan đến các mối căng thẳng tại vùng biển Nam Hải (tức là Biển Đông), chính một số nước có đòi hỏi chủ quyền, không rõ là đã trở nên bạo dạn hơn vì lập trường mới của Mỹ hay không, đã châm lửa rồi thổi cho lửa bùng lên ».
Ngược lại, cũng theo tờ báo, « mong muốn chân thật » của Bắc Kinh là biến Biển Đông thành một vùng biển « hòa bình, hữu nghị và hợp tác ».
Hiện nay, Trung
Quốc là nước tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp đòi hỏi của các láng
giềng. Trong thời gian qua,
chính Trung Quốc là nước thường xuyên có những hành động lấn lướt các láng giềng, mà gần đây nhất là vụ đưa cả chục chiếc tàu đến trấn tại khu vực bãi đá ngầm
Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của
Philippines.
-------------------------
No comments:
Post a Comment