Người Việt Online
Friday,
June 01, 2012 7:51:13 PM
WESTMINSTER (NV) -Tổ chức BPSOS mời đồng
hương đến tham dự buổi nói chuyện về người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan và tình
trạng buôn người ở Việt Nam vào lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, 3 Tháng Sáu, tại
phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683.
Quang
cảnh buổi tái khai trương văn phòng chi nhánh BPSOS trong khu thương xá Catinat
Plaza, Westminster, hôm Thứ Năm vừa qua. BPSOS sẽ có một buổi nói chuyện về
người Việt tị nạn ở Thái Lan và tệ nạn buôn người, tổ chức tại phòng sinh hoạt
nhật báo Người Việt. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Theo
Luật Sư An Phong của BPSOS, hiện có khoảng 800 người tị nạn Việt Nam ở Bangkok,
trong đó gần 300 người H'mong, 100 người Montagnard, một số người Khmer Khrom,
80 người trong nhóm Cồn Dầu, một số người từng sống tại trại tị nạn Sikiew ở
Thái Lan, vài người từng là nạn nhân buôn người và một số người đấu tranh dân
chủ.
Tại
buổi nói chuyện này, Luật Sư An Phong sẽ trình bày tình cảnh hiện nay của đồng
bào Việt Nam đang tị nạn ở Thái Lan ra sao, đồng thời thảo luận xem cộng đồng
Việt Nam ở Nam California có thể làm được gì để giúp đồng bào Việt Nam đang
khốn khổ ở Thái Lan.
“Máu
chảy ruột mềm, một miếng khi đói bằng một gói khi no,” Luật Sư An Phong nói.
“Chúng tôi kêu gọi tinh thần lá lành đùm lá rách của cộng đồng người Việt ở hải
ngoại. Chúng tôi đặc biệt kêu gọi những ai từng là thuyền nhân từng được can
thiệp pháp lý sau ngày trại tị nạn trở thành trại cấm, được can thiệp định cư
sau khi đã hồi hương, hoặc được can thiệp để định cư trực tiếp từ quốc gia tạm
dung, hãy cùng chúng tôi giải cứu cho người đến sau đang gặp khổ nạn. Mỗi người
một tay, góp gió thành bão.”
Theo
Luật Sư An Phong, cơ hội những người này được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc chấp
thuận là người tị nạn rất thấp. Ðây là lý do vì sao cần có trợ giúp pháp lý vì
luật sư có thể giúp người xin tị nạn chuẩn bị một hồ sơ rõ ràng và đầy đủ, giúp
họ chuẩn bị cho buổi phỏng vấn với cao ủy, làm đơn xin tái xét cho những người
bị cao ủy đánh rớt hồ sơ tị nạn.
“Cơ
hội được cao ủy chấp thuận sẽ được cao hơn nếu có sự hỗ trợ pháp lý,” theo luật
sư này cho biết.
Thái
Lan không ký Công Ước Tị Nạn, theo Luật Sư An Phong, nên những người xin tị nạn
tại Thái Lan phải sống trốn chui trốn nhủi và có thể bị cảnh sát bắt bất cứ lúc
nào.
“Họ
không được quyền đi làm. Tuy nhiên, ngoại trừ một số người có bà con bạn bè
giúp đỡ, đa số họ sống bằng những công việc như rửa chén, quét đường, xây dựng,
làm móng tay, bóc vỏ tỏi, bán hàng rong,” theo luật sư này cho biết.
Cũng
theo Luật Sư An Phong, tại Thái Lan, sau khi nộp đơn với cao ủy, người xin tị
nạn được giúp đỡ về mặt sức khỏe và thuốc men. Thêm vào đó, những người được
quy chế tị nạn trong khi chờ đợi được định cư thì được cao ủy giúp đỡ một số
tiền hàng tháng, con cái có thể được học tiếng Anh 4 ngày trong tuần. Trong khi
đó, những người chưa được quy chế tị nạn thì con cái chỉ được đi học một ngày
mỗi tuần, trong vài giờ.
Còn
những gia đình tị nạn thì sao?
“Trong
khi mòn mỏi chờ đợi kết quả sau các cuộc phỏng vấn, họ tự dằn vặt mình vì không
hiểu mình trả lời phỏng vấn ra sao mà lâu quá chưa nghe kết quả,” Luật Sư An
Phong cho biết. “Cái vòng lẩn quẩn cứ tiếp tục bao vây họ, ngày lại ngày, họ
phải cứ tiếp tiếp tục chịu đựng trên xứ người, một nơi không nhìn nhận Công Ước
Tị Nạn với sự thiếu thốn tứ bề, chịu đựng và sợ hãi hàng ngày, vì không biết
cảnh sát có tìm bắt họ tại nơi tạm trú hay khi họ ra đường mua thực phẩm.”
Cũng
theo luật sư này, “nếu bị bắt, họ sẽ bị nhốt ở trại giam di trú, và không biết
bao giờ được thả ra. Ngoài mối lo cho bản thân ở xứ người, họ còn canh cánh
trong lòng lo cho thân nhân bên Việt Nam, liệu những người này có bị liên lụy
vì có thân nhân đang đào thoát không? Không biết họ có bị trả về Việt Nam
không? Và nếu bị trả về thì sẽ bị tù đày và khốn khổ làm sao kể xiết? Trăm ngàn
câu hỏi kèm theo với trăm ngàn âu lo, chưa kể đến nỗi lo ngại thiết thực về nơi
ăn, chốn ở hằng ngày.”
Tuy
nhiên, theo Luật Sư An Phong, “trong nỗi buồn cũng có niềm vui, đó là hiện có
một số gia đình đang chuẩn bị lên đường định cư, họ đã được cao ủy chuẩn thuận
quy chế tị nạn và đã được Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ phỏng vấn và chấp nhận hồ sơ định
cư của họ. Họ được khám sức khỏe và học lớp Hội Nhập Văn Hóa Hoa Kỳ. Chỉ còn
vài tuần nữa, họ sẽ được nhận vé máy bay để sang Hoa Kỳ định cư.”
“Ðây
là điều tôi mong muốn sẽ xảy đến cho tất cả đồng bào của tôi, mong là 'hết cơn
bĩ cực tới hồi thái lai,'” Luật Sư An Phong cho biết. (Ð.D.)
-------------------------------------------
Mạch Sống
Posted
on Tuesday, May 29 @ 21:36:11 EDT by ngochuynh
- 2
người đàn bà can đảm
- 1
sứ mạng chung vì đồng bào
Xin mời tham dự buổi
họp báo về công tác:
-
Giải cứu trên 800 đồng bào tị nạn ở Thái Lan
-
Bài trừ nạn buôn người từ Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới
Nữ luật sư An-Phong, đến từ Văn Phòng
Trợ Giúp Pháp Lý của BPSOS ở Thái Lan, sẽ tường trình về tình trạng của hơn 800
người tị nạn Việt Nam, đặc biệt về số giáo dân Cồn Dầu, đang sống trốn tránh
tại quốc gia này.
Cô Vũ Phương-Anh, nạn nhân buôn người
được giải cứu từ Jordan, sẽ tường trình về nạn buôn lao động từ Việt Nam.
Địa điểm và thời
gian:
Phòng
sinh hoạt báo NGƯỜI VIỆT 14771 Moran St, Westminster CA 92683
Chủ
nhật 3 giờ chiều, June 3, 2012.
Liên lạc: Cô Holly Ngô 562-458-2285
Liên lạc: Cô Holly Ngô 562-458-2285
Flier để phân phối:
Phiếu ủng hộ:
Bài đọc thêm về Ls.
An-Phong và Cô Phương-Anh:
No comments:
Post a Comment