Wednesday, 25 April 2012

XUNG QUANH ECOPARK Ở VĂN GIANG (BBC)




BBC
Cập nhật: 14:49 GMT - thứ tư, 25 tháng 4, 2012

Dự án Ecopark được quảng cáo mạnh tại Việt Nam hiện trở thành tâm điểm của vụ cưỡng chế lớn, bất chấp phản kháng của hàng trăm nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.

Theo báo chí Việt Nam, từ năm 2004 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án được ca ngợi là “khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc”, cho thấy Hưng Yên đã có nhiều năm thực hiện công tác giải tỏa mặt bằng.
Vụ cưỡng chế đẩ̉̀y bạo lực xảy ra chỉ ra với một phần không lớn của dự án khổng lồ  Ecopark được cho là chiếm một diện tićh 500 ha đất.

Ecopark là gì?

Theo AFP hôm 24/4, Ecopark có trị giá 250 triệu USD, bắt đầu từ 2004 và số đất mà họ muốn thông qua chính quyền địa phương để thu hồi, đem vào việc xây dựng công trình rộng 72 ha.

Theo các trang web rao bán bất động sản cao cấp tại Việt Nam, toàn bộ khu đô thị Ecopark được mô tả là “không gian lý tưởng để tận hưởng cuộc sống”, với hàng loạt loại biệt thự, chung cư cao cấp, và nhà phố.

Có vẻ như chủ đề ‘môi sinh’ và ‘màu xanh’ được quảng bá mạnh với các tên như Vườn Tùng, Vườn Mai, Núi Trúc, Rừng Cọ đặt cho các khu bất động sản đắt giá.

Báo chí trong nước cũng nói Việt Hưng được giải "Công trình kiến trúc xanh Việt Nam năm 2012" do Hội Kiến trúc sư Việt Nam bình chọn và trao tặng.

Tất cả nhằm phục vụ cho một đối tượng khách hàng thuộc giai cấp giàu có đang lên tại Việt Nam, nhấn mạnh vào các nhu cầu hướng ngoại của họ như mua “hàng hiệu đẳng cấp, nhu cầu giải trí ẩm thực”.

Trang web chính của Ecopark cũng quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.

Trang này cũng quảng cáo rằng mục tiêu của họ là phục vụ cộng đồng dân cư xung quanh.
Họ cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của chính phủ, công ty Việt Hưng đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu USD để "hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân".

Việt Hưng là đối tác của Savills, một tập đoàn bất động sản hàng đầu cũng của Anh đã có mặt tại Việt Nam từ thập niên 1990.
Theo báo bất động sản Việt Nam thì Savills đã ký thỏa thuận với Việt Hưng để nắm “độc quyền bán khu nhà ở” thuộc Ecopark, theo một ký kết từ cuối 2009.

'Phục vụ cộng đồng?'

Về quan hệ với địa phương, dự án Ecopark cũng cam kết "không ngừng đóng góp chia sẻ, phục vụ cộng đồng tạo nên một quần thể, không gian cùng phồn thịnh, tiến bộ," theo trang web của họ.

Nhưng vụ cưỡng chế lớn chưa từng có từ nhiều năm qua tại Việt Nam hôm 24/4 cho thấy tuyên bố của Ecopark rằng "chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nhân dân bổ trợ lẫn nhau, mang lại cơ hội và lợi thế tối ưu", đã̉ không thuyết phục được cả nghìn người dân Văn Giang.

Cho dù tranh chấp về tiền bồi thường chưa giải quyết được, hành động đưa vào hàng nghìn công an để giải toả mặt bằng bấ́t chấp sự kháng cự đông đảo của nông dân cho thấy vấn nạn của chính quyền khi chọn vị thế ủng hộ cho Ecopark.
Về doanh nghiệp này, dù được sự hỗ trợ hết mình của chính quyền trung ương, địa phương, các "đại gia" về tài chính cùng các đối tác quốc tế, Ecopark chưa giải được bài toán bảo vệ thương hiệu của họ với dư luận.

Các bài liên quan

.
.
.

No comments:

Post a Comment

View My Stats