Mạch Sống
Thursday, April 26 @ 10:13:51 EDT
Báo
Mạch Sống, ngày 25 tháng 4, 2012
Qua bản tường trình và một buổi họp gần đây, BPSOS đã cung cấp cho
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhiều chứng cớ về tình trạng buôn người lồng trong chương
trình xuất khẩu lao động của chính quyền Việt Nam, và kêu gọi Bộ Ngoại Giao xếp
Việt Nam vào Hạng 3 trong bản phúc trình sẽ được công bố vào giữa tháng 6 tới
đây.
Theo luật phòng, chống buôn người của Hoa Kỳ, hàng năm Bộ Ngoại
Giao phải phân hạng các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia ở Hạng 3, nghĩa là
hạng chót, sẽ bị chế tài.
Buổi
điều trần ở Hạ Viện Hoa Kỳ, ngày 24/01/2012. (ảnh BPSOS)
Tuy nhiên, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thường đưa một quốc gia vi phạm
vào danh sách theo dõi, xem như lời cảnh cáo. Quốc gia nào ở trong danh sách
theo dõi hai năm liền mà không cải thiện thì tự động bị đưa xuống Hạng 3 trừ
khi được đặc miễn với điều kiện phải ngay lập tức thực hiện những khuyến cáo cụ
thể do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra. Thời gian đặc miễn tối đa là hai năm.
“Việt
Nam đã hai năm liền nằm trong danh sách theo dõi và vẫn không chứng minh được
thực tâm cải thiện”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, phát biểu trong
bản tường trình gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Theo Ông, chính sách của chính quyền Việt Nam trước nạn buôn người
gồm có:
(1) tấn công những người phanh phui tệ nạn này,
(2) hăm doạ nạn nhân nào dám lên tiếng với mục đích bịt miệng họ,
và
(3) cản trở không để các tổ chức tư nhân hay cơ quan chính quyền
sở tại tiếp xúc với nạn nhân để điều tra và lập hồ sơ.
Hàng năm Liên Minh CAMSA phổ biến danh sách các công ty xuất khẩu
lao động Việt Nam đã có hành vi lừa đảo công nhân hay nằm trong đường dây buôn
người. Theo Ts. Thắng, chính quyền Việt Nam đã không hề điều tra, chứ đừng nói
đến truy tố, các công ty này.
Tháng 2, 2011 Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước của Bộ Lao Động
Thương Binh Xã Hội gởi văn thư đến các công ty xuất khẩu lao động, lên án BPSOS
và Liên Minh CAMSA , và yêu cầu các công ty này gia tăng kiểm soát công nhân.
“Chúng vẫn hoạt động công
khai và bình thường,” theo bản tường trình của BPSOS.
Trong thời gian dài Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam ở Hạng 2 vì
cho rằng chính quyền Việt Nam có thực tâm chống buôn người dù chưa có kết quả
cụ thể.
Chính quyền Việt Nam đã khôn khéo phô trương nỗ lực chống nạn buôn
phụ nữ và trẻ em về tình dục -- họ còn tạo điều kiện cho một vài tổ chức ở hải
ngoại tham gia việc chống buôn người này -- nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế
đối với tệ trạng buôn người nặng hơn gấp trăm lần trong chương trình xuất khẩu
lao động của nhà nước.
Liên Minh CAMSA, thành lập năm 2008 bởi nhiều tổ chức trong đó có
BPSOS, đã phanh phui nạn buôn người lao động này qua hàng ngàn công nhân Việt
được giải cứu ở nhiều quốc gia.
Năm 2010 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi.
Năm 2011 Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi mặc dù Quốc Hội Việt
Nam thông qua đạo luật phòng, chống buôn người trước đó.
“Cho đến
nay, luật này chưa hề được áp dụng”, Ts. Thắng trình bày với Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ tại buổi họp ngày 13 tháng 4 vừa rồi.
Trong bản tường trình năm nay, BPSOS còn nêu lên chính sách cưỡng
bức lao động áp đặt lên các tù hình sự và cả tù chính trị. Họ thường bị bắt
phải bóc vỏ hạt điều và đóng gói các mặt hàng hải sản để xuất cảng. Ai không
đạt chỉ tiêu thì bị cai tù đánh đập. Ai từ chối lao động thì bị biệt giam.
Tại buổi điều trần trước tiểu ban đặc trách nhân quyền của Hạ Viện
Hoa Kỳ ngày 24 tháng 1 vừa qua, Ông cũng trưng dẫn nhiều chứng cớ về tình trạng
buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động và nhà tù ở Việt Nam.
Cô Vũ
Phương-Anh, một nạn nhân được Liên Minh CAMSA giải cứu, cũng điều trần tại Tiểu
Ban này. Chẳng bao lâu sau, thân nhân của Cô ở Việt Nam bị hăm doạ và rồi
bị hãm hại.
Báo Quân Đội Nhân Dân công kích BPSOS và Liên Minh CAMSA kịch liệt
vào đầu tháng 4 vừa rồi.
“Việt
Nam xứng đáng ở Hạng 3”, bản tường trình của BPSOS gởi Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ kết luận.
Bài
liên quan:
VN Leo
Thang Hăm Doạ Chứng Nhân Buôn Người -- Dân Biểu Hoa Kỳ Lên Tiếng: http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2391
Cuộc hội
ngộ hi hữu:
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2344
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2344
Không để
người lao động bị lợi dụng: (báo Người Lao Động)
http://vieclam.nld.com.vn/?view=labourexports&id=459
http://vieclam.nld.com.vn/?view=labourexports&id=459
Chấn
chỉnh công tác quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài: (báo Người Lao Động)
http://nld.com.vn/20110215100128890p1011c1051/chan-chinh-cong-tac-quan-ly-lao-dong-vn-o-nuoc-ngoai.htm
http://nld.com.vn/20110215100128890p1011c1051/chan-chinh-cong-tac-quan-ly-lao-dong-vn-o-nuoc-ngoai.htm
Lợi dụng
trợ giúp nhân đạo để kích động: (báo
Quân Đội Nhân Dân)
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/182705/Default.aspx
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/182705/Default.aspx
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu,
viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng
Anh, hiện gồm các tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp
Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai).
Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ
lớn nhỏ, ảnh hưởng đến bốn ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của
đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân,
truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia nơi
có nạn buôn người Việt.
Mọi đóng
góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
.
.
.
No comments:
Post a Comment