Nguồn: Civil Rights Defenders
Trần An Nam dịch (THTNDC)
Posted on Apr 15, 2012
Blogger Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày) đã làm chính phủ Việt Nam giận dữ qua các bài viết về quyền con người và những chỉ trích về các cơ quan có thẩm quyền. Họ đã giữ ông sau song sắt từ năm 2008, và trong 18 tháng qua, gia đình và luật sư đã không được phép tiếp cận ông. Trong tháng Tư, ông sẽ bị đưa ra xét xử lần thứ hai, nhưng lần này dựa theo pháp luật về an ninh quốc gia vì các bài viết ôn hòa trên trang blog của ông.
Ngày 19 tháng 10, 2010, ông Nguyễn Văn Hải đáng ra được trả tự do sau khi thụ án hai năm rưỡi tù giam vì các cáo buộc trốn thuế. Cùng ngày, gia đình của ông đã được thông báo rằng ông sẽ không được phép trở về. Thay vào đó, ông Nguyễn Văn Hải bị buộc tội “tuyên truyền chống nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 88 Bộ Luật hình sự).
Ngày 19 tháng 10, 2010, ông Nguyễn Văn Hải đáng ra được trả tự do sau khi thụ án hai năm rưỡi tù giam vì các cáo buộc trốn thuế. Cùng ngày, gia đình của ông đã được thông báo rằng ông sẽ không được phép trở về. Thay vào đó, ông Nguyễn Văn Hải bị buộc tội “tuyên truyền chống nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 88 Bộ Luật hình sự).
Ông Nguyễn Văn Hải được xem là một trong những blogger có ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam. Dưới bút hiệu Điếu Cày, ông là người tiên phong viết blog khi phong trào này trở nên phổ biến tại Việt Nam vào năm 2007. “Điếu Cày” theo tiếng Việt nghĩa là ống tre dùng để hút thuốc của nông dân, và ông đã chọn tên này để hỗ trợ cũng như cung cấp tiếng nói cho các nhóm người nghèo và thiệt thòi tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Hải đã bắt đầu vận động cho công lý xã hội sau khi dấy lên làn sóng biểu tình của nông dân tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007. Các nông dân từ một số tỉnh ở miền Tây đã tập trung phản đối vì tiền bồi thường không đầy đủ sau khi các nhà chức trách đã tịch thu đất đai của họ. Lực lượng cảnh sát sử dụng vũ lực phá vỡ các cuộc biểu tình trên. Ông Nguyễn Văn Hải đã gặp gỡ một số người biểu tình, và đã tường thuật lại những câu chuyện của họ – những điều mà ông đã viết lại trong một tập sách. Sau đó ông nói rằng ông muốn chia sẻ gánh nặng của họ và muốn đấu tranh để dành lại quyền lợi chính đáng của họ.
Sau khi theo dõi các cuộc biểu tình nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân tại một nhà máy sản xuất giày trong năm 2008, ông cũng bày tỏ rằng ông cảm thấy những tổn thương của họ cũng như là những tổn thương của riêng mình:
“Cho đến hôm nay, tôi đứng ở bên cạnh công đoàn công nhân, và tôi đứng chung với họ trong cuộc đấu tranh này vì tôi đã trở thành một trong số họ. Đứng với các anh chị em ở đây, tôi sẽ chiến đấu đến cùng.
Tôi may mắn có nhiều người bạn tuyệt vời trong cuộc sống này. Chúng tôi hy vọng rằng chiến thắng sẽ đến với tất cả các đồng nghiệp của tôi” (trích từ blog của ông).
Với một số nhà hoạt động khác, ông Nguyễn Văn Hải đã thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một trang mạng dành cho blogger mà sau đó đã nhanh chóng trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Họ đã viết về các vấn đề như tham nhũng, mối quan hệ chính trị với Trung Quốc, những bất công trong xã hội, và vấn đề thiếu nhân quyền tại Việt Nam.
Từ năm 2008, các nhà chức trách đã phải bóp nghẹt này tiếng nói độc lập này bằng cách liên tục giam giữ ông trong nhà tù. Hồi tháng 5 năm 2009, nhóm Công tác về Cầm tù Tùy tiện của Liên hiệp Quốc đã kết luận rằng việc ông bị giam giữ là trái với luật pháp quốc tế.
Sau một năm rưỡi trong trại biệt giam, ngày 29 tháng 3, cuối cùng ông đã được phép gặp luật sư tại một trung tâm giam giữ ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông bị bệnh và đã sụt cân rất nhiều. Tuy nhiên, ông vẫn chưa được phép gặp gia đình.
Trong tháng Tư năm 2012, ông Nguyễn Văn Hải sẽ bị đưa ra xét xử thêm một lần nữa. Điều quan trọng là cả hai phương tiện truyền thông và các nhà ngoại giao nước ngoài sẽ tìm cách theo dõi phiên tòa để đảm bảo tính minh bạch tối đa trong trường hợp này. Phiên tòa được dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng Tư. Hai blogger khác cũng sẽ được đưa ra xét xử cùng ngày, và cũng bị cáo buộc với tội chống lại an ninh quốc gia vì các bài viết ôn hòa của họ.
Hiện nay vẫn còn chưa rõ là nhà tù hay các nhà tù nào ông đã bị giam kể từ tháng 10 năm 2010. Tuy nhiên, điều rõ ràng là điều kiện trong các nhà tù ở Việt Nam rất tệ và vấn đề ăn uống của các tù nhân thường phải phụ thuộc vào người thân và bạn bè ở bên ngoài. Đây là một trong những lý do tại sao vợ của ông Nguyễn Văn Hải, bà Dương Thị Tân, đã rất lo lắng về sức khỏe của ông. Bà đã nhiều lần xin phép các giới chức tại các nhà tù để vào thăm và cung cấp thực phẩm cùng những vật tư khác cho ông. Tuy nhiên, những gói thực phẩm của bà không bao giờ được giao tận tay cho ông Hải. Thậm chí, có lần họ còn trả lại gói kiện với lời giải thích “ông từ chối ký nhận chúng”.
Civil Rights Defenders tin rằng các cáo buộc chống lại ông Nguyễn Văn Hải là do động cơ chính trị, nhằm ngăn chặn những lời chỉ trích cũng như các phê phán của ông về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Phiên tòa đầu tiên hồi năm 2008 đã không công bằng và đã không theo chuẩn mực quốc tế.
Về ông Nguyễn Văn Hải
Khoảng 60 tuổi.
Khoảng 60 tuổi.
Đã phục vụ trong quân đội.
Kết hôn.
Văn Hải bút danh Điếu Cày, có nghĩa là một ống làm bằng tre, được nông dân sử dụng để hút thuốc lá. Nó là một biểu tượng cho nông dân và người nghèo.
Cùng với các blogger khác, ông Nguyễn Văn Hải đã thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.
Năm 2008, ông Nguyễn Văn Hải đã được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải thưởng vì sự cam kết của ông đối với tự do ngôn luận. Một năm sau, ông nhận được giải Hellman/Hammett, một giải thưởng do Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng.
Những nguy cơ trong hoạt động nhân quyền tại Việt Nam
Trường hợp của ông Nguyễn Văn Hải không phải là ngoại lệ ở Việt Nam. Đó là một phần của hệ thống chính trị dựa trên sự kiểm duyệt thông tin, giám sát và đe dọa để hạn chế các quyền tự do ngôn luận của công dân. Để bóp nghẹt những tiếng nói mà chính quyền không chịu được, các cơ quan có thẩm quyền thường xuyên vu cáo và buộc tội hình sự đối với những người chỉ trích hệ thống một cách ôn hòa, bao gồm cả những người bảo vệ nhân quyền.
Việt Nam là “nhà tù lớn thứ hai trên thế giới đối với cư dân mạng, chỉ đứng sau Trung Quốc”, theo bản báo cáo Kẻ thù của Internet năm 2012 của Phóng viên Không biên giới. Báo cáo nhấn mạnh sự tù tội và đàn áp đối với các cư dân mạng và những hoạt động trực tuyến trên toàn thế giới.
Có một xu hướng dường như bị bỏ qua khi nhắc đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Trung Quốc và Miến Điện vô tình đã ăn cắp ánh đèn sân khấu về vấn đề nhân quyền, để lại Việt Nam để trông giống như người tốt trong khu vực. Rõ ràng, tình hình tại Việt Nam rất tệ.
Các phương tiện truyền thông độc lập là bất hợp pháp và blog – thậm chí liên kết nội dung chống chính phủ – đều bị cấm phổ biến. Các bloggers và nhà báo trực tuyến có thể bị giam giữ tùy tiện và đối mặt với các bản án tù dài hạn khi bày tỏ các quan điểm mà chính phủ xem là có hại cho an ninh quốc gia hoặc gây rối trật tự xã hội.
Mặc dù bị đàn áp và kiểm soát, số người Việt Nam can đảm ngày càng gia tăng bất chấp các mối đe dọa. Họ tìm cách để nói lên quan điểm về những vấn đề như tham nhũng, chính sách của chính phủ đối với Trung Quốc, tình trạng cưỡng chế đất đai và nạn công an bạo hành. Và mỗi ngày họ lại xuất hiện với nhiều chiến lược hơn về cách làm thế nào để tiếp tục các hoạt động của họ mà không có rủi ro bị bắt.
.
.
.
No comments:
Post a Comment