04/16/2012
Vì lý do sức khỏe, tôi nén lòng, không đến dự lễ giỗ được. Đây không là một sinh họat mở cửa, mà chỉ giữa một nhóm thân hữu, những người yêu quý Du ca Nguyễn Đức Quang. Tôi muốn đi lắm. Nhất là vì lời mời thiết tha của Cô Chú Hoàng Ngọc Tuệ và Hoàng Vĩnh, đôi chim đầu đàn, vốn luôn gắn bó và chăm chút cho Phong trào Du Ca từ những ngày đầu tiên cho đến tận hôm nay. Dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ chính là Chủ tịch đầu tiên của Phong Trào Du Ca Việt Nam, và đã dùng tư gia ở Sàigòn để làm nơi sinh hoạt cho Phong trào từ thời phôi thai.
Tôi rất muốn đến dự lễ giỗ. Để tỏ lòng tri ân, và để cùng mọi người 'cười' và 'hát' tưởng niệm Nguyễn Đức Quang. Nguyễn Đức Quang, một người chỉ thích hát và luôn thích cười (à, Chú cũng có thích làm báo, nhưng cái thích này không là gì so với cái thích hát cả!).
Tôi rất muốn đến dự lễ giỗ. Để tỏ lòng tri ân, và để cùng mọi người 'cười' và 'hát' tưởng niệm Nguyễn Đức Quang. Nguyễn Đức Quang, một người chỉ thích hát và luôn thích cười (à, Chú cũng có thích làm báo, nhưng cái thích này không là gì so với cái thích hát cả!).
TGT phỏng vấn Nguyễn Đức Quang, thập niên 1990s.
Tôi muốn đến, vì tôi mãi nợ Nguyễn Đức Quang. Ông đã hát cho tôi hai lần, mà không bao giờ tính thù lao. Mà ông có tính thù lao với ai bao giờ?
Tôi muốn đến, vì ông đã cho tôi và mọi người Việt một di sản âm nhạc đồ sộ. Ông sáng tác. Vì yêu. Yêu người, yêu dân tộc, yêu đất nước, yêu quê hương, yêu hòa bình, yêu lòng nhân ái. Và cũng yêu người vợ hiền rất mực hỗ trợ chồng. Đến cuối đời, ông dành những tháng-ngày-rộng để viết tình ca cho vợ. Khiếp chưa? Người ta yêu ở thời bồng bột, trẻ trung, trai tráng, lãng mạn. Ông yêu cả nhân sinh, yêu cả cuộc đời, để dùng tất cả tình yêu mênh mông, vô biên, và thiêng liêng ấy, kết thành một khối tình ngọt nhất của đời ông. Tình vợ chồng. Khi được tin người bạn đời của ông ra đi, điều tôi nghĩ trước hết là: chắc Chú Quang buồn lắm! Tôi đã gửi lời phân ưu từ xa vào một ngày cuối tháng Ba, 2009:
Kính thăm Chú Quang và Tang Quyến,
Được tin Hiền nội của Chú qua đời, vợ chồng Trangđài-Olivier xin chia buồn cùng Chú và tang quyến.
Không ngờ vài năm trước, khi cháu phỏng vấn Chú, Chú có nói là dự án ưu tiên của Chú là xếp việc báo chí để vui hưởng tuổi già với Cô, và để viết nhạc tình cho Cô. Thắm thoát đó, mà nay, Cô đã ra đi rồi. Đời người ngắn ngủi quá phải không Chú?
Trangđài riêng kính chúc Chú, tuy ngậm ngùi trong niềm sinh ly tử biệt, cũng sẽ được an ủi bởi một đời đầy kỷ niệm đẹp và tình với Cô. Và như vậy, Cô sẽ còn mãi trong Chú và trong dòng nhạc của Chú.
Tôi muốn đến, vì ông đã cho tôi và mọi người Việt một di sản âm nhạc đồ sộ. Ông sáng tác. Vì yêu. Yêu người, yêu dân tộc, yêu đất nước, yêu quê hương, yêu hòa bình, yêu lòng nhân ái. Và cũng yêu người vợ hiền rất mực hỗ trợ chồng. Đến cuối đời, ông dành những tháng-ngày-rộng để viết tình ca cho vợ. Khiếp chưa? Người ta yêu ở thời bồng bột, trẻ trung, trai tráng, lãng mạn. Ông yêu cả nhân sinh, yêu cả cuộc đời, để dùng tất cả tình yêu mênh mông, vô biên, và thiêng liêng ấy, kết thành một khối tình ngọt nhất của đời ông. Tình vợ chồng. Khi được tin người bạn đời của ông ra đi, điều tôi nghĩ trước hết là: chắc Chú Quang buồn lắm! Tôi đã gửi lời phân ưu từ xa vào một ngày cuối tháng Ba, 2009:
Kính thăm Chú Quang và Tang Quyến,
Được tin Hiền nội của Chú qua đời, vợ chồng Trangđài-Olivier xin chia buồn cùng Chú và tang quyến.
Không ngờ vài năm trước, khi cháu phỏng vấn Chú, Chú có nói là dự án ưu tiên của Chú là xếp việc báo chí để vui hưởng tuổi già với Cô, và để viết nhạc tình cho Cô. Thắm thoát đó, mà nay, Cô đã ra đi rồi. Đời người ngắn ngủi quá phải không Chú?
Trangđài riêng kính chúc Chú, tuy ngậm ngùi trong niềm sinh ly tử biệt, cũng sẽ được an ủi bởi một đời đầy kỷ niệm đẹp và tình với Cô. Và như vậy, Cô sẽ còn mãi trong Chú và trong dòng nhạc của Chú.
Trân trọng,
Trangđài-Olivier
Trangđài-Olivier
Nguyễn Đức Quang hát tại chương trình "Vết Thương Vô Diện, Hòa Bình Vô Danh," tháng 4 năm 2004, tại Nhật báo Người Việt.
Sau này, tôi gặp lại Chú tại buổi ra mắt sách “Chuyện Xa Gần” của nhà hoạt động văn hóa Nguyễn Ngọc Bảo tại Little Sàigòn năm 2010. Trong lần đầu gặp Nguyễn Đức Quang sau biến cố đau lòng ấy, tôi có nói nhỏ với Chú:
- Chú phải nhớ viết tiếp nhạc tình cho Cô đó nghe! Người ở cõi bên kia, nghe còn thính hơn mình bên này đó!
Chú cười – cái nụ cười rất duyên và rất bình thản, vô ưu ấy. Đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp Chú. Trên cõi tạm bợ này.
Bây giờ thì Chú đã về với Cô, đoàn viên bên kia thế giới.
Nghĩ lại, tôi thấy mình 'giàu' kỷ niệm với Nguyễn Đức Quang, tuy tôi sinh sau ông vài chục năm.
Ngày 17 tháng Tư năm 2004, tôi tổ chức chương trình văn hóa nghệ thuật multi-disciplinary với chủ đề "Vết Thương Vô Diện, Hòa Bình Vô Danh" để ôn lại lịch sử thời chiến và hướng về hiện tại của người Việt ở hải ngoại. Tôi thực hiện chương trình này ngay tại Little Sàigon, là một chương trình song ngữ kết hợp nhiều thể loại nghệ thuật (âm nhạc, thi ca, phim ảnh) cũng như phóng sự (kinh nghiệm của người Việt vô quốc gia tại Phi Luật Tân). Chương trình này cũng thuộc vào Tháng Di Sản Văn Hóa Á Châu & Thái Bình Dương của Đại học CSU Fullerton, vì tôi muốn tạo ra những sinh hoạt kết hợp cả trường đại học và cộng đồng Việt Mỹ tại Little Sàigòn.
Tôi mở đầu chương trình với bài thơ song ngữ “Ba chẳng bao giờ muốn kể với con – you never wanna tell me,” nói lên thao thức của những đứa con sinh sau 1975, muốn biết về những kinh nghiệm của cha mẹ trong thời loạn và những đắng cay hậu chiến. Tiến sĩ Thomas Klammer, Dean của Đại học Nhân Văn và Xã Hội Học tại CSU Fullerton, đã phát biểu cảm nghĩ của ông về chủ đề của chương trình. Đạo diễn Vũ Duy Hảo trình chiếu "Chạy Trong Cỏ Cao," chuyện một cậu bé năm tuổi được Mẹ đưa đi thăm Ba đang bị tù cải tạo. Sau đó, nhà thơ Trần Mộng Tú diễn đọc các bài thơ cô viết về chiến tranh, như “Quà tặng trong Chiến tranh," “Giấc mơ hòa bình,” “Thi sĩ và Chiến tranh,” và "Chiến tranh và những đóa hoa vàng"– với bản Anh ngữ cho riêng bài cuối do tôi dịch và đọc. Tiếp theo là câu chuyện “Những mảnh đời bị lãng quên” của người Việt tại Phi Luật Tân với nhiếp ảnh gia Brian Đoàn.
Phần cuối cùng – cũng là phần mà tôi nghĩ sẽ như cánh chim câu, đưa lòng người bay cao từ những vũng tối đau thương của chiến tranh, tù cải tạo, hay đời sống bấp bênh vô tổ quốc – là phần trình bày của Du ca Nguyễn Đức Quang. Đó là lý do mà tôi xếp phần nhạc Nguyễn Đức Quang ở cuối, và kết thúc bằng một bài hát cộng đồng. Tôi chọn bài "Hy Vọng Đã Vươn Lên" để mọi người cùng hát, và có đề nghị với Chú Quang để tôi viết lời tiếng Anh cho bài này, để mọi người có thể hát song ngữ và cùng kết chương trình. Chú ừ ngay, và bảo tôi hát chung với Chú phần Anh ngữ. Chú hẹn tôi đến Hẻm Báo Chí trên đường Moran để tập hát. Nhưng đến ngày thực hiện chương trình, thì khi đến phần kết, Chú hát tiếng Việt xong, thì cái giọng của tôi đã mơ theo những đóa hoa vàng trong bài thơ của Cô Tú, đã chạy theo chú bé của Duy Hảo, đã lênh đênh với thân phận vô tổ quốc của người Việt tại Phi, nên tôi không cất giọng nổi. Chú Quang dắt cử tọa, đồng ca phần tiếng Anh của bài này.
Đây là lời giới thiệu (song ngữ) mà tôi đã soạn và trân trọng đọc khi giới thiệu Chú với cử tọa, dù sự giới thiệu ấy có lẽ không cần thiết đối với nhiều người. Nhưng vì có rất nhiều tham dự viên hoặc rất trẻ, hoặc không phải là người Việt, nên sự giới thiệu vẫn hữu ích cho họ: “Nguyễn Đức Quang là sáng lập viên của Nhật báo Viễn Đông, một trong các tờ nhật báo Việt ngữ chính tại Quận Cam. Sinh ngày 11 tháng Hai, 1944, tại Sơn Tây, Bắc Việt, Nguyễn Đức Quang di cư vào Nam với gia đình năm 1954 khi Hiệp định Geneve chia đôi đất nước. Một nhân tài về nhạc, ông được biết đến và yêu thích ở cả Việt Nam lẫn hải ngoại. Những bài hát của ông chạm đến những nẻo hồn thăm thẳm của con người, đặc biệt là đồng bào Việt Nam qua nhiều thế hệ và không gian. Ông phục vụ trong Quân đội miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, trãi qua học tập cải tạo, vượt biển, trước khi định cư tại Mỹ. Bên cạnh những đóng góp trên, Nguyễn Đức Quang còn được biết đến như người khởi xướng phong trào Du Ca. Ông đã làm việc miệt mài với Nhật báo Người Việt trước khi thành lập công ty báo chí riêng của ông, tờ báo Viễn Đông. Ông hiện đang chú tâm vào sáng tác nhạc về đề tài tình yêu, và dành thời gian cho hiền nội.”
Nguyễn Đức Quang hát tại buổi thơ song ngữ "Thuyền Nhân Khúc Cho Ba," tháng 8 năm 2004, tại Viện Việt Học.
Rồi mùa hè 2004 – thời gian mà tôi gọi là tuần trăng mật với thơ vì tôi ra mắt hai tập thơ cùng một lúc trước khi đi xa – tôi cũng lại có dịp mời Nguyễn Đức Quang hát. Đó là chương trình "X-X1: Thuyền Nhân Khúc Cho Ba – Songs for a Boat Father" do Hội thơ PiVA Poets in VietnAmerica và ftsmj Productions tổ chức tại Viện Việt Học. Chương trình gồm có phần ra mắt tập thơ song ngữ cùng tên vào mùa hè năm 2004, một buổi thơ-nhạc-tranh-ảnh song ngữ để tôi chia tay với bạn bè trước khi sang Thụy Điển làm nghiên cứu.
Hôm đó, Họa sĩ Ann Phong triển lãm các họa phẩm chủ đề “Thuyền nhân,” và nói về quá trình Cô sáng tác loạt tranh này. Nhà thơ Du Tư Lê đã phát biểu một số nhận định về sinh hoạt thơ ca của tôi, nhất là những suy nghĩ của ông về tập thơ song ngữ này. Ông Nguyễn Văn Thọ, vốn mưu sinh bằng nghề chụp ảnh khi còn ở đảo, đã triển lãm hình ảnh phóng sự rất quý giá về trại tị nạn Galang trong thời gian thuyền nhân bị cưỡng bức hồi hương. Giáo sư Tiến sĩ Sun Laichen, Đại học Cal State Fullerton, đã phát biểu về sự yêu mến của ông đối với lịch sử Việt Nam, và tương quan giữa tập thơ "X-X1: Thuyền Nhân Khúc Cho Ba – Songs for a Boat Father" với dòng lịch sử Việt Nam cận đại.
Các em học sinh Việt ngữ Trường Westminster, lớp của Cô Hoa, đã diễn đọc một số bài thơ, với những cảm nhận từ Cô giáo Việt ngữ Mandy Phượng Trần, Cô sinh viên Vicky Dương, và Đạo diễn Vũ Duy Hảo. Nhà văn Đặng Thơ Thơ đã ưu ái cùng đọc bản song ngữ “Trước ngày biệt xứ” với tôi. Chị đọc tiếng Việt, xen kẽ với phần tôi đọc tiếng Anh. Ca sĩ Lê Hồng Quang hát “Đêm nhớ trăng Sàigòn” và “Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển” – thơ Du Tử Lê, nhạc Phạm Đình Chương, tiếng đàn guitar Nguyễn Đức Quang.
Chương trình cũng lại được kết thúc với tiếng hát và tiếng đàn của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang. Hình như đối với tôi, Chú Quang là người có hậu, nên tôi lúc nào cũng bắt Chú gom mây góp gió để đón mưa về, làm tươi xanh cuộc đời. Và thật thích hợp, Chú hát hai bài nhạc tình: một là tình quê, hai là tình yêu.
Trước khi thực hiện hai chương trình này, tôi đã có dịp phỏng vấn Chú 'dài hạn' (nghĩa là trong nhiều giờ, và về nhiều chuyện) khi tôi thực hiện Dự án về Truyền Thông của người Việt tại Little Saigon vào thập niên 1990, bên cạnh Nhà báo quá cố Nguyễn Ngọc Yến, Nhà văn Phạm Phú Minh, và một số nhà truyền thông khác. Đó là lần đầu tôi nói chuyện nhiều và nói nhiều chuyện với Nguyễn Đức Quang. Tôi hơi bất ngờ khi thấy Chú nói chuyện rất đơn sơ, bình thản, và có phần vô tư. Cái bất ngờ đó dễ dàng qua đi, nhưng tôi muốn giải thích lý do tại sao tôi lại bất ngờ về cung cách của Chú trong lần phỏng vấn đó.
Đối với tôi, Nguyễn Đức Quang là một cái tên sừng sững như Ba Vì. Nhạc của ông là sông Hồng, sông Lô, sông Đáy, sông Cửu Long, sông Bạch Đằng, chuyên chở bao tâm tình dân tộc, sóng sánh tình người, thấm được hương quê, óng ánh niềm tự hào dân Việt. Cho nên có lẽ chính tôi cũng tưởng tượng ông là một người oai phong lẫm liệt như những dòng sóng nhạc cao ngất. Nhưng trong lần gặp đầu tiên ấy, tôi mới biết, ông hiền hòa và đơn sơ, nhu mì và thanh thản như một buổi sáng mùa hè trên Hồ Xuân Hương thưở nào.
Khi sang Thụy Điển một năm để thực hiện nghiên cứu về người Việt tại đây qua sự bảo trợ của Chương trình Fulbright thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tôi cũng có ý muốn đưa Chú sang sinh họat cộng đồng bên đó. Nhưng người Việt tại Thụy Điển vốn không có một tổ chức cộng đồng rõ rệt, và cũng ít có những sinh họat cộng đồng quy mô, nên tôi không thực hiện được điều mong ước. Chú Quang có gửi email nhắc tôi, và cũng tỏ ý tiếc một dự tính không thành, nhưng tôi biết, sau này, Chú cũng đã đi du ca khắp trời Âu. Bây giờ, Chú muốn đi hát ở đâu, thì cũng không cần mua vé máy bay, và cũng không cần người dọn đường nữa.
Năm ngoái, nhân giới thiệu một người bạn bên Project Vietnam với một chủ bút để nhờ giúp quảng bá về sinh hoạt của Hội trên báo, tôi chợt nhớ Chú Quang quá! Tôi nhớ đến Chú trong câu chuyện này, vì Chú cũng là một thành viên sáng lập của Hội. Hình như trong mọi lãnh vực sinh hoạt của cộng đồng – từ sinh hoạt thanh niên đến sinh hoạt từ thiện – Chú Quang đều góp mặt, miễn là nó mang lại ích lợi cho con người – với cái nhiệt huyết vẫn ngùn ngụt từ thời Thanh niên sinh hoạt học đường ngày nào.
Hôm đó, Họa sĩ Ann Phong triển lãm các họa phẩm chủ đề “Thuyền nhân,” và nói về quá trình Cô sáng tác loạt tranh này. Nhà thơ Du Tư Lê đã phát biểu một số nhận định về sinh hoạt thơ ca của tôi, nhất là những suy nghĩ của ông về tập thơ song ngữ này. Ông Nguyễn Văn Thọ, vốn mưu sinh bằng nghề chụp ảnh khi còn ở đảo, đã triển lãm hình ảnh phóng sự rất quý giá về trại tị nạn Galang trong thời gian thuyền nhân bị cưỡng bức hồi hương. Giáo sư Tiến sĩ Sun Laichen, Đại học Cal State Fullerton, đã phát biểu về sự yêu mến của ông đối với lịch sử Việt Nam, và tương quan giữa tập thơ "X-X1: Thuyền Nhân Khúc Cho Ba – Songs for a Boat Father" với dòng lịch sử Việt Nam cận đại.
Các em học sinh Việt ngữ Trường Westminster, lớp của Cô Hoa, đã diễn đọc một số bài thơ, với những cảm nhận từ Cô giáo Việt ngữ Mandy Phượng Trần, Cô sinh viên Vicky Dương, và Đạo diễn Vũ Duy Hảo. Nhà văn Đặng Thơ Thơ đã ưu ái cùng đọc bản song ngữ “Trước ngày biệt xứ” với tôi. Chị đọc tiếng Việt, xen kẽ với phần tôi đọc tiếng Anh. Ca sĩ Lê Hồng Quang hát “Đêm nhớ trăng Sàigòn” và “Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển” – thơ Du Tử Lê, nhạc Phạm Đình Chương, tiếng đàn guitar Nguyễn Đức Quang.
Chương trình cũng lại được kết thúc với tiếng hát và tiếng đàn của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang. Hình như đối với tôi, Chú Quang là người có hậu, nên tôi lúc nào cũng bắt Chú gom mây góp gió để đón mưa về, làm tươi xanh cuộc đời. Và thật thích hợp, Chú hát hai bài nhạc tình: một là tình quê, hai là tình yêu.
Trước khi thực hiện hai chương trình này, tôi đã có dịp phỏng vấn Chú 'dài hạn' (nghĩa là trong nhiều giờ, và về nhiều chuyện) khi tôi thực hiện Dự án về Truyền Thông của người Việt tại Little Saigon vào thập niên 1990, bên cạnh Nhà báo quá cố Nguyễn Ngọc Yến, Nhà văn Phạm Phú Minh, và một số nhà truyền thông khác. Đó là lần đầu tôi nói chuyện nhiều và nói nhiều chuyện với Nguyễn Đức Quang. Tôi hơi bất ngờ khi thấy Chú nói chuyện rất đơn sơ, bình thản, và có phần vô tư. Cái bất ngờ đó dễ dàng qua đi, nhưng tôi muốn giải thích lý do tại sao tôi lại bất ngờ về cung cách của Chú trong lần phỏng vấn đó.
Đối với tôi, Nguyễn Đức Quang là một cái tên sừng sững như Ba Vì. Nhạc của ông là sông Hồng, sông Lô, sông Đáy, sông Cửu Long, sông Bạch Đằng, chuyên chở bao tâm tình dân tộc, sóng sánh tình người, thấm được hương quê, óng ánh niềm tự hào dân Việt. Cho nên có lẽ chính tôi cũng tưởng tượng ông là một người oai phong lẫm liệt như những dòng sóng nhạc cao ngất. Nhưng trong lần gặp đầu tiên ấy, tôi mới biết, ông hiền hòa và đơn sơ, nhu mì và thanh thản như một buổi sáng mùa hè trên Hồ Xuân Hương thưở nào.
Khi sang Thụy Điển một năm để thực hiện nghiên cứu về người Việt tại đây qua sự bảo trợ của Chương trình Fulbright thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tôi cũng có ý muốn đưa Chú sang sinh họat cộng đồng bên đó. Nhưng người Việt tại Thụy Điển vốn không có một tổ chức cộng đồng rõ rệt, và cũng ít có những sinh họat cộng đồng quy mô, nên tôi không thực hiện được điều mong ước. Chú Quang có gửi email nhắc tôi, và cũng tỏ ý tiếc một dự tính không thành, nhưng tôi biết, sau này, Chú cũng đã đi du ca khắp trời Âu. Bây giờ, Chú muốn đi hát ở đâu, thì cũng không cần mua vé máy bay, và cũng không cần người dọn đường nữa.
Năm ngoái, nhân giới thiệu một người bạn bên Project Vietnam với một chủ bút để nhờ giúp quảng bá về sinh hoạt của Hội trên báo, tôi chợt nhớ Chú Quang quá! Tôi nhớ đến Chú trong câu chuyện này, vì Chú cũng là một thành viên sáng lập của Hội. Hình như trong mọi lãnh vực sinh hoạt của cộng đồng – từ sinh hoạt thanh niên đến sinh hoạt từ thiện – Chú Quang đều góp mặt, miễn là nó mang lại ích lợi cho con người – với cái nhiệt huyết vẫn ngùn ngụt từ thời Thanh niên sinh hoạt học đường ngày nào.
“Làng Việt Nam” tại San Diego hát nhạc Nguyễn Đức Quang trong một đêm mưa Xuân 2009.
Tuy tôi yêu nhạc Nguyễn Đức Quang , nhưng có một vài bài hát có ca từ làm cho tôi thắc mắc và có phần khó chịu, như "Nỗi buồn nhược tiểu." Thơ Nguyễn Văn Hoàn, nhạc Nguyễn Đức Quang, Đàlạt 1964, hát theo giọng buông, chua xót. Đây là ca từ của phiên khúc 1, mở đầu bài hát:
Tôi chót sinh ra làm dân nhược tiểu
Nỗi tủi hờn căm bừng trên tay
Nỗi nhục nhằn chĩu nặng đôi vai.
Tôi chót sinh ra làm dân nhược tiểu,
Ôi đau thương xâm kín hình hài,
Niềm đau thương của kiếp đọa đày.
Tôi chót sinh vào nước chia cắt,
Nỗi thù hằn còn đục lòng sông.
Tôi chót sinh vào nước chia cắt,
Tình anh em máu chảy thành dòng…
Có lẽ tôi không sinh vào thời của Nguyễn Đức Quang, để hiểu và chấp nhận cái thực tế lịch sử của một nước Việt Nam bị chia năm xẻ bảy, bị ngoại bang thao túng, vừa thóat ách đô hộ của Pháp, và đang bị làn sóng đỏ xâm chiếm. Đến hôm nay, tôi vẫn thắc mắc, và vẫn khó chịu khi nghĩ đến những bài hát này, nhưng tôi cũng cảm nhận nó với một khoảng cách về thời gian và khoảng cách về nhận thức từ kinh nghiệm. Tôi chấp nhận “Nỗi buồn nhược tiểu” của Nguyễn Đức Quang, cũng như tôi ôm ấp "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" của ông. Phải chăng, vì yêu quê hương đến tha thiết, mà ông mới đau lòng, thốt lên những tiếng thán trong “Nỗi buồn nhược tiểu” như vậy? Mà thật ra, cái nhận chân chua xót ấy chỉ là tiền đề cho một quyết tâm vun bồi cho quê hương, như trong đoạn kết:
Hãy đứng dậy hỡi anh này
Hãy đứng dậy hỡi em này
Bao người con Việt Nam
Cùng tay cầm tay
Dựng xây đất nước
Cho đất Việt hết điêu tàn
Cho nước Việt hết nguy nàn
Cùng chung lưng nhìn quê hương
Tiến bước lên nhịp nhàng
Việt Nam! Ôi, Việt Nam!
Kỷ niệm với Nguyễn Đức Quang không phải lúc nào cũng có mặt ông. Sau khi làm "Trưởng làng" cho Làng Văn Hóa do Liên Hội VAYA tại San Diego tổ chức ở Balboa Park năm 2009, tôi mời cả làng về ăn tối tại căn hộ ký túc xá của vợ chồng tôi tại Làng Thùy Dương, La Jolla. Chúng tôi nấu nướng, ăn uống với nhau, rồi hát. Hát đủ thứ: hát nhạc dân ca, nhạc trữ tình, nhạc tiền chiến, và nhạc Du Ca. Điều gì đã khiến cho Nguyễn Đức Quang hiện diện với con người Việt Nam – nhất là giới trẻ đang vào đời – trong mọi noi và ở mọi hòan cảnh? Lúc nào, người ta cũng có thể hát nhạc Nguyễn Đức Quang. Ông là một ông thần có phép hóa thân, ở nhiều nơi cùng một lúc, qua dòng nhạc yêu nước yêu người của mình.
Cho nên, tôi nợ Nguyễn Đức Quang không chỉ hai chương trình tôi thực hiện mà trong đó ông đã hát bằng trái tim, vì niềm yêu cuộc đời và con người. Tôi nợ ông tất cả những bài hát đã chở đời tôi về gần hơn với hồn thiêng dân tộc, nợ ông những bài hát tôi thắc mắc và khó chịu, nợ ông những đêm khuya thức trắng với bạn hát về một quê hương bên kia Thái Bình Dương, nợ ông một Việt Nam dù ẩn hiện trong sương khói của quá khứ vẫn làm tôi rạo rực và trằn trọc không ngừng.
Nợ Chú nhiều lắm, Chú Quang ơi! Nợ mà cháu không muốn trả, lại muốn nợ thêm, nợ hoài! Một món nợ càng sống, càng cần.
Ở bên kia, chắc Chú Quang hát còn hăng hơn nữa, vì không còn giới hạn của thân xác. Ở bên này, chúng ta ắt phải hát nhiều và hát mạnh hơn nữa, để theo cho kịp người nhạc sĩ Du Ca tài hoa và thân yêu ấy.
"Ta như nước dâng..." Hát nữa đi, Du ca Nguyễn Đức Quang! Hát mãi nghe, "Việt Nam quê hương ngạo nghễ!"
Trang Đài Glassey - Trần Nguyễn
Tôi chót sinh ra làm dân nhược tiểu
Nỗi tủi hờn căm bừng trên tay
Nỗi nhục nhằn chĩu nặng đôi vai.
Tôi chót sinh ra làm dân nhược tiểu,
Ôi đau thương xâm kín hình hài,
Niềm đau thương của kiếp đọa đày.
Tôi chót sinh vào nước chia cắt,
Nỗi thù hằn còn đục lòng sông.
Tôi chót sinh vào nước chia cắt,
Tình anh em máu chảy thành dòng…
Có lẽ tôi không sinh vào thời của Nguyễn Đức Quang, để hiểu và chấp nhận cái thực tế lịch sử của một nước Việt Nam bị chia năm xẻ bảy, bị ngoại bang thao túng, vừa thóat ách đô hộ của Pháp, và đang bị làn sóng đỏ xâm chiếm. Đến hôm nay, tôi vẫn thắc mắc, và vẫn khó chịu khi nghĩ đến những bài hát này, nhưng tôi cũng cảm nhận nó với một khoảng cách về thời gian và khoảng cách về nhận thức từ kinh nghiệm. Tôi chấp nhận “Nỗi buồn nhược tiểu” của Nguyễn Đức Quang, cũng như tôi ôm ấp "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" của ông. Phải chăng, vì yêu quê hương đến tha thiết, mà ông mới đau lòng, thốt lên những tiếng thán trong “Nỗi buồn nhược tiểu” như vậy? Mà thật ra, cái nhận chân chua xót ấy chỉ là tiền đề cho một quyết tâm vun bồi cho quê hương, như trong đoạn kết:
Hãy đứng dậy hỡi anh này
Hãy đứng dậy hỡi em này
Bao người con Việt Nam
Cùng tay cầm tay
Dựng xây đất nước
Cho đất Việt hết điêu tàn
Cho nước Việt hết nguy nàn
Cùng chung lưng nhìn quê hương
Tiến bước lên nhịp nhàng
Việt Nam! Ôi, Việt Nam!
Kỷ niệm với Nguyễn Đức Quang không phải lúc nào cũng có mặt ông. Sau khi làm "Trưởng làng" cho Làng Văn Hóa do Liên Hội VAYA tại San Diego tổ chức ở Balboa Park năm 2009, tôi mời cả làng về ăn tối tại căn hộ ký túc xá của vợ chồng tôi tại Làng Thùy Dương, La Jolla. Chúng tôi nấu nướng, ăn uống với nhau, rồi hát. Hát đủ thứ: hát nhạc dân ca, nhạc trữ tình, nhạc tiền chiến, và nhạc Du Ca. Điều gì đã khiến cho Nguyễn Đức Quang hiện diện với con người Việt Nam – nhất là giới trẻ đang vào đời – trong mọi noi và ở mọi hòan cảnh? Lúc nào, người ta cũng có thể hát nhạc Nguyễn Đức Quang. Ông là một ông thần có phép hóa thân, ở nhiều nơi cùng một lúc, qua dòng nhạc yêu nước yêu người của mình.
Cho nên, tôi nợ Nguyễn Đức Quang không chỉ hai chương trình tôi thực hiện mà trong đó ông đã hát bằng trái tim, vì niềm yêu cuộc đời và con người. Tôi nợ ông tất cả những bài hát đã chở đời tôi về gần hơn với hồn thiêng dân tộc, nợ ông những bài hát tôi thắc mắc và khó chịu, nợ ông những đêm khuya thức trắng với bạn hát về một quê hương bên kia Thái Bình Dương, nợ ông một Việt Nam dù ẩn hiện trong sương khói của quá khứ vẫn làm tôi rạo rực và trằn trọc không ngừng.
Nợ Chú nhiều lắm, Chú Quang ơi! Nợ mà cháu không muốn trả, lại muốn nợ thêm, nợ hoài! Một món nợ càng sống, càng cần.
Ở bên kia, chắc Chú Quang hát còn hăng hơn nữa, vì không còn giới hạn của thân xác. Ở bên này, chúng ta ắt phải hát nhiều và hát mạnh hơn nữa, để theo cho kịp người nhạc sĩ Du Ca tài hoa và thân yêu ấy.
"Ta như nước dâng..." Hát nữa đi, Du ca Nguyễn Đức Quang! Hát mãi nghe, "Việt Nam quê hương ngạo nghễ!"
Trang Đài Glassey - Trần Nguyễn
.
.
.
No comments:
Post a Comment