Thursday, 26 April 2012

KHI HOA KỲ & VIỆT NAM XÍCH LẠI GẦN HƠN, QUAN TÂM VỀ NHÂN QUYỀN GIA TĂNG (Simon Roughneen, The Christian Science Monitor)




Simon Roughneen

Người dịch: CLD
Posted by basamnews on 26/04/2012

hệ giữa Mỹ và Việt Nam là tốt, nhưng thành tích về nhân quyền của Việt Nam làm cho các nhà hoạt động đặt câu hỏi, liệu Washington có thúc đẩy Hà Nội đúng mức về cải cách chính trị, kinh tế và tự do bày tỏ chính kiến.

Cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và Việt Nam năm ngày đã bắt đầu hôm thứ hai ở Việt Nam, là những dấu hiệu mới nhất về sự hợp tác phát triển giữa hai nước đã có một giai đoạn từng là kẻ thù.

Việc huấn luyện này được thúc đẩy do các mối lo ngại chung ở biển Đông (nguyên văn: biển Nam Trung Hoa) giàu tài nguyên, nơi sáu quốc gia có tuyên bố chủ quyền và gần đây Trung Quốc đã đụng độ với Việt Nam và Philippines.

Nhưng khi Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau, hồ sơ về nhân quyền của Việt Nam đặt ra các câu hỏi cho các nhà hoạt động liên quan đến chuyện liệu Hoa Kỳ có lên tiếng đầy đủ về các hành vi vi phạm quyền tự do phát biểu, kinh tế và chính trị ở Việt Nam, một chính phủ độc đảng, do Đảng Cộng cai trị sản, tất cả các đảng phái chính trị khác đều bị cấm.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở Châu Á, nói: “Có một nhu cầu thực sự để duy trì áp lực của Mỹ lên Việt Nam, trả tự do cho các tù nhân chính trị, tôn trọng quyền tự do phát biểu và cộng đồng blog sôi động, đó là làm cho Việt Nam, một trong những nơi có người sử dụng Internet phát triển nhanh ở Đông Nam Á, bãi bỏ các luật đàn áp mà Hà Nội sử dụng để nghiền nát các cá nhân và các nhóm mà chính phủ không thích“.

Việt Nam có một hồ sơ chắp vá về vi phạm nhân quyền, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cáo buộc, chính phủ đàn áp có hệ thống quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, và hội họp một cách hòa bình.

Các nhà báo độc lập, các blogger, và các nhà hoạt động nhân quyền đặt câu hỏi về các chính sách của chính phủ, vạch trần quan chức tham nhũng, hoặc kêu gọi các lựa chọn thay thế dân chủ đối với sự cai trị độc đảng thì thường xuyên bị cảnh sát quấy rối và giám sát, bị biệt giam trong khoảng thời gian dài mà không nhận được sự cố vấn về mặt pháp lý, và bị kết án tù dài hạn vì vi phạm luật mơ hồ về an ninh quốc gia”, theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền năm 2012.

Viết blog ở Việt Nam

Các vụ bắt giữ những cây viết Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, và Tạ Phong Tần về các cáo buộc mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước” hồi tuần trước, đã gây chú ý trở lại về cách đối xử của Việt Nam đối với những người lên tiếng phản đối chính phủ, cũng như Mỹ sẵn sàng thúc đẩy Việt Nam cải cách như thế nào.

Báo Thanh Niên, tờ báo của chính phủ nói rằng, các blogger này đã đăng 421 bài viết trên trang Câu lạc bộ Nhà báo Tự do từ giữa tháng 9 năm 2007 đến tháng 10 năm 2010 và là “bóp méo sự thật, nói xấu đảng và nhà nước”.
Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội làm việc chặt chẽ với một số nhà hoạt động ủng hộ dân chủ bị theo dõi gắt gao. Ông ước tính, Việt Nam đang giam giữ từ 300-600 tù chính trị, một loại tù không được chính phủ công nhận. Ông nói với báo Monitor rằng, ba cây bút bị giam giữ “chẳng làm gì cả, chỉ bày tỏ quyền tự do báo chí“.

Truyền thông ở Việt Nam là do nhà nước quản lý, nhưng mạng đã cung cấp các tiếng nói thay thế một cơ hội để viết – thường là nặc danh – về các vấn đề thường không bị giới hạn, như mối quan hệ với Trung Quốc và cải cách chính trị.

Ước tính có 70% trong số 90 triệu dân Việt Nam được sinh ra sau năm 1975 và việc sử dụng Internet đang ngày càng gia tăng, với chỉ hơn 30 triệu người Việt Nam sử dụng, theo số liệu thống kê của chính phủ. Tuy nhiên, Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới, cơ quan giám sát truyền thông có trụ sở ở Pháp, liệt kê Việt Nam là “kẻ thù của Internet”, và đề nghị luật mới về Internet ở Việt Nam thể hiện sự nhấn mạnh này.

Trong khi luật chưa hoàn thành, các công ty nước ngoài như Facebook có thể mở văn phòng và cung cấp thông tin của người sử dụng cho chính phủ, và các blogger trong tương lai sẽ phải sử dụng tên thật khi đăng bài. Hiện Facebook bị chặn ở Việt Nam, nhưng có cách để vào dễ dàng và mạng xã hội phương tiện truyền thông này có hơn 3,6 triệu người trong nước sử dụng.

Đáp lại, 12 nhà lập pháp Mỹ từ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, đã viết cho Facebook, Google , và Yahoo tuần trước, nói rằng: “Chúng tôi rất mong quý vị ủng hộ quyền tự do ngôn luận cho các công dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp công nghệ của quý vị cho người dân Việt Nam theo cách tôn trọng các quyền và sự riêng tư của họ“.

Nếu Việt Nam xiết chặt việc hạn chế sử dụng Internet, điều này có thể ảnh hưởng đến kinh tế cũng như chính trị. Nghiên cứu gần đây của công ty tư vấn McKinsey & Company, ước tính rằng Internet “đóng góp trung bình 1,9% GDP ở các nước đang phát triển” dựa trên một cuộc khảo sát chín quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Một phát ngôn viên của Google nói với báo Monitor, liên quan đến luật đề xuất của Việt Nam: “Chúng tôi tin rằng, việc tiếp cận thông tin là nền tảng của một xã hội tự do và thịnh vượng và đóng góp cần thiết cho tăng trưởng kinh tế của các nước cũng như các công ty”.

Hoa Kỳ phù hợp ở đâu

Kể từ năm 2001, thương mại giữa hai nước Việt – Mỹ gia tăng gấp 10 lần, đạt 15 tỷ đô la một năm, các nhóm nhân quyền nói rằng Hoa Kỳ nên tận dụng việc phát triển kinh tế và quân sự của mình với Hà Nội, để thúc đẩy cải cách chính trị cũng như kinh tế.

Ông Kurt Campbell, phụ tá ngoại trưởng, phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết, Mỹ đang làm việc này.
Chúng tôi đã nói rõ rằng, để quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam tiến tới mức độ kế tiếp, đòi hỏi một số bước quan trọng ở phía Việt Nam để giải quyết cả hai vấn đề: các trường hợp cá nhân và các mối lo ngại về nhân quyền, nhưng cũng có nhiều thách thức hơn mang tính hệ thống, kết hợp với quyền tự do phát biểu, tự do lập hội”, ông nói tại Hà Nội hôm 2 tháng 2.

Không rõ liệu Mỹ có ý định hoặc biện pháp gây tác động đến Hà Nội hay không, tuy nhiên có thể có sự mất lòng tin kéo dài giữa Mỹ với các cán bộ đảng ở Hà Nội, bất kể có sự đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc, hoặc sự thận trọng của Đảng Cộng sản về người anh cả của họ ở Bắc Kinh.

Một số quan chức Việt Nam tin rằng, “mục tiêu lâu dài của Mỹ là làm xói mòn sự độc quyền về quyền hành của Đảng Cộng sản Việt Nam”, theo một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ tháng 7 năm 2011.

Các nhà phân tích nói rằng, dựa trên lịch sử của hai nước, đó là sự phóng đại quá lớn về ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Nguồn ảnh: Rodney Furry/U.S. Navy/AP
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
.
.
.

No comments:

Post a Comment

View My Stats