Nguyễn Hưng Quốc
Thứ Tư, 25 tháng 4 2012
Trên báo chí Việt Nam trong mấy tuần vừa qua, nhiều người bàn cãi khá sôi
nổi về một đề luận văn trong kỳ thi sơ tuyển của trường đại học tư thục FPT
(của tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông Financing and Promoting
Technology Corp.) ngày 8 tháng 4 năm 2012.
Đề luận như sau:
“Trong kiệt tác Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã từng chia sẻ quan
niệm của mình thông qua phát ngôn của nhân vật Kim Trọng về“chữ trinh”:
“Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh”.
cho dù chính ông cũng từng khẳng định:“Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”.
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh”.
cho dù chính ông cũng từng khẳng định:“Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”.
Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đổ vỡ,
người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh
không còn ý nghĩa quan trọng như thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm
tình dục trước hôn nhân.
Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải phải giữ trinh tiết trước khi
về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc
người phụ nữ còn trinh hay không?
Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy
củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo và các quan
sát của bạn trong cuộc sống.”
Đối với đề luận ấy, dư luận được chia thành hai nhóm.
Đối với đề luận ấy, dư luận được chia thành hai nhóm.
Thứ nhất, nhóm chống đối
kịch liệt, bao gồm phần lớn những người thuộc giáo giới. Giáo sư Trần Đình Sử
cho đề luận ấy không đáp ứng được ba yếu tố căn bản của một đề thi: tri thức,
thẩm mỹ và giáo dục. Về tri thức, người ra đề đồng nhất lời nói của nhân vật
với quan điểm của tác giả. Về thẩm mỹ, người ta đã “tầm thường hóa” vấn đề
trinh tiết (đồng nhất nó với màng trinh) và “dung tục hóa” một vấn đề đạo đức
thiêng liêng. Cuối cùng, về giáo dục, vô tình hay cố ý, với cách ra đề như thế,
người ta “vẽ đường cho hươu chạy”, “đi ngược lại thuần phong mỹ tục của
đất nước.” Giáo
sư Nguyễn Minh Thuyết thì cho đề
luận ấy “yếu kém đến ngô nghê về chuyên môn”, là “một sự xúc phạm văn chương
của bậc thi hào” và “thô tục đến khó chấp nhận”.
Phó giáo sư Văn Giá thì cho rằng người ra đề “mắc sai lầm nghiêm trọng”
là “không giấu được chủ kiến của mình” (đó là khuyến khích cho quan hệ tình dục
trước hôn nhân). Còn Tiến sĩ Trịnh Tuyết thì cho đề luận ấy vừa thiếu tính khoa học vừa thiếu tính
giáo dục.
Thứ hai, nhóm bênh vực,
bao gồm khá nhiều độc giả vô danh, những người cho việc phản đối đề thi về
“trinh tiết” phản ánh một thái độ “cổ hủ”. Nhà văn Nguyên Ngọc, chủ tịch Hội
đồng Quản trị trường Đại học Phan Châu Trinh, cho biết ông hoàn toàn ủng hộ cách ra đề thi
như thế. Ông cho đó là điều bình thường vì “Sinh viên đã
trưởng thành, đã là công dân, đã 18 tuổi, thì có thể chủ động suy nghĩ một vấn
đề trong cuộc sống. Vấn đề tình dục là một vấn đề của con người, sinh viên cũng
phải suy nghĩ, tôi thấy không có sao.”
Tôi cũng đồng ý với Nguyên Ngọc. Ở Tây phương, các đề tài nghị luận xã hội như thế rất thường thấy, không phải chỉ ở đại học hay các kỳ thi vào đại học mà còn ở cả cấp trung học nữa. Lý do là vì, dù đồng ý hay không, người ta cũng không thể phủ nhận một thực tế là quan hệ tình dục tiền-hôn nhân của thanh thiếu niên càng ngày càng trở nên phổ biến, không phải ở Tây phương mà ngay cả ở Việt Nam; không phải chỉ ở thành thị mà ngay cả ở nông thôn. Một nền giáo dục lành mạnh không thể né tránh mãi cái thực tế ấy được.
Tôi cũng đồng ý với Nguyên Ngọc. Ở Tây phương, các đề tài nghị luận xã hội như thế rất thường thấy, không phải chỉ ở đại học hay các kỳ thi vào đại học mà còn ở cả cấp trung học nữa. Lý do là vì, dù đồng ý hay không, người ta cũng không thể phủ nhận một thực tế là quan hệ tình dục tiền-hôn nhân của thanh thiếu niên càng ngày càng trở nên phổ biến, không phải ở Tây phương mà ngay cả ở Việt Nam; không phải chỉ ở thành thị mà ngay cả ở nông thôn. Một nền giáo dục lành mạnh không thể né tránh mãi cái thực tế ấy được.
Tuy nhiên, tôi
lại không đồng tình với cách ra đề của Đại học FPT.
Chuyện dẫn Truyện Kiều, thật ra, cũng chẳng sao. Đọc, ai cũng thấy
ngay là nội dung câu hỏi không nhằm việc phân tích Truyện Kiều. Tác giả
ra đề chỉ mượn mấy câu phát ngôn trong Truyện Kiều như một cái cớ nhằm
khơi gợi cảm hứng cũng như gợi ý cho học sinh. Để học sinh thấy đó không phải
là một vấn đề đơn giản, chỉ có một câu trả lời duy nhất. Thì cũng được. Không
nên cho đó là một cách xúc phạm Nguyễn Du hay Truyện Kiều.
Nhưng tôi vẫn thấy cách diễn đạt trong đề thi có cái gì không thích hợp. Nếu
là văn nói thì không sao. Nếu là một bài báo thì cũng không sao. Nhưng với tư
cách một đề thi, trong môi trường giáo dục, cách sử dụng ngôn ngữ cần nghiêm
túc hơn. Ở Tây phương, ví dụ trong tiếng Anh, người ta phân biệt hai lối viết:
theo phong cách khẩu ngữ và theo phong cách học thuật (academic). Tất cả các
bài luận văn đều đòi hỏi phải được viết theo phong cách học thuật. Sự đòi hỏi
ấy không thể đáp ứng được nếu ngay trong đầu đề tính chất học thuật đã bị vi
phạm.
Quan trọng hơn,
tôi cho những người ra đề dường như không biết cách ra đề. Không biết cách vì
không phân biệt được các loại đề luận văn khác nhau.
Đề thi nêu lên hai câu hỏi. Câu thứ nhất, “người phụ nữ có nhất thiết
phải giữ trinh tiết trước khi về nhà chồng”, thoạt nhìn, có vẻ như một câu
hỏi mở, thiên về lý thuyết. Nhưng khi, tiếp theo sau đó, lại là câu hỏi khác, “hạnh
phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người phụ nữ còn trinh
hay không?”, nó lại bị thu hẹp lại ngay: người ra đề chỉ nhìn vấn đề trinh
tiết trong quan hệ với hạnh phúc gia đình. Mà hạnh phúc ở đây lại lệ thuộc vào
việc chấp nhận hay không chấp nhận của người chồng. Vô tình, các câu hỏi lại
nhằm tôn vinh vấn đề nam quyền vốn từ lâu đã bị đặt thành nghi vấn. Trong khi
đó, vấn đề trinh tiết, tự bản chất, gắn liền với nhiều quan hệ và có thể được
nhìn theo nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có những quan hệ và khía cạnh
quan trọng hơn hẳn: tình yêu, tình dục, bản sắc và quyền của phụ nữ, cũng như
cả các vấn đề xã hội và y tế (xin lưu ý: Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ thiếu nữ
phá thai thuộc loại cao nhất thế giới!)
Quan trọng hơn
nữa là hai lời yêu cầu kế tiếp: “Hãy viết một bài luận để phát
triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của
mình bằng các ví dụ từ sách báo và các quan sát của bạn trong cuộc sống.” Trong
hai lời yêu cầu ấy, yêu cầu thứ hai rõ ràng là quan trọng nhất. Chúng làm cho
bài luận biến thành một bài văn chứng minh thay vì một bài văn phân tích. Chứng
minh từ các ví dụ lấy từ văn học và từ thực tế. Tuy nhiên, ở đây lại nảy sinh
ra vấn đề. Thứ nhất, ai cũng biết, trong văn học Việt Nam, số lượng tác phẩm,
nhất là tác phẩm được xem là kinh điển để học sinh phổ thông biết được, đề cập
đến quan hệ giữa trinh tiết và hạnh phúc không nhiều. Thứ hai, làm cách nào học sinh có thể quan sát
được những điều tế nhị như vậy trong cuộc sống hàng ngày? Làm sao họ biết được cặp vợ
chồng nào hạnh phúc hay không hạnh phúc gắn liền với việc còn trinh hay mất
trinh của người vợ? Nếu biết được thì họ biết được bao nhiêu trường hợp?
Rất dễ thấy, để chứng minh cho một vấn đề như thế, người ta cần những cuộc điều
tra xã hội học rộng rãi do các chuyên gia thực hiện. Thiếu kết quả các cuộc
điều tra như thế, chắc chắn học sinh sẽ chỉ tán nhảm, chẳng hạn, em thấy
anh/chị hay bạn bè hay hàng xóm của em có những phụ nữ đã có quan hệ tình dục
với người khác trước khi lấy chồng mà vẫn hạnh phúc (hoặc không hạnh phúc). Tôi
không thể hình dung được là các thầy cô giáo sẽ chấm các bài luận văn ấy như
thế nào. Làm sao biết em nào viết đúng và em nào viết sai? Ví dụ của em nào là
có tính thuyết phục, của em nào là không?
Một đề thi như thế không nên dẫn đến việc chứng minh (vì bất khả, so với
trình độ của học thi và giới hạn ngặt nghèo của phòng thi và thời gian thi). Nó
chỉ nên là một đề có tính chất phân tích để các em có thể đào sâu vào bản chất
của trinh tiết vốn là một hiện tượng có tính chất văn hóa: Nó thay đổi theo
từng nền văn hóa; và trong mỗi nền văn hóa, thay đổi theo từng thời đại. Việc
phân tích nguyên nhân và diễn biến của những sự thay đổi ấy sẽ làm sáng tỏ
nhiều vấn đề thú vị hơn hẳn.
Và cũng bổ ích hơn hẳn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
---------------------------------
Đại
học FPT muốn gì khi ra đề "trinh tiết" ? (VnMedia 16-4-12)
Đề
thi “trinh tiết” của ĐH FPT không tri thức, không giáo dục, thẩm mỹ (GD 16-4-12) -- Ý kiến GS Trần Đình Sử
"Đề
thi của ĐH FPT thô tục đến khó chấp nhận" (VTC 11-4-12)
Ý kiến GS Nguyễn
Minh Thuyết -- Phó
hiệu trưởng FPT mở lời về đề thi luận trinh tiết (PN Today 11-4-12)
Sống
thử trong công nhân: Tình buồn nơi xóm trọ (NLĐ
11-4-12)
Tuyển
sinh ĐH FPT: Đề thi luận về trinh tiết (ND
9-4-12)
.
.
.
No comments:
Post a Comment