BẢN TIN QUỐC TẾ TỔNG HỢP NGÀY 24/12/2024
Pháp :
Công bố thành phần nội các mới với nhiều gương mặt cũ
Anh
Vũ - RFI
Đăng
ngày: 24/12/2024 - 11:49 - Sửa đổi ngày: 25/12/2024 - 09:48
Chiều
tối qua, 23/12/2024, phủ tổng thống Pháp đã công bố thành phần chính phủ của
tân thủ tướng François Bayrou gồm 35 thành viên, trong đó có hai cựu thủ tướng
và 19 bộ trưởng của chính phủ cũ.
HÌNH
:
Bộ
trưởng Nội Vụ từ nhiệm Pháp Bruno Retailleau đón thủ tướng François Bayrou đến
dự một cuộc họp tại bộ Nội Vụ ở Paris, Pháp, ngày 23/12/2024. AP - Julien
de Rosa
Được
bổ nhiệm làm thủ tướng hôm 13/12 thay thế ông Michel Barnier bị Quốc Hội bỏ phiếu
bất tín nhiệm, ông François Bayrou, thuộc cánh trung, đã hứa thành lập một
chính phủ mở rộng cửa cho cánh hữu cũng như cánh tả.
Nội
các Bayrou bao gồm 35 bộ trưởng và quốc vụ khanh, trong đó có 18 nữ. Điểm đáng
chú ý là chính phủ mới có sự tham gia của hai cựu thủ tướng : Bà Elisabeth
Borne, thủ tướng (2022- 2024) trong chính phủ của tổng thống Emmanuel Macron,
trở lại làm bộ trưởng Giáo Dục. Ông Emmanuel Valls, thủ tướng (2014-2016) dưới
thời tổng thống Xã Hội François Hollande, đứng đầu bộ Hải Ngoại, với hai hồ sơ
nóng là tái thiết đảo Mayotte vừa bị cơn bão Chido tàn phá và giải quyết
khủng hoảng xã hội ở Nouvelle-Calédonie.
Một
sự trở lại khác được chú ý là ông Gérald Darmanin, thuộc đảng Phục Hưng (
Renaissance ) của tổng thống Macron. Từng giữ chức bộ trưởng Nội Vụ trong nội
các của bà Elisabeth Borne, nay ông Darmanin làm bộ trưởng Tư Pháp. Chức vụ này
ban đầu được đề nghị cho ông Xavier Bertrand, thuộc cánh hữu, nhưng ít giờ trước
khi công bố thành phần chính phủ, ông Bertrand từ chối tham gia một chính phủ
mà theo ông có thành phần theo sự bảo lãnh của bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng
cực hữu Tập Hợp Dân Tộc.
Trong
số những người mới có ông Eric Lombard, tổng giám đốc của Caisse des dépôts, một
định chế tài chính công, được bổ nhiệm làm bộ trưởng Kinh Tế. Ông François
Rebsamen, cựu bộ trưởng dưới thời François Hollande, được chỉ định lãnh đạo bộ
phụ trách quy hoạch lãnh thổ và phân quyền quản lý. Chính phủ Bayrou giữ lại 19
bộ trưởng của chính phủ Barnier, bị Quốc Hội lật đổ hôm 04/12 chỉ sau 3 tháng tồn
tại.
Nội
các của thủ tướng François Bayrou, cũng là chính phủ thứ 4 trong năm 2024, phải
thực hiện một trong những nhiệm vụ đầu tiên là thông qua ngân sách tại Quốc Hội
trong bối cảnh nước Pháp bị thâm thủng ngân sách nặng nề và nợ công khổng lồ.
Chính phủ Michel Barnier đã bị lật đổ cũng vì dự luật ngân sách cho An sinh Xã
hội.
Phản
ứng về thành phần chính phủ của François Bayrou gay gắt nhất là từ liên minh
cánh tả, Mặt trận Bình Dân Mới. Thư ký thứ nhất đảng Xã Hội (PS) Olivier Faure
bình luận trên mạng X : « Đó không phải là một chính phủ, mà
là một sự khiêu khích ». Cũng trên mạng X, ông Jean-Luc
Mélenchon, lãnh đạo đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) tố cáo « lại
thêm một sự phủ nhận phiếu bầu của dân Pháp được thương lượng dưới sự kiểm
soát của Le Pen ».
Phe
cực hữu cũng chỉ trích mạnh mẽ thành phần nội các mới. Lãnh đạo đảng Tập Hợp
Dân Tộc Marine Le Pen nhận định : « người dân Pháp không hy vọng
gì nhiều vào một chính phủ, cũng như nội các trước, được thành lập trên cơ sở
không có tính chính đáng và không tìm được đa số ». Đồng thời bà Le
Pen ngầm đe dọa lật đổ chính phủ Bayrou, nếu chính phủ này không lắng nghe và
thảo luận với đối lập để xây dựng ngân sách.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÁP
- CHÍNH TRỊ
Chọn
tân thủ tướng: Tổng thống Pháp tiếp lãnh đạo các chính đảng, trừ cực hữu và cực
tả
PHÁP
- NỘI CÁC
Pháp
hoãn công bố thành phần chính phủ mới do để quốc tang cho nạn nhân bão Chido
=======
Pháp:
Nội các Bayrou liệu có thể tồn tại lâu dài?
Anh
Vũ - RFI
Đăng
ngày: 24/12/2024 - 15:11 Sửa đổi
ngày: 24/12/2024 - 15:26
Thành phần
nội các của thủ tướng François Bayrou đã được công bố hôm 23/12/2024 với đa số
không thay đổi chỉ tăng cường những gương mặt quen thuộc có nhiều kinh nghiệm
trong chính phủ, đồng thời chủ yếu xuất thân từ phe cầm quyền. Một sự thay đổi
trên nền tảng cũ liệu có bảo đảm để nội các Bayrou tồn tại lâu dài ?
HÌNH
:
Tân
thủ tướng Pháp Francois Bayrou phát biểu sau lễ bàn giao tại Điện Matignon, ở
Paris, ngày 13/12/2024. AP - Abdul Saboor
Được
tổng thống Emmanuel Macron chỉ định đứng ra thành lập chính phủ hôm 13/12, phải
10 ngày sau thủ tướng François Bayrou mới lập được nội các mới với 35 bộ trưởng
và quốc vụ khanh, ít hơn 6 thành viên so với chính phủ của người tiền nhiệm
Michel Barnier, chỉ tồn tại được 3 tháng. Phần lớn những tên tuổi trong danh
sách được phủ tổng thống công bố đều thuộc đảng của tổng thống Macron và đảng
cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR). Do bối cảnh chính trường chia rẽ sâu sắc,
ông Bayrou không thể mở rộng cửa cho cánh tả.
Nếu
như đa phần bộ trưởng của chính phủ cũ, chủ yếu thuộc cánh hữu, được giữ lại,
ê-kíp được cho là mới với sự trở lại của những cái tên đã quen thuộc như cựu thủ
tướng Elisabeth Borne nắm bộ Giáo Dục, một cựu thủ tướng khác dưới chính quyền
đảng Xã Hội của cựu tổng thống François Hollande là Manuel Valls được giao bộ
phụ trách các vấn đề Hải Ngoại, đồng thời ông Gérald Darmanin, cựu bộ trưởng Nội
Vụ của nội các Borne, được gọi lại để nắm bộ Tư Pháp.
Việc
tăng cường những nhân vật được cho là dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo trong chính
phủ nhằm mục đích đối mặt với khối lượng công việc mà tân thủ tướng ví von như
là dãy "Himalaya đầy khó khăn", trong đó đặc biệt có việc chuẩn bị dự
luật ngân sách cho năm 2025 trong bối cảnh nước Pháp đang thâm hụt chi tiêu và
nợ công chồng chất. Nhưng có lẽ mục tiêu xa hơn là làm sao duy trì sự tồn tại
lâu dài của chính phủ trước nguy cơ thường trực bị đối lập bỏ phiếu bất tín nhiệm
tại Quốc Hội.
Ông
François Bayrou đã có tham vọng tập hợp được một nội các có thành phần cân bằng
với 1/3 bộ trưởng thuộc cánh trung, 1/3 cánh hữu và 1/3 cánh tả. Nhưng ông đã
không đạt được như mong muốn. Cánh tả coi như vắng mặt hoàn toàn cho dù có sự
góp mặt của François Rebsamen (nắm bộ Quy hoạch lãnh thổ và Phân quyền), từng
thuộc đảng Xã Hội và đã làm bộ trưởng dưới thời tổng thống François Hollande,
nhưng nhân vật này đã rời khỏi đảng Xã Hội, lập phong trào mới liên minh với
đảng của tổng thống Emmanuel Macron.
Giới
quan sát chính trị Pháp đều nhận định đó chỉ là sự thay đổi mang tính tiếp nối
cái cũ và là một thất bại của thủ tướng Bayrou. Thành phần nội các của ông
không tạo được một liên minh rộng mở bảo đảm có được đa số ủng hộ trong Quốc Hội,
cho nên có thể bị Quốc Hội bất tín nhiệm. Sự mất cân đối này giống như đối với
chính phủ Barnier, bị đổ ngay từ lần bị bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên.
Trước
khi tuyển chọn nhân sự cho nội các mới, thủ tướng François Bayrou đã phải mất
nhiều ngày gặp gỡ, mặc cả, thương lượng với các đảng về những điều kiện để bảo
đảm các đảng đối lập không kiến nghị bất tín nhiệm. Ngay sau khi danh sách
chính phủ được công bố, hôm nay lãnh đạo đảng Xã Hộ, Olivier Faure đã tuyên bố
ông Bayrou không tôn trọng bất kỳ điều kiện nào trong thỏa thuận đó.
Trong
khi đó đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN), giờ là thế lực nắm "quyền sinh
quyền sát", vẫn bóng gió đe dọa lật đổ chính phủ nếu chính sách của nội
các mới bị xem là "đi ngược lại quyền lợi nguyện vọng" của 11 triệu cử
tri Pháp đã bỏ phiếu cho đảng cực hữu trong kỳ bầu cử Quốc Hội vừa rồi. Mục
tiêu xa hơn của đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc là bầu cử tổng thống 2027. Từ nay
đến đó, họ sẵn sàng duy trì tình trạng hỗn loạn trên chính trường Pháp để nổi
lên như một lực lượng chính trị hàng đầu có khả năng lãnh đạo nước Pháp
Chính
phủ mới phải bắt tay ngay vào việc với biết bao nhiêu nhiệm vụ khó khăn đang chờ.
Một nội các với thành phần xuất thân chính trị như hiện nay khó có thể ra được
các chính sách đáp ứng được ý muốn của đối lập, cũng như không có chính phủ nào
lại chịu để đối lập dẫn dắt. Tất cả phụ thuộc vào khả năng thỏa hiệp của thủ tướng
Bayrou, người đã có bề dày kinh nghiệm lãnh đạo một đảng đứng giữa chính trường
Pháp.
------------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÂN
TÍCH
Pháp :
Sóng ngầm dưới con tầu chính phủ Michel Barnier
=============
Những
phép lạ chung quanh cây Đại Phong Cầm hơn 600 năm tuổi của Nhà Thờ Đức Bà Paris
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 24/12/2024 - 13:52
Nhờ
một phép lạ, Đại Phong Cầm của Nhà Thờ Đức Bà Paris vẫn nguyên vẹn hình hài
trong vụ hỏa hoạn năm 2019. Năm năm sau, Notre Dame de Paris tái sinh, nhạc cụ
với bề dày hơn 600 năm lịch sử này vươn vai thức dậy. Từng chứng kiến và gắn liền
với những thăng trầm trong lịch sử Paris, đàn lại cất tiếng ngân vang trong các
thánh lễ trọng đại, trong những buổi lễ cầu nguyện thường ngày hay trong những
chương trình hòa nhạc baroque.
HÌNH
:
Đại
Phong Cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris. AP - Christophe Petit Tesson
Để
có được thời khắc tổng giám mục Paris Laurent Ulrich « đánh thức » Đại
Phong Cầm trong lễ mừng Notre Dame de Paris mở cửa trở lại, hôm 07/12/2024, trước
sự chứng kiến của hàng trăm quan khách trong khuôn viên nhà thờ và toàn thế giới,
trong 5 năm qua, trên dưới gần 30 nghệ nhân đã tận tụy trùng tu, phục dựng cây
đàn. Đúng hẹn, Nhà Thờ Đức Bà Paris tìm lại được « hơi thở » và
« tiếng nói ».
Thoát
nạn hỏa thần
Nhạc
sĩ organ Olivier Latry là một trong bốn tay đàn chính thức của Notre Dame de
Paris. Đêm 15/04/2019, cả thế giới đã bất lực hướng về Paris nơi nhà thờ
Gothique cổ kính ngự tọa trên đảo Ile de la Cité từ hơn 800 năm qua, ngùn ngụt
khói lửa, Olivier Latry không tài nào chợp mắt. Hơn ai hết, ông biết rằng cây
« đại phong cầm đẹp nhất thế giới » nguy nga đồ sộ, gắn bó với ông
trên dưới 40 năm, phút chốc có thể chỉ còn là tro bụi.
Là
một trong những người chịu trách nhiệm về công tác phục chế đàn sau hỏa hoạn,
Christian Lutz nói qua về nhạc cụ ngoại hạng gắn liền với Nhà Thờ Đức Bà Paris
như bóng với hình :
«
Nhìn từ góc độ lịch sử, đàn organ ở Notre-Dame de Paris là nhạc cụ quan trọng
vào bậc nhất. 500 năm lịch sử của dòng đại phong cầm tại Pháp tích tụ cả về
đây. Cây đàn này còn là một nhạc cụ quá khổ, với gần 8000 ống, cao như một tòa
nhà ba tầng. Không cây đàn nào khác ở Pháp có được kích cỡ như vậy ».
Những
dữ liệu lịch sử của Notre Dame de Paris cho thấy, từ năm 1357, nhà thờ đã có một
cây đàn ở đúng vị trí như hiện tại … Vóc dáng và bộ mặt của cây đàn ngày nay phần
lớn tồn tại từ những công sức của các nghệ nhân thế kỷ thứ 18 dưới sự điều khiển
của nhà làm đàn và cũng là một kiến trúc sư, với tài trạm trổ ngoại hạng,
Aristide Cavaillé Coll (1811-1899).
Phép
lạ đầu tiên, đó là sau một cuộc đọ sức và đấu trí suốt 15 tiếng đồng hồ, đội
lính cứu hỏa đã khống chế được thần lửa. Notre Dame de Paris bị tổn thương
nhưng vẫn còn đó. Phép lạ thứ hai được ông Bertrand Cattiaux, một « mối
thâm giao » với cây đại phong cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris, nêu bật :
« Đàn
đại phong cầm không bị bén lửa, không bị tạt nước trong công tác dập tắt đám
cháy, nhưng do một phần mái Nhà Thờ Đức Bà bị thủng sau hỏa hoạn, cho nên là
cây đàn bị lộ thiên. Có nghĩa là bị ẩm ướt vào trong mùa đông lạnh giá và bị những
khác biệt về nhiệt độ ngoài trời làm hỏng ».
« Le
Grand Orgue de Notre Dame de Paris » nhìn qua vẫn nguyên vẹn hình hài. Nhạc
sĩ Olivier Latry được an ủi phần nào :
« Thật
là một phép lạ. Với đám cháy như vậy mà hàn thử biểu đặt trong cây đàn cho thấy
nhiệt độ chỉ dừng lại ở 17 độ C hôm Nhà Thờ Đức Bà bị thần hỏa tới thăm. Với
đám cháy như vậy, đàn có thể bị cháy, các ống kim loại có thể bị tan chảy. Lính
cứu hỏa phun nước dập tắt đám cháy có thể làm cho đàn bị ngập nước… Nhưng tất cả
những kịch bản đó đã không hề xảy ra (...) Trong cái rủi có cái may. Đành
rằng sườn trên phần mái nhà thờ đã bị thiêu rụi nhưng giờ đây, Notre-Dame de
Paris lộng lẫy hơn xưa và nhất là nếu không có vụ hỏa hoạn hồi 2019 thì
không thể nào trong 15 ngày mà chúng ta có thể huy động 850 triệu euro để trùng
tu Nhà Thờ Đức Bà Paris »
Organ,
một cỗ máy tinh vi và kỳ diệu
Nhưng
khi đến gần ta sẽ thấy một lớp bụi chì, phủ lên khắp thân đàn, lên toàn bộ
7.952 ống đàn bằng kim loại, 5 bàn phím, trên 110 thanh kéo và cả ở bên trong
cây đàn có kích cỡ đồ sộ như một tòa nhà ba tầng. Như vừa nói ở trên, một phần
nóc nhà thờ bị hư hại, đàn bị lộ thiên, nên lập tức êkip quyết định tháo dỡ từng
bộ phận của đàn, mang về một nơi an toàn để lau rửa, sửa chữa. Phần lớn trong số
gần 8.000 ống kim loại đủ mọi kích cỡ, toàn bộ 19 thùng gỗ với hệ thống thông
gió lâu đời và phức tạp, từng được nhà thiết kế đàn Aristide Cavaillé Coll chế
tạo vào thế kỷ 19, đã được đưa về ba xưởng ở miền nam nước Pháp để trùng tu.
Bertrand
Cattiaux được trưng dụng để phục dựng cây Đại Phong Cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris
trong thời gian ngắn kỷ lục, bởi ông là một phần ký ức của cây đàn :
« Điều
kỳ lạ là nhạc cụ này vừa mong manh như những chiếc vĩ cầm Stradiusvarius, nhưng
lại vừa đồ sộ với kích cỡ như một chung cư. Đây cũng là nhạc cụ duy nhất mà
chúng ta có thể thâm nhập hẳn vào bên trong, di chuyển ngay ở trong lòng ».
Là
một trong số rất ít những nhà nghiên cứu còn nắm giữ bí quyết chế tạo, bảo trì
và khôi phục những cây đại phong cầm trên thế giới, Christian Lutz giải thích
qua về nguyên lý hoạt động của nhạc cụ mà nhiều người nhầm lẫn là « có họ
hàng gần xa với dương cầm » :
« Nhạc
cụ này cực kỳ phức tạp, nhưng cấu trúc của đàn thì lại khá đơn giản : ở tầng
dưới là một hệ thống thổi gió vào các ống đàn. Ở tầng trên là một thùng gỗ để cắm
đủ các loại ống bằng kim loại … Các ống đàn thẳng đứng. Tất cả được kết hợp
với nhau để khi nhạc công nhấn vào phím đàn, hay điều khiển phím ở bàn đạp bên
dưới, thì âm thanh được phát ra từ chiếc ống và đúng với âm điệu mong muốn ».
Không
thuộc bộ gõ như dương cầm, organ có nhiều dàn phím khác nhau và cả dàn phím đạp
chân.
Phép
lạ thứ ba ở đây là mặc dù được thiết kế từ hàng trăm năm, trải qua nhiều thời đại
và thế hệ các nhà chế tạo đàn -facteur d’orgue, vậy mà đến nay trên đất Pháp vẫn
còn có những nghệ nhân nắm giữ từng khâu để phục chế mỗi phụ tùng cần thiết cho
cả một « ngôi nhà cổ » như cây Đại Phong Cầm của Notre Dame de
Paris.
Đôi
tay vàng Nhật Bản
Trong
số những đôi tay vàng ấy, có Itaru Sekiguchi, đến từ thành phố Sendai, Nhật Bản,
vì đam mê đã bỏ lại sứ sở sau lưng. Hơn 40 năm sau ngày đặt chân lên nước Pháp,
Itaru là niềm tự hào của Nhật Bản trực tiếp góp một viên đá vào công trình tái
thiết Notre Dame de Paris.
Năm
lên 10 tuổi, lần đầu tiên đặt chân đến Paris, Itaru bị tiếng đại phong cầm từ
Nhà Thờ Đức Bà thôi miên. Sức lôi cuốn của tiếng đàn còn mạnh hơn cả « một
cú sét ái tình », và cậu bé biết rằng, tương lai của mình sau này sẽ gắn
liền với kinh đô ánh sáng. Mười năm sau anh từ giã gia đình sang « Paris lập
nghiệp ». Tháng 12/2024, 40 năm sau lần hội ngộ với cây đại phong cầm của
Notre Dame de Paris thuở nào, trước ngày Nhà Thờ Đức Bà hồi sinh, Itaru
Sekiguchi kể lại, trong 20 năm định cư trên đất Pháp, anh sống ở vùng Corrèze,
cách xa kinh đô ánh sáng và Nhà Thờ Đức Bà Paris đến hơn 500 km, nhưng chưa bao
giờ rời xa cây đàn organ của Notre Dame.
Itaru
không phải là nhạc sĩ, nhưng đôi bàn tay khéo léo, sự cần cù và tinh tế của một
nghệ nhận đã đưa người con xứ hoa anh đào đến đỉnh cao nghệ thuật bảo trì và
trùng tu đại phong cầm.
Năm
2018, anh chính thức được mời để bảo quản cây đàn organ nổi tiếng nhất của cả
nước Pháp : đêm đêm anh một mình hay cùng một vài đồng nghiệp, đôi khi có
cùng với những nhạc sĩ đại phong cầm, chiếm trọn không gian của Nhà Thờ Đức Bà.
Họ làm việc trong sự im lặng tuyệt đối để chỉnh đàn, để chăm sóc, để được nghe
gần 8000 ống đàn đủ kích cỡ ngân vang, để tìm độ rung và mức chính xác tuyệt đối
…
« Giấc
mơ trở thành hiện thực » nhưng « mộng đã chóng tàn » như chính
Itaru kể lại . Tháng tư 2019, khói lửa trên nóc Nhà Thờ Đức Bà Paris, tháp nhọn
của Notre Dame, kiệt tác của kiến trúc sư Violet le Duc, gẫy đổ :
Sekiguchi tuyệt vọng tưởng chừng thần hỏa khai tử cây « đàn organ đẹp nhất
thế giới », tưởng chừng vĩnh viễn đánh mất mối tình đầu. Chẳng ngờ chỉ ít
tháng sau đó, anh được trao trọng trách mang phép lạ để chiếc đại phong cầm của
Notre Dame de Paris « tìm lại hình hài như xưa ».
Truyền
thống và công nghệ cho một cây đàn
Năm
1992, rồi 2014 đại phong cầm của Notre Dame de Paris đã hai lần được « tự động
hóa và số hóa » tức là đưa công nghệ điện toán vào hệ thống điều khiển đàn. Ông
Christian Lutz nói đến công nghệ mới đã góp thêm những viên đá cho truyền
thống trong ngành « facteur d’orgue » hàng trăm năm :
« Có
hẳn một truyền thống rất lâu đời giữa các nhà chế tạo đàn và cũng có rất nhiều
những nhạc sĩ phong cầm tên tuổi lẫy lừng. Góp thêm một viên gạch nhỏ trong
truyền thống lâu đời đó, dù chỉ là một mắt xích trong cả một chuỗi dài trong
nghệ thuật phong cầm, cũng đủ là vinh dự lớn trong cuộc đời. Đó là điều tôi rất
trân trọng. Một chiếc đại phong cầm ngự tọa trong Nhà Thờ Đức Bà là hiện thân của
cả một sự ưu việt ».
Với
tất cả những ai từng đặt chân đến Notre Dame, điều hiển nhiên nhất đó là
« đàn và Nhà Thờ Đức Bà Paris chỉ là một »:
« Chúng
tôi có mặt ở đây không chỉ để phục dựng một cây đàn, một nhạc cụ tầm thường.
Đích đến sau cùng to lớn hơn nhiều, bởi đại phong cầm là một phần của Nhà Thờ Đức
Bà Paris, là một phần không thể tách rời của một nơi trang nghiêm và linh
thiêng như Notre Dame de Paris ».
Hơi
thở của Paris
Đàn
organ và Nhà Thờ Đức Bà Paris đã chứng kiến biết bao lễ đăng quang thời
phong kiến, rồi trải qua Cuộc Cách Mạng 1789, cho đến ngày Paris vui mừng được
được giải phóng khỏi ách Đức Quốc Xã tháng 8/1944. Cũng cây đàn và Notre Dame
tháng 11/2015 thổn thức khóc hàng trăm nạn nhân loạt khủng bố ở Paris … Dưới
ánh sáng đèn màu nghiêm trang với ba màu xanh trắng đỏ, màu cờ của nước Pháp,
trên lầu cao, nhạc sĩ phong cầm Olivier Latry chơi lại bản La Marseillaise…
Vào
giờ Nhà Thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại tháng 12/2024, Olivier Latry hài lòng
nhận thấy « thanh -sắc » của «Le Grand Orgue de Notre Dame » có
phần hơn xưa:
« Tôi
đã tìm lại được âm thanh của cây đàn như xưa, có chăng là tính truyền âm của
tòa nhà. Trước đây ta nghe rõ từng âm thanh dội vào những cột đá trong khắp
thánh đường. Giờ đây có một sự thay đổi lớn : tiếng ngân tựa như một lớp
sóng tràn đến tận cuối nhà thờ. Chúng tôi phải học để làm quen với tính truyền
âm đó, nhất là khi đã bố trí thêm nội thất trong nhà thờ và có đông khách
thập phương ».
«
Phúc lớn » cho một cây đàn lớn
Nếu
thực sự mê tín dị đoan hay tin vào một sức mạnh vô hình nào đó, có thể nói « mạng »
của cây Đại Phong Cầm ở Nhà Thờ Đức Bà Paris rất lớn : Trong cuộc Cách Mạng
Pháp, là biểu tượng của chế độ quân chủ, đàn được chơi trong những dịp lễ đăng
quang, hay để cử hành tang lễ cho nhà vua, cử hành những thánh lễ trọng đại,
đàn đã xuýt bị « tầng lớp bình dân » khai tử. Thế nhưng nhờ một nhạc
sĩ nhanh trí ngẫu hứng chơi bản nhạc mà sau này trở thành quốc ca của Pháp La
Marseillaise. « Khúc hát quân hành » của nhà soạn nhạc Rouget de
Lisle vô hình chung đã cứu đàn thoát nạn. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Nhà Thờ Đức
Bà Paris và cây đàn hàng trăm năm tuổi như được một bàn tay vô hình bảo vệ, đứng
ngoài những trận oanh kích của Đức Quốc Xã.
Một
ngày sau khi tướng de Gaulle tuyên bố « Paris outragé ! Paris brisé !
Paris martyrisé ! Mais Paris libéré ! », hai triệu người
dân Paris tràn ngập đường phố. Bài thánh ca Te Deum, một lời Tạ Ơn
đã vang lên từ cây đại phong cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris chào mừng một ngày mới.
=====================
Nhà
thờ Đức Bà Paris lần đầu tiên mở cửa dịp Noel kể từ năm 2019
Trọng Thành
- RFI
Đăng
ngày: 24/12/2024 - 14:23
Tối nay,
24/12/2024, lần đầu tiên kể từ vụ hỏa hoạn năm 2019, Nhà thờ Đức Bà Paris lại mở
cửa trở lại cho công chúng vào dịp Giáng Sinh.
HÌNH :
Con
phố bên cạnh Nhà thờ Đức Bà Paris được trang hoàng đèn đêm Giáng Sinh, ngày
16/12/2019. AP - Michel Euler
Theo
AFP, tổng giám mục Paris, Laurent Ulrich, trong một thông báo hôm nay, đã vinh
danh những người đóng góp vào công trình phục dựng nhà thờ, « đã giúp những đau
buồn 5 năm do vụ hỏa hoạn tan biến đi, để chỉ còn lại niềm vui hội ngộ, niềm
vui được một lần nữa sống trong ngôi nhà chung, ngôi nhà của Chúa ».
Trong
ngày hôm nay, ngày đầu tiên mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà, kiệt tác nghệ thuật
Gothic hơn 860 năm tuổi, có ba thánh lễ được tổ chức vào lúc 16 giờ, 18 giờ và
20 giờ, giờ địa phương. Sau phần trình diễn âm nhạc với sự tham gia của ca đoàn
Notre-Dame, thánh lễ truyền thống Giáng Sinh, do đức cha Laurent Ulrich chủ
trì, sẽ bắt đầu đúng nửa đêm. Ngày mai, ngày Noel, tổng giám mục Paris sẽ chủ
trì thánh lễ vào lúc 11 giờ, được truyền qua kênh truyền hình công France 2.
Vào
nhà thờ không phải đăng ký trước, nhưng nhà của Notre-Dame de Paris khuyến cáo
nên đến sớm 30 phút trước giờ thánh lễ, đồng thời « cần chuẩn bị tinh thần là
dòng người xếp hàng dự kiến sẽ rất dài và có thể không vào được nhà thờ ». Về
nguyên tắc, Nhà thờ Đức Paris được phép đón nhận 2.700 người cùng lúc.
Nhà
thờ Đức Bà Paris chính thức mở cửa trở lại hôm 07/12/2024, sau 5 năm phục dựng
với chi phí 700 triệu euros. Hàng chục lãnh đạo các nước tham dự lễ mở cửa lại
công trình văn hóa – lịch sử này, trong đó có tổng thống đắc cử Mỹ Donald
Trump, lãnh đạo Ukraina Volodymyr Zelensky.
Trên
đài Radio Notre-Dame, hôm Chủ nhật 22/12, tổng giám mục Paris nhấn mạnh, tiếp
theo một năm 2024 « đầy lo âu, năm mà viễn cảnh tương lai trở nên ảm đạm hơn,
không cho phép nhiều người được sống trong an bình », « dịp Giáng Sinh năm nay
là một dịp đặc biệt để bày tỏ lòng kính Chúa, thương người », « niềm tin Thiên
Chúa không rời bỏ chúng ta ». Tổng giám mục Laurent Ulrich đặc biệt lưu ý đến
tình hình chính trị « khó khăn, hết sức phức tạp », tình hình « cực kỳ bi thảm
» tại lãnh thổ hải ngoại Pháp Mayotte sau trận bão Chido và cũng không thể quên
« Palestine, Liban, Ukraina, và nhiều xứ sở khác đang chìm trong hỗn loạn… ».
================
Truyền
thống Giáng Sinh tại nhiều vùng ở Pháp: Không ông già Noel hay gà tây
Minh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 24/12/2024 - 11:00 - Sửa đổi ngày: 24/12/2024 - 11:17
Hình ảnh
ông già Noel cưỡi chiếc xe tuần lộc, hay một bàn tiệc thịnh soạn với con gà tây
béo ngậy và chiếc bánh khúc cây được trang trí đẹp mắt, từ lâu đã trở thành những
biểu tượng của Giáng Sinh. Tuy nhiên, tại nhiều vùng ở Pháp, người dân lại chào
đón ngày lễ này theo cách thức rất riêng biệt, pha trộn tín ngưỡng với văn hoá
của từng địa phương. Nhân dịp Giáng Sinh năm nay, RFI mời quý vị cùng khám phá
những phong tục độc đáo này.
HÌNH
:
Người
dân tham gia bơi đua Giáng sinh ở Biarritz, tây nam nước Pháp, ngày 24/12/2022. AP
- Bob Edme
Muốn
gặp "dì Noel", hãy tới Franche-Comté
Ông
già Noel là một nhân vật không thể thiếu trong lễ Giáng Sinh. Nhắc tới Noel, ai
cũng nghĩ tới một ông lão to lớn, râu tóc bạc trắng với bộ quần áo đỏ đặc
trưng? Tuy nhiên, tại nhiều vùng ở Pháp, lễ Giáng Sinh trong truyền thống lại
không hề có sự xuất hiện của ông già Noel. Vậy ai sẽ là người phát quà cho những
đứa trẻ?
Tại Franche-Comté,
phía đông nước Pháp, người đảm nhiệm vai trò đó sẽ là “Dì Arie” (Tante Arie).
“Dì Arie” là hiện thân của công tước Henriette xứ Montbéliard. Sau
khi người chồng qua đời vào năm 1419, Henriette trở thành người cai trị
duy nhất trên vùng đất của mình. Bà đã trị vì với tấm lòng nhân ái suốt 25
năm và luôn hào phóng với người dân trong vùng. Chính nhờ danh
tiếng ấy mà truyền thuyết về "Dì Arie" đêm Giáng Sinh đã ra
đời.
Truyền
thuyết kể rằng bà thường ăn mặc như một người nông dân, sau đó đi dạo cùng
với con lừa của mình khắp xứ Montbéliard. Trong đêm Giáng Sinh, bà sẽ đi phát
những chiếc tai lừa và các món quà, tùy theo cách hành xử của mỗi đứa
trẻ mà bà gặp. Lúc không đi dạo, bà sẽ nghỉ ngơi ở hang động của
mình, trong một vách đá ở Combe Noire, bên dãy núi Jura.
Còn
theo truyền thống tại Bourgogne, không có ông già Noel mà chỉ có “Ông già
Tháng Một” (Père Janvier). Truyền thống này đã xuất hiện từ những năm
1930. Theo đó, “Ông già Tháng Một” cũng phát quà cho những đứa trẻ ngoan qua ống
khói lò sưởi như ông già Noel, nhưng điều khác biệt là ông sẽ phát vào ngày cuối
cùng của năm, chứ không phải đêm Giáng Sinh. Trong cuốn Folklore
du Nivernais et du Morvan, tác giả Jean Drouillet kể rằng: "Vào
tối 31/12, trẻ em sẽ để giày hoặc guốc của mình dưới chân lò sưởi," chờ
đợi sự xuất hiện của “Ông già Tháng Một”. Sáng hôm sau, khi thức dậy,
chúng sẽ tìm thấy những món quà như "những chiếc kẹo có hình chú
lính, hình con mèo, con thỏ hay những món đồ chơi, v.v",
tất cả những thứ mà cửa hàng tạp hóa trong làng có thể cung cấp.
Ngán
gà tây, hãy tới Bourgogne và Alsace
Vì
nếu bạn tới ăn tiệc Giáng Sinh với người dân ở Bourgogne, bạn sẽ được họ chiêu
đãi món ốc sên trứ danh. Thật ra nguồn gốc của truyền thống này có lẽ
bắt nguồn từ vùng Provence, phía nam nước Pháp. Theo nhà nhân chủng
học Nadine Crétin, vào thế kỷ 20, người ta có thói quen “ăn chay”
trước thánh lễ đêm Giáng Sinh, tức là ăn “tất cả những món không có thịt hay
mỡ”. Các gia đình thường lựa chọn những món như súp, cá và rau củ.
Thói quen ăn ốc sên Giáng Sinh có thể bắt nguồn từ đó. Chỉ sau khi thánh lễ
kết thúc, một bữa tối thịnh soạn hơn mới được dọn lên, với điểm nhấn là các món
thịt béo ngậy.
Vậy tại
sao truyền thống ăn ốc sên Giáng Sinh lại “di cư” lên vùng
Bourgogne-Franche-Comté? Có lẽ do ốc sên là đặc sản của vùng này. Với người dân
nơi đây, món ốc sên Bourgogne là một niềm tự hào lớn. Corine Rubod, một người
nuôi ốc sên ở vùng này, cho biết : “Ở đây, chúng tôi ăn ốc sên suốt
năm, nhưng doanh thu bán ốc sên cao nhất là vào dịp cuối
năm, chiếm từ 60 đến 70% tổng doanh thu của chúng tôi.”
Còn
tại Alsace, người ta lại ăn hàu vào đêm Giáng Sinh. Cũng theo bà Crétin, bữa
ăn đêm Giáng Sinh tại Pháp có khi còn bị ảnh hưởng bởi các
thói quen có nguồn gốc từ phương Đông. Ví như “ở Alsace, bữa
ăn Giáng Sinh phải bao gồm các yếu tố của nước, đất và trời. Ngày đó, người
ta chọn cá chép nhồi làm đại diện cho yếu tố nước”. Sau đó, theo
thời gian, họ đổi sang ăn hàu. Lý giải về việc này, nhà sử học Loïc
Bienassis giải thích: để một sản phẩm trở thành món ăn lễ hội, nó phải đủ
đắt đỏ để giữ được tính đặc biệt, nhưng cũng đồng thời không được quá đắt
để ai cũng mua được. Hàu, cũng như sò điệp hay tôm hùm, là những ví dụ điển
hình. Đồng thời, theo ông, nó cũng phải có sẵn đủ số lượng để đáp ứng
nhu cầu tăng cao trong một thời điểm nhất định trong năm.
Chán
ăn bánh khúc cây, hãy tới Normandie hay Provence
Một
trong những tục lệ Giáng Sinh nổi bật nhất tại vùng
Normandie là truyền thống về “bûche de Noël”. Ngày nay, mỗi khi nhắc
tới “bûche de Noël”, người ta lại liên tưởng ngay tới món tráng miệng ngọt
ngào được trang trí như một khúc gỗ. Tuy nhiên, tại vùng phía bắc này của Pháp,
“bûche de Noël” là một khúc cây thật sự. Khúc gỗ này luôn là khúc lớn nhất mà
người ta có thể tìm được, đó là phần lớn nhất của thân cây, hoặc thậm chí
là gốc cây. Cần lưu ý rằng không phải bất kỳ khúc gỗ nào cũng được chọn để
làm bûche. Nguyên thủy của truyền thống này là người dân thường sử dụng các
loại cây ăn quả như cây anh đào hay cây táo.
Khúc
gỗ sau đó sẽ “được thanh tẩy bằng lửa”, có nghĩa là được đặt vào lò
sưởi. Theo truyền thống, khúc gỗ phải cháy trong suốt 3 ngày và đó cũng là lý
do tại sao họ phải chọn khúc cây lớn nhất có thể tìm thấy. Sau đó, các gia đình
tụ tập quanh lò sưởi cho đến khi phải đi lễ đêm Giáng Sinh. Chính bên bếp lửa hồng,
người ta cầu nguyện, rồi kể cho nhau nghe những câu chuyện huyền
bí về Giáng Sinh, những truyền thống đã được truyền lại cho đến ngày nay.
Ngoài
ra, nếu muốn thưởng thức chiếc bánh khúc cây trong dịp Giáng Sinh, bạn cũng
không nên tới vùng Provence. Nơi đây người ta sẽ chuẩn bị tới 13 món tráng miệng
trong thực đơn, nhưng bạn sẽ không thể tìm thấy chiếc bánh này trong danh sách.
Sở dĩ có tới 13 món tráng miệng là vì người dân muốn tưởng nhớ tới bữa Tiệc Ly
trong Thánh Kinh, với 13 người tham dự, gồm 12 tông đồ và Chúa Giêsu.
Trong số
13 món này bao gồm 4 loại "pachichòis" theo tiếng địa
phương, bao gồm quả vả, nho khô, hạnh nhân, óc chó hoặc hạt dẻ, đại diện
cho 4 dòng tu chính : Dòng Phanxicô, Dòng Augustinô, Dòng Đa Minh và Dòng
Cát Minh. Ngoài ra còn có những loại trái cây tươi như nho, dưa,
cam... và các loại kẹo nougat, còn được gọi là kẹo hạnh
phúc, là sự nhắc nhở về món quà dâng lên Chúa. Và cuối cùng là bánh dầu
(pompe à l'huile). Theo truyền thống, người ta không cắt bánh này, mà
thay vào đó là “bẻ bánh”, (rompre), giống như Chúa Giêsu đã làm
trong bữa ăn tối cuối cùng. Những món tráng miệng này còn thể hiện một
phần truyền thống của người dân Địa Trung Hải, những người thường chia
sẻ đồ ngọt để làm quen.
Muốn
tắm biển ngày Giáng Sinh, hãy tới Nice
Thành
phố Nice, phía nam nước Pháp, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển xinh đẹp
bên bờ Địa Trung Hải, mà còn được biết đến với một nghi lễ đón Giáng Sinh độc
đáo: Người dân nơi đây mặc trang phục lễ hội hoặc mặc đồ bơi với chiếc mũ
ông già Noel trên đầu và nhảy xuống biển, bất chấp cái lạnh của
mùa đông. Theo trang báo Nice Presse, truyền thống này bắt nguồn
vào năm 1763, khi Tobias George Smollett, một nhà văn người Scotland, đến
thủ phủ của vùng Côte d'Azur. Tại đây, ông đã thực hành tắm biển vào mùa đông.
Việc tắm trong nước lạnh này có nguồn gốc từ các thuỷ liệu pháp có từ thời
cổ đại, theo đó nước có nhiệt độ thấp được cho là có tác dụng chữa bệnh. Thói
quen này dần dần lan rộng và trở nên phổ biến, cho đến khi trở thành biểu tượng
như ngày nay.
Ngoài
ra, cũng có ý kiến khác cho rằng việc tắm biển Giáng Sinh, hay “bain
de Noël” ở Nice, có nguồn gốc từ những truyền thống cổ xưa ở vùng
Địa Trung Hải và Provence. Theo tín ngưỡng dân gian, việc tắm biển vào ngày
Giáng Sinh mang lại may mắn và là một cách để thanh tẩy cơ thể và linh hồn, chuẩn
bị cho một năm mới tốt lành. Thói quen này đặc biệt phổ biến trong giới ngư
dân, vì họ tin rằng tắm biển vào dịp này sẽ mang lại sự tươi mới và phúc
lành.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Thể thao
Tinh
thần thể thao vào mùa Giáng Sinh tại Pháp
Tạp
chí Đặc biệt
450
năm chợ Noël Strasbourg, cổ nhất nước Pháp
Tạp
chí Việt Nam
Nhà
Thờ Lớn Hà Nội - Công trình kiến trúc lớn nhất Hà Nội cuối thế kỷ 19
===========================
Vatican :
Giáo hoàng vẫn cử hành thánh lễ mừng Giáng sinh và Năm thánh 2025 dù suy yếu
Chi Phương - RFI
Đăng
ngày: 24/12/2024 - 14:15
Tối
nay, 24/12/2024, Tòa thánh Vatican sẽ bắt đầu thánh lễ đêm Giáng Sinh sớm :
Ngay từ 19 giờ, giáo hoàng Phanxicô sẽ mở cánh cửa thánh tại Vương cung thánh
đường Thánh Phêrô, mở ra một năm thánh (Jubilé), trong bối cảnh sức khỏe của vị
lãnh đạo Giáo hội, nay đã 88 tuổi, ngày càng đáng lo ngại.
HÌNH
:
Màn
hình ở Quảng trường Thánh Phêrô tại Vatican chiếu cảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô
đọc lời cầu nguyện buổi trưa, sau khi ngài quyết định không trực tiếp xuất hiện,
ngày 22/12/2024. AP - Andrew Medichini
Theo
truyền thống Công giáo, đại lễ được cử hành 25 năm một lần dự trù thu hút hơn
34 triệu người hành hương đến Roma để được sám hối, chuộc tội. Từ Roma, thông
tín viên Cyprien Viet tường trình :
« Sau đại
lễ Năm Thánh (Jubilé) 2000 do giáo hoàng Gioan Phaolô Đệ nhị chủ
trì khi ngài đang chịu nhiều đau đớn, Năm thánh 2025 được mở ra trong bầu
không khí đầy lo lắng về sức khỏe của giáo hoàng Phanxicô, trong khi các lễ đánh
dấu Năm Thánh sẽ kéo dài đến ngày 06/01/2026. Chủ Nhật vừa qua, do bị suy
giảm chức năng hô hấp, giáo hoàng buộc phải đọc kinh cầu nguyện
từ nhà thờ nơi ngài ở, chứ không phải từ cửa sổ của Điện Tông Tòa (Phủ giáo
hoàng) theo truyền thống của Vatican.
Gương
mặt ngài vẫn bị tụ máu sau khi bị ngã, nhưng ngài vẫn đảm
nhiệm lịch trình dày đặc trong những tuần qua, đặc biệt là chuyến đi
tới đảo Corse ngày 15/12. Trong chuyến thăm này, giáo hoàng đã không thể họp
báo theo dự trù.
Tuy
ngồi trên xe lăn, giáo hoàng vẫn bày tỏ sự quan tâm đến những
người bị đẩy ra bên lề xã hội. Sau lễ ban phép lành Urbi và
Orbi dịp Giáng sinh vào ngày mai, trước những giáo dân tập hợp tại
quảng trường Thánh Phêrô, giáo hoàng Phanxicô sẽ đến Roma vào thứ Năm để mở một
cách cửa thánh khác trong nhà tù Rebibbida, nơi mà cố giáo hoàng Gioan
Phaolô Đệ nhị đã tha thứ cho kẻ khủng bố đã cố ám sát ngài vào năm 1981
nhưng bất thành ».
==================
Tàu
chở hàng của Nga chìm ở Địa Trung Hải sau vụ nổ
24/12/2024
https://www.voatiengviet.com/a/tau-cho-hang-cua-nga-chim-o-dia-trung-hai-sau-vu-no/7912630.html
Một
tàu chở hàng của Nga có tên Ursa Major đã chìm ở Biển Địa Trung Hải trong đêm
sau một vụ nổ xé toạc phòng máy và hai thành viên thủy thủ đoàn vẫn đang mất
tích, theo Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm 24/12.
https://gdb.voanews.com/e3bdf1f6-81f4-4efe-a77b-9ac6f4ef4d26_cx0_cy45_cw0_w1023_r1_s.jpg
Tàu
chở hàng Ursa Major của Nga, mà Bộ Ngoại giao Nga cho biết đã chìm ở Biển Địa
Trung Hải giữa Tây Ban Nha và Algeria sau một vụ nổ trong phòng động cơ, trong
hình ảnh từ video được công bố ngày 23/12/2024.
Con
tàu được đóng vào năm 2009 và được điều hành bởi Oboronlogistika, một công ty
thuộc hoạt động xây dựng quân sự của Bộ Quốc phòng Nga. Bộ này trước đó nói rằng
nó đang trên đường đến cảng Vladivostok ở miền Viễn Đông của Nga với hai cần cẩu
cảng khổng lồ được thắt chặt vào boong tàu.
Trung
tâm khủng hoảng của Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố rằng 14 trong
số 16 thành viên thủy thủ đoàn của con tàu đã được cứu và đưa đến Tây Ban Nha,
nhưng hai người vẫn đang mất tích. Trung tâm không nói rõ nguyên nhân gây ra vụ
nổ phòng máy.
Hãng
thông tấn nhà nước RIA trích dẫn lời đại sứ quán Nga tại Tây Ban Nha cho biết họ
đang xem xét tình hình của vụ chìm tàu và đã liên lạc với chính quyền Tây Ban
Nha.
Oboronlogistika
và SK-Yug, một công ty mà LSEG liệt kê là một phần của nhóm và là chủ sở hữu
cũng như là nhà điều hành trực tiếp của con tàu, đã từ chối bình luận về vụ
chìm tàu. Cả hai thực thể này đều bị Hoa Kỳ trừng phạt vào năm 2022 vì có quan
hệ với quân đội Nga cũng như chính tàu Ursa Major.
Đoạn
video chưa được xác minh về cảnh con tàu nghiêng mạnh về mạn phải với mũi tàu
thấp hơn nhiều so với bình thường đã được một tàu đi qua quay vào ngày 23/12 và
được công bố trên kênh tin tức life.ru của Nga hôm 24/12.
Dịch
vụ cứu hộ hàng hải của Tây Ban Nha cho biết họ đã nhận được tín hiệu cấp cứu từ
tàu Ursa Major vào ngày 23/12 khi nó nằm cách bờ biển Almeira khoảng 57 dặm.
Cơ
quan này nói rằng họ đã liên lạc với một con tàu gần đó và báo cáo về điều kiện
thời tiết xấu, có một xuồng cứu sinh trên mặt nước và cho biết tàu Ursa Major
đang nghiêng về mạn phải.
Hai
tàu và một trực thăng đã được điều đến hiện trường và 14 thành viên thủy thủ
đoàn sống sót đã được đưa đến cảng Cartagena của Tây Ban Nha.
Thủy
thủ đoàn được trích lời cho biết con tàu đã chở các container rỗng cũng như hai
cần cẩu cảng trên boong.
Báo
cáo cho biết một tàu chiến của Nga sau đó đã đến hiện trường và phụ trách các
hoạt động cứu hộ.
Chìm
tàu
Oboronlogistika,
chủ sở hữu cuối cùng của con tàu, cho biết trong một tuyên bố đưa ra hôm 20/12
rằng con tàu, mà dữ liệu của LSEG cho thấy trước đây được gọi là Sparta III
cùng với những tên khác, đã chở các cần cẩu cảng chuyên dụng sắp được lắp đặt tại
cảng Vladivostok cũng như các bộ phận cho tàu phá băng mới.
Trong
đoạn phim video chưa được xác minh, có thể thấy hai cần cẩu khổng lồ thắt chặt
vào boong tàu.
Dữ
liệu theo dõi tàu của LSEG cho thấy con tàu khởi hành từ cảng St. Petersburg của
Nga vào ngày 11/12 và lần cuối cùng được nhìn thấy khi đang gửi tín hiệu vào
lúc 22 giờ 04 GMT ngày 23/12 giữa Algeria và Tây Ban Nha, nơi nó bị chìm.
Khi
rời St. Petersburg, nó đã ra tín hiệu rằng cảng tiếp theo của nó là cảng
Vladivostok của Nga, không phải cảng Tartous của Syria mà nó đã từng ghé qua
trước đây.
Riêng
cơ quan tình báo quân sự HUR của Ukraine – chuyên theo dõi hoạt động của tàu
Nga – đã cho biết trong một bài đăng trên kênh Telegram chính thức của mình vào
ngày 23/12 rằng một tàu chở hàng khác của Nga, có tên là Sparta, đã tạm thời gặp
sự cố kỹ thuật ngoài khơi bờ biển Bồ Đào Nha.
HUR
cho biết trong một bản cập nhật rằng thủy thủ đoàn của Sparta đã khắc phục sự cố
và con tàu đang trên đường đến Syria để thu thập thiết bị quân sự và đạn dược
sau khi đồng minh thân cận của Nga là Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.
Reuters
không thể xác minh các khẳng định của HUR về điểm đến hoặc nhiệm vụ của tàu
Sparta.
===============
Tòa Nga kết án công
dân Mỹ 15 năm tù vì tội làm gián điệp
Người Việt Online
December
24, 2024 : 11:02 AM
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/toa-nga-ket-an-cong-dan-my-15-nam-tu-vi-toi-lam-gian-diep/
MOSCOW,
Nga (NV) –
Một công dân Mỹ gốc Nga,
đang ngồi tù ở Nga vì tội hối lộ, vừa bị kết án thêm 15 năm tù vì tội làm gián
điệp, báo chí Nga đưa tin hôm Thứ Ba, 24 Tháng Mười Hai, theo AP và Reuters.
Tháng
Tám năm ngoái, ông Gene Spector, bị tòa án thủ đô Moscow truy tố tội làm gián
điệp. Phía Nga không công bố chi tiết vụ này.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/12/TS-toa-nga-1536x1024.jpg
Cảnh
sát Nga đứng gác trước tòa án thủ đô Moscow. (Hình minh họa: Natalia
Kolesnikova/AFP via Getty Images)
Trước
đó, hồi Tháng Chín, 2022, ông Spector, cựu chủ tịch công ty thiết bị y tế
Medpolymerprom Group, lãnh án ba năm rưỡi tù vì tội hối lộ bà Anastasia
Alekseyeva, phụ tá của ông Arkady Dvorkovich, cựu phó thủ tướng Nga. Ông
Spector nhận tội trong vụ này.
Tháng
Tư năm nay, bà Alekseyeva bị kết án 12 năm tù vì tội nhận hối lộ là hai chuyến
đi chơi ngoại quốc đắt tiền.
Ông
Dvorkovich làm phó thủ tướng Nga thời Thủ Tướng Dmitry Medvedev từ năm 2012 tới
2018. Hiện tại, ông làm chủ tịch liên đoàn cờ vua quốc tế FIDE. (Th.Long) [qd]
No comments:
Post a Comment