Monday 12 August 2024

BIỂN ĐÔNG : TRUNG QUỐC ÁP DỤNG 'CHIA ĐỂ TRỊ', VIỆT NAM VÀ PHILIPPINES NÊN LÀM GÌ? (BBC News Tiếng Việt)

 



Biển Đông: Trung Quốc áp dụng 'chia để trị', Việt Nam và Philippines nên làm gì?

BBC News Tiếng việt

12 tháng 8 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cwy3py7xj1no

 

Các nhà phân tích nhận định Trung Quốc sẽ tăng cường chiến lược "chia để trị" trong khu vực sau khi Việt Nam và Philippines lần đầu tập huấn chung trên Biển Đông. Nước này cũng "cảnh giác" khi Nhật Bản có những động thái tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam và Philippines.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/c4c4/live/fcd94f30-5851-11ef-b2d2-cdb23d5d7c5b.jpg.webp

Tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam

 

Chiến thuật "chia để trị" có thể bao gồm các biện pháp kinh tế và ngoại giao để trừng phạt các quốc gia vi phạm các ranh giới không thành văn; và những ưu đãi về thương mại, đầu tư để dụ dỗ các quốc gia nhỏ hơn và yếu hơn nhằm mở rộng ảnh hưởng, theo CNN.

Trên Biển Đông, "lợi ích của Trung Quốc là một Đông Nam Á bị chia rẽ," nhà phân tích địa chính trị Don McLain Gill thuộc trường Đại học De La Salle ở Manila (Philippines) nhận định với BBC Tiếng Việt vào hôm 6/8.

 

 

Cuộc tập huấn 'lịch sử'

 

Cuộc tập huấn hôm 9/8 giữa Việt Nam và Philippines được nhiều nhà quan sát trong khu vực nhận định là dấu mốc "lịch sử".

 

Tàu CSB 8002 dài 90 mét của Việt Nam đã cập cảng Manila hôm 5/8, cùng với tàu tuần tra ngoài khơi BRP Gabriela Silang của Philippines tham gia diễn tập mô phỏng về chữa cháy, cứu nạn và ứng phó y tế.

 

Trang Nikkei Asia đánh giá sự kiện này là "đỉnh cao" tính tới nay của thỏa thuận hợp tác hàng hải mà hai nước đã ký hồi đầu năm 2024.

 

Chuẩn đô đốc Armand Balilo từ Cảnh sát biển Philippines cũng nói đây là cuộc tập huấn lịch sử khi trả lời các phóng viên.

 

"Cuộc tập huấn chung giữa cảnh sát biển Philippines và Việt Nam cho thấy một bước phát triển quan trọng trong hợp tác giữa các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông," ông Gill nhận xét.

 

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc sẽ không nhìn nhận cuộc tập huấn này một cách tích cực và sẽ cố gắng để gây áp lực tối đa lên từng nước, theo các nhà quan sát.

 

Trung Quốc sẽ kiếm cớ để cảm thấy "bị xúc phạm" trước sự hợp tác của các quốc gia ASEAN có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông, ông Julio Amador, Tổng giám đốc điều hành của công ty tư vấn Amador Research Services tại Manila, nói với Nikkei.

 

 

Chia để trị

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/a0a5/live/019aad30-5865-11ef-8f0f-0577398c3339.jpg.webp

Cảnh sát biển Philippines và Việt Nam tập huấn chung trên biển vào hôm 9/8  (TED ALJIBE/AFP/Getty Images)

 

Khi Việt Nam và Philippines xích lại gần nhau bằng cách thắt chặt các mối quan hệ quân sự, một phần để tăng cường năng lực quản lý tranh chấp trên biển, Trung Quốc sẽ áp dụng chiến lược "chia để trị" trong việc giải quyết mâu thuẫn với hai nước này trên Biển Đông, theo một bài viết trên South China Morning Post (SCMP) hôm 12/8.

 

Bắc Kinh sẽ điều chỉnh các chính sách để phù hợp với cách tiếp cận quyết đoán của Philippines và cách tiếp cận "kín đáo" của Việt Nam trong khu vực, theo các nhà phân tích.

 

"Trung Quốc sẽ muốn giải quyết song phương với từng quốc gia tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông để có thể gây áp lực tối đa lên từng nước," nhà phân tích Don McLain Gill nói với BBC Tiếng Việt hôm 12/8.

 

Ông lý giải:

"Nếu Philippines và Việt Nam đạt được thỏa thuận chung, Bắc Kinh chắc chắn sẽ phải đối phó với cả hai nước cùng lúc khi tìm cách bành trướng, khiến việc này trở nên khó khăn hơn cho chính họ. Trung Quốc được hưởng lợi từ việc thiếu các thỏa thuận giữa các nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo."

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats