Vắng
các nước ‘‘phương Nam’’ chủ chốt, Hội nghị hòa bình cho Ukraina khó đạt mục
tiêu
Trọng
Thành - RFI
Đăng
ngày: 14/06/2024 - 15:48
Hội
nghị vì hòa bình cho Ukraina, tổ chức tại Thụy Sĩ, sẽ diễn ra trong hai ngày,
15 và 16/06/2024. Hội nghị dự kiến, sẽ có sự tham dự của đại diện khoảng 90 quốc
gia, từng được kỳ vọng sẽ là một bước tiến đáng kể trong quá trình tìm kiếm hòa
bình cho Ukraina, nạn nhân của cuộc xâm lược Nga. Tuy nhiên, theo giới quan
sát, sự vắng mặt của nhiều quốc gia ‘‘phương Nam’’ chủ chốt khiến cho mục tiêu
gia tăng áp lực với Nga là điều khó thực thi.
Địa
điểm tổ chức Hội nghị Hòa bình Ukraina, ở Buergenstock, Thụy Sĩ. Ảnh chụp ngày
13/06/2024. AP - Urs Flueeler
Kể
từ khi Thụy Sĩ chấp nhận đăng cai tổ chức Hội nghị vì Hòa bình cho Ukraina,
chính quyền Kiev đã gia tăng các nỗ lực ngoại giao để thu hút sự tham gia của
đông đảo các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ukraina hy vọng sự hiện diện của
các cường quốc ‘‘phương Nam’’, bên ngoài đồng minh phương Tây, tại hội nghị ở
Bürgenstock, sẽ làm gia tăng áp lực lên Nga.
Tuy
nhiên, các vận động ngoại giao của Kiev đã không mang lại kết quả mong muốn.
Khoảng một nửa trong số 90 quốc gia tham gia hội nghị là các nước châu Âu, vốn
là đồng minh của Ukraina. Đa số các quốc gia phương Nam chủ chốt không nhận lời
mời tham dự hội nghị, cụ thể là Indonessia, Ai Cập, Nam Phi, Ả Rập Xê Út…. Ấn Độ
cũng vắng mặt. Brazil chỉ cử đại diện ở cấp đại sứ, với tư cách quan sát viên.
Trung Quốc tuyên bố một hội nghị tìm kiếm hòa bình vắng mặt một bên tham chiến,
là Nga, sẽ không có ý nghĩa gì. Trừ phi có bất ngờ vào phút chót, hiện tại Bắc
Kinh không có ý định cử đại diện tham gia.
Kỳ
vọng của Kiev
Kỳ
vọng của Kiev là hội nghị ở Thụy Sĩ sẽ là cơ hội để các bên tham dự ‘‘thống nhất
về các nguyên tắc’’ giúp chấm dứt chiến tranh. Đối với tổng thống Ukraina,
hội nghị Thụy Sĩ chính là ‘‘cơ hội thực sự đầu tiên để xác lập một nền hòa bình
công bằng’’, và Matxcơva có thể tham gia vào các đàm phán tìm giải pháp để kết
thúc chiến tranh tại Ukraina trong giai đoạn tiếp theo, sau khi quốc tế ‘‘thống
nhất một kế hoạch chung’’ tại hội nghị Thụy Sĩ. Sự vắng mặt của các quốc
gia chủ chốt ‘‘phương Nam’’ khiến kế hoạch dự kiến nói trên ít mang tính đại diện
cho cộng đồng quốc tế hơn.
Hố
sâu ngăn cách ngày càng lớn giữa các nước phương Tây với phần còn lại của thế
giới. Đại đa số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược
Ukraina của Nga, nhưng đại đa số các nước phương Nam không tham gia vào các biện
pháp trừng phạt của phương Tây chống Nga. Đa số các quốc gia phương Nam chủ chốt
không muốn chọn bên, mà chỉ có ý định đóng vai trò trung gian cho các đàm phán
giữa Ukraina và Nga.
Đa
số các nước ''Phương Nam'' không muốn chọn bên
Thổ
Nhĩ Kỳ có mặt tại Hội nghị. Ankara từng là quốc gia chủ nhà nơi diễn ra các đàm
phán giữa Nga và Ukraina trong những tháng đầu chiến tranh. Theo chuyên gia
Anna Jacob, viện tư vấn International Crisis Group, Ả Rập Xê Út muốn ‘‘duy trì
vị thế của một nước trung lập, để có thể đóng vai trò trung gian trong các đàm
phán’’ giữa Ukraina và Nga sau này. Trước thềm hội nghị, ngày 23/05, Brazil
và
Trung Quốc ra một tuyên bố chung 6 điểm về cuộc chiến Nga chống Ukrainna, nhấn
mạnh đến việc ‘‘không mở rộng chiến sự’’, ‘‘không sử dụng vũ khí hủy diệt hàng
loạt’’, nhưng không nói đòi Nga rút quân khỏi các vùng chiếm đóng tại Ukraina.
Tuy
nhiên sự vắng mặt của nhiều quốc gia phương Nam chủ chốt không có nghĩa là Hội
nghị vì Hòa bình cho Ukraina, do Thụy Sĩ đăng cai là vô nghĩa. Hội nghị này ít
nhất cũng là dịp để Kiev và các đồng minh siết chặt đoàn kết, để khẳng định một
số điểm, trong ‘‘kế hoạch hòa bình của Kiev’’, được coi là có khả năng đạt đồng
thuận cao. Cụ thể trong các vấn đề dễ nhận được sự ủng hộ của các nước
phương Nam, như bảo đảm an toàn cho lưu thông hàng hải tại Biển Đen, để
Ukraina có thể tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc, điều có ý nghĩa quan trọng đối với
an ninh lương thực toàn cầu, hay bảo đảm an toàn cho nhà máy điện nguyên tử lớn
nhất châu Âu ở Zaporijjia.
Tương
quan lực lượng trên chiến trường là căn bản
Chính
quyền Thụy Sĩ dự kiến thông cáo chung của hội nghị vì hòa bình công bằng và bền
vững cho Ukraina sẽ dựa trên kế hoạch 10 điểm của Kiev, và các nguyên tắc của
Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Nga cương quyết không từ bỏ các yêu sách
tại Ukraina, và chỉ chấp nhận thương thuyết nếu Kiev chấp nhận từ bỏ chủ quyền
với các vùng đất mà Matxcơva đã chiếm. Bình luận về vấn đề này, nhật báo Pháp
Les Echos, nhận xét các tuyên bố về hòa bình cho Ukraina chắc chắn không mang lại
thay đổi đáng kể, triển vọng của xung đột hiện nay phụ thuộc nhiều vào tương
quan lực lượng trên chiến trường.
Les
Echos dẫn lại nhận định của thủ tướng Phổ Otto von Bismarck (cuối thế kỷ
19) : ‘‘Ngoại giao mà thiếu vũ khí cũng giống như âm nhạc mà không có nhạc
cụ’’. Thỏa thuận an ninh 10 năm với Mỹ, mà Ukraina vừa ký kết hôm qua bên lề
thượng đỉnh G7 ở Ý, chắc chắn có ý nghĩa quan trọng với Kiev hơn là tuyên bố của
Hội nghị Hòa bình tại Bürgenstock, Thụy Sĩ.
No comments:
Post a Comment