Sunday 30 June 2024

PUTIN NÓI NGA CÓ THỂ TÁI TỤC TRIỂN KHAI PHI ĐẠN TẦM TRUNG TOÀN CẦU (Reuters)

 



Putin nói Nga có thể tái tục triển khai phi đạn tầm trung toàn cầu

Reuters

29/06/2024

https://www.voatiengviet.com/a/putin-nga-phi-dan-tam-trung-toan-cau/7678048.html

 

Tổng thống Vladimir Putin ngày thứ Sáu, 28/6/2024,  nói rằng Nga nên tiếp tục sản xuất phi đạn có năng lực hạt nhân tầm trung và tầm ngắn và sau đó xem xét nơi triển khai chúng sau khi Mỹ đưa phi đạn tương tự tới Châu Âu và Châu Á.

 

https://gdb.voanews.com/e3cf537c-cc40-4179-a420-7059871b3627_w1023_r1_s.jpg

Ảnh do hãng tin nhà nước Nga Sputnik công bố cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì một cuộc họp của Hội đồng An ninh qua đường truyền video tại tư dinh ở Novo-Ogaryovo bên ngoài Moscow vào ngày 28 tháng 6 năm 2024. (Ảnh: Vyacheslav Prokofyev)

 

 Bước đi này của ông Putin cuối cùng xóa bỏ tất cả những gì còn sót lại từ một trong những hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng nhất thời Chiến tranh Lạnh trong bối cảnh lo ngại rằng hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới có thể bước vào một cuộc chạy đua vũ trang mới cùng với Trung Quốc.

 

Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF), được Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan kí năm 1987, đánh dấu lần đầu tiên hai siêu cường quốc đồng ý giảm kho vũ khí hạt nhân của họ và loại bỏ toàn bộ hạng mục vũ khí hạt nhân.

 

Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019 sau khi cho rằng Moscow đang vi phạm hiệp ước, một cáo buộc mà Điện Kremlin liên tục phủ nhận và coi đó là một cái cớ.

 

Nga sau đó đình chỉ phát triển các loại phi đạn trước đây bị cấm theo hiệp ước INF - phi đạn đạn đạo và hành trình bắn từ mặt đất có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km.

 

Ông Putin nói Nga đã cam kết không triển khai những phi đạn như vậy nhưng Mỹ đã tiếp tục sản xuất chúng, đưa chúng đến Đan Mạch để diễn tập và cũng đưa đến Philippines.

 

“Chúng ta cần đáp trả điều này và đưa ra quyết định về những gì chúng ta sẽ phải làm kế tiếp theo hướng này,” ông Putin nói với Hội đồng An ninh Nga trong cuộc họp được chiếu trên truyền hình nhà nước.

 

“Rõ ràng, chúng ta cần bắt đầu sản xuất các hệ thống tấn công này và sau đó, dựa trên tình hình thực tế, đưa ra quyết định về nơi triển khai chúng – nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho chúng ta,” ông nói.

 

Nga và Mỹ, cho đến nay là các cường quốc hạt nhân lớn nhất, đều bày tỏ tiếc nuối về sự đổ vỡ các hiệp ước kiểm soát vũ khí vốn nhằm làm chậm cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh và giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

 

-----------------------------------------------------

Nga : Tổng thống Putin kêu gọi chế tạo trở lại tên lửa tầm trung bị cấm trước đây

Thanh Hà   -  RFI

Đăng ngày: 29/06/2024 - 10:56Sửa đổi ngày: 29/06/2024 - 14:29

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240629-nga-%C4%91e-nguy-c%C6%A1-m%E1%BB%99t-cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BA%A7u-tr%E1%BB%B1c-ti%E1%BA%BFp-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%B9-t%E1%BA%A1i-ukraina

 

Tổng thống Vladimir Putin hôm qua 28/06/2024 tuyên bố Nga cần khởi động lại các chương trình sản xuất tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Cùng lúc thông cáo của bộ Quốc Phòng đe dọa một cuộc « đối đầu trực tiếp » do drone quân sự của Mỹ được sử dụng tại Biển Đen. Matxcơva quan niệm với việc cung cấp vũ khí cho Ukraina để nhắm vào một số mục tiêu trên lãnh thổ Nga, Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây coi như « trực tiếp » tham gia vào cuộc xung đột.

 

HÌNH :

Ảnh tư liệu minh họa: Tên lửa hành trình loại 9M729 của Nga trưng bày tại căn cứ Kubina, bên ngoài Matxcơva, ngày 23/01/2019. AP - Pavel Golovkin

 

Hãng tin Pháp AFP cho biết, trong một cuộc họp với các quan chức cao cấp, tổng thống Nga đánh giá Matxcơva cần « bắt đầu sản xuất » tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Điều này đi ngược với Hiệp Ước Các Lực Lượng Hạt Nhân Tầm Trung (INF) mà Liên Xô và Hoa Kỳ đã ký kết năm 1987. Bản thân Washington cũng đã ra khỏi hiệp ước này từ năm 2019 với lý do Matxcơva « đã không còn tôn trọng » các điều khoản được quy định trong văn bản nói trên.

 

Cũng trong cuộc họp hôm qua, Vladimir Putin khẳng định Mỹ đã bắt đầu sử dụng các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung nhân một cuộc tập trận với Đan Mạch và do vậy, Matxcơva cũng có hành động tương tự, có nghĩa là sẽ « quyết định về địa điểm » triển khai những loại vũ khí tương đương.

 

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô đã ký nhiều thỏa thuận giới hạn một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và làm giảm thiểu căng thẳng trên thế giới. Nhưng AFP đánh giá, trong những năm gần đây, những thỏa thuận đó đã « chấm dứt ».

 

Ngoài ra, Matxcơva quan niệm viện trợ quân sự của Washington cho Kiev, việc Hoa Kỳ và nhiều nước đồng minh giúp Ukraina thu thập thông tin tình báo và xác định một số các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ của Nga, là các quốc gia này đã mặc nhiên trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột khi Vladimir Putin đưa quân xâm chiếm Ukraina.

 

Trong thông cáo hôm 28/06 bộ Quốc Phòng Nga thẩm định, drone của Mỹ được sử dụng « càng lúc càng nhiều » ở khu vực Biển Đen khiến nguy cơ xảy ra sự cố trên không với máy bay và không quân của Nga càng lớn. Nguy cơ nổ ra một cuộc đối đầu trực tiếp giữa liên minh quân sự NATO và Nga qua đó cũng lớn theo.

 

Về chiến sự, thống đốc tỉnh Koursk, sát biên giới với Ukraina sáng 29/06 loan báo, 5 thường dân thiệt mạng, do drone Ukraina.






No comments:

Post a Comment

View My Stats