Thursday 27 June 2024

TRUNG QUỐC CHỞ ĐÁ MẶT TRĂNG VỀ NGHIÊN CỨU, NHƯNG LẦN NÀY KHÁC XA CÁC TIỀN BỐI (Người Việt Online)

 



 

Trung Quốc chở đá Mặt Trăng về nghiên cứu, nhưng lần này khác xa các tiền bối

Người Việt Online

June 26, 2024

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/trung-quoc-cho-da-mat-trang-ve-nghien-cuu-nhung-lan-nay-khac-xa-cac-tien-boi/#google_vignette

 

BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Những tảng đá đầu tiên từ phần rìa xa xôi trên Mặt Trăng vừa hạ cánh an toàn xuống Trái Đất và các khoa học gia đang vô cùng nóng lòng nghiên cứu.

 

Hôm Thứ Ba, 25 Tháng Sáu, phi thuyền thăm dò Chang’e-6 do Trung Quốc sở hữu, chở tới hai kilogram vật liệu được thu thập và khoan từ lưu vực cổ xưa nhất trên Mặt Trăng, hạ cánh xuống đồng cỏ Siziwang thuộc khu tự trị Nội Mông tọa lạc ở miền Bắc Trung Quốc lúc 2 giờ 07 chiều giờ Bắc Kinh, Cơ Quan Quản Lý Không Gian Quốc Gia Trung Quốc CNSA loan báo được tạp chí Nature ghi nhận.

 

“Các vật thể sẽ khác với tất cả những loại đá từng được Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc thu thập,” có nguồn gốc từ vùng nghiên cứu quen thuộc trên Mặt Trăng, Yang Wei, nhà địa hóa họhttps://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/Change-capsule-moon.png  c tại Viện Địa Chất và Địa Vật Lý Bắc Kinh cho biết. “Chúng tôi kỳ vọng rất nhiều vào các tảng đá,” Yang nói.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/Change-capsule-moon.png

Khoang thuyền từ Chang’e-6 chở theo mẫu đất đá từ Mặt Trăng về lại Trái Đất ngày 25 Tháng Sáu, 2024 (Hình: Tân Hoa Xã)

 

Chang’e-6 khởi hành vào ngày 3 Tháng Năm và tới Mặt Trăng trong năm ngày, sau đó phi thuyền nán lại trên quỹ đạo Mặt Trăng rồi mới hạ cánh. Ngày 2 Tháng Sáu, Chang’e-6 hạ cánh tại một địa điểm được định vị trước bên trong lưu vực Nam Cực–Aitken (SPA), nơi có hằng hà sa số đá nham thạch nguội sẫm màu được gọi là đá basalt, và tiến hành đào sâu để lấy mẫu bằng máy khoan và cánh tay người máy trong hai ngày. Sau khi đào xong, các vật thể quý giá cất cánh từ Mặt Trăng, kết nối với khoang dẫn đường trên quỹ đạo Mặt Trăng và hướng về Trái Đất.

 

Vào khoảng 1 giờ 20 chiều giờ Bắc Kinh hôm Thứ Ba, phi thuyền bắt đầu hạ cánh. Khoang thuyền chở theo Chang’e-6 trượt khỏi bầu khí quyển để giảm tốc độ trước khi lao xuống với tốc độ 11.2 kilometer một giây. Phi thuyền bung một cái dù để hỗ trợ hạ cánh. Một nhóm cứu hộ định vị được khoang thuyền ngay sau khi hạ cánh. Sau khi kiểm tra tại chỗ, khoang thuyền sẽ được chở đi Bắc Kinh, tại đó các khoa học gia sẽ mở ra và lấy các vật thể đem đi phân tích khoa học rồi cất giữ, CNSA cho biết.

 

Patrick Pinet, nhà địa chất học Mặt Trăng tại Viện Nghiên Cứu Vật Lý Thiên Văn và Hành Tinh Học IRAP ở Toulouse, Pháp, trực tiếp theo dõi sứ mệnh từ một phòng điều khiển ở Bắc Kinh. “Tôi chứng kiến ​​năng lực kỹ thuật đáng trầm trồ và thao tác thành thạo chuyên nghiệp của tất cả các tiến trình tỉ mỉ trong suốt hành trình,” ông nói.

 

Đầu tháng này, hơn 200 khoa học gia từ các trường đại học và viện nghiên cứu Trung Quốc tọa đàm tại Bắc Kinh để thảo luận các câu hỏi khoa học mà họ hy vọng sẽ được giải đáp bằng cách phân tích các vật thể do Chang’e-6 chở về Trái Đất. Các nhà nghiên cứu tham gia bỏ phiếu cho ba vấn đề được cho là quan trọng nhất. Câu hỏi hàng đầu cần làm sáng tỏ là vì sao hai bán cầu trên Mặt Trăng lại khác nhau tới như vậy, tiếp theo là thành phần trong các cấu trúc sâu hơn trên Mặt Trăng là gì và lưu vực SPA hình thành từ khi nào.

 

Các nhà nghiên cứu quốc tế cũng hy vọng sẽ nghiên cứu các vật thể của Chang’e-6. Qing-zhu Yin, nhà địa hóa học tại đại học University of California, Davis, muốn nghiên cứu những tảng đá để tính toán thời điểm bắt đầu và kết thúc của đại dương magma trên Mặt Trăng sau vụ va chạm khổng lồ hình thành nên Mặt Trăng.

 

Chang’e-6 chở theo bốn cỗ máy quốc tế lên quỹ đạo hoặc bề mặt Mặt Trăng. Trong số đó có Máy Dò Ion Âm Trên Bề Mặt Mặt Trăng NILS thuộc Cơ Quan Không Gian Âu Châu ESA và một cỗ máy của Pháp có tên là Máy Dò Tình Trạng Thoát Khí Radon DORN.

 

NILS là cỗ máy đầu tiên dò được các ion âm trên Mặt Trăng. Tiến trình nghiên cứu các ion âm sẽ giúp các khoa học gia tìm hiểu được môi trường bề mặt Mặt Trăng và vạch ra các sứ mệnh cho phi hành gia và robot trong tương lai. “Cần phải lăn xả nhiều hơn nữa trước khi bàn tới các loài và số lượng ion,” Neil Melville, giám đốc đề án NILS, đặt trụ sở tại The Hague, Hà Lan cho biết.

 

Trung Quốc đang phát triển các sứ mệnh Chang’e-7 và Chang’e-8, phức tạp hơn và dự trù ​​sẽ phóng lần lượt vào năm 2026 và 2028. Các sứ mệnh mới sẽ săn tìm băng nước gần Cực Nam Mặt Trăng và thực hiện các cuộc khảo sát và thí nghiệm khác. Băng nước có thể được dùng để tạo ra khí oxygen và nhiên liệu cho hỏa tiễn, và nguồn cung ứng sẵn có trên Mặt Trăng sẽ rất quan trọng nhằm giúp con người đặt chân lâu dài lên Mặt Trăng. (TTHN)







No comments:

Post a Comment

View My Stats