Ông Tô Lâm với “thế
chẻ tre” trên bàn cờ chính trị Việt Nam
RFA
2024.06.06
Gần
đây, các nhà quan sát chính trị Việt Nam ở trong nước và quốc tế tỏ ra ngạc
nhiên trước nhiều biến động nhân sự cấp cao ở Hà Nội. Sau khi ông Võ Văn Thưởng
và Vương Đình Huệ bị bãi hết các chức vụ, đến 22/5/2024, Bộ trưởng Bộ Công an
Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước. Hôm 3/6/2024, Thượng tướng Công an Nguyễn
Duy Ngọc, một người được cho là thân cận với Đại tướng Tô Lâm trở thành
Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Hôm 6/6/2024, Quốc hội bỏ phiếu kín chuẩn y Thượng
tướng Công an Lương Tam Quang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.
Ngay
trước khi ông Lương Tam Quang được Quốc hội chuẩn y làm Bộ trưởng Công an, Tiến
sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm ở Hà Nội, dành
cho RFA một cuộc phỏng vấn. Trong đó ông phân tích về những thay đổi to lớn có
thể xảy ra trên chính trường Việt Nam do những chuyển động vừa nêu mang lại.
*
RFA.
Theo ông, những “đường đi nước bước” trên chính trường Hà Nội của ông Tô Lâm
trong thời gian qua có đặc điểm gì thú vị?
TS. Nguyễn
Quang A
Thứ
nhất, tôi nghĩ ông Tô Lâm chắc chắn có một đội ngũ khá là mưu lược, giúp cho
ông ấy tính toán các đường đi nước bước. Ví dụ khi bầu Chủ tịch nước hồi tháng
5, 2024,, lúc ấy tôi có nghĩ đến một vấn đề là nếu miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ
Công an trước rồi bầu Chủ tịch nước sau thì nhỡ mà miễn nhiệm Bộ trưởng Công an
rồi nhưng sau đó người ta lại không bầu ông làm Chủ tịch nước thì sao? Tất
nhiên, xác suất của khả năng đó rất là nhỏ, nhưng không thể nói xác suất đó bằng
0 được. Cho nên tôi nghĩ thứ tự của việc làm cái gì trước cái gì sau là rất quan
trọng ở đây.
Vì
vậy, theo logic của vấn đề thì trước tiên là miễn nhiệm ông ấy khỏi vị trí Bộ
trưởng Công an rồi sau đó Quốc hội bầu ông ấy làm Chủ tịch nước. Cuối cùng,
mình không rõ ông ấy có tác động hay không, nhưng Quốc hội đã bầu ông ấy làm Chủ
tịch nước trước, rồi sau đó mới diễn ra việc miễn nhiệm chức Bộ trưởng. Đó là với
trường hợp bầu Chủ tịch nước và miễn nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Công an.
Sau
đó đến một cái tin khác. Thực sự thì không có thông tin chính thức nhưng trên mạng
xã hội có xuất hiện một bức ảnh chụp panel một cuộc họp của các cán bộ chủ chốt
của Bộ Công an. Bây giờ mình cứ giả sử có một cuộc họp như vậy do Đảng ủy Công
an tổ chức. Tuy ông Tô Lâm đã thôi chức Bộ trưởng rồi, nhưng ông ấy vẫn là Bí
thư Đảng ủy Bộ Công an. Như thế, nếu mà có cuộc họp như vậy, thì ông Tô Lâm phải
là nhà đạo diễn. Ít nhất theo thông tin trên mạng, thì ông Tô Lâm không dự cuộc
họp đó, và cuộc họp đó cũng không có hai ủy viên Đảng ủy Công an là ông Phạm
Minh Chính và ông Nguyễn Phú Trọng. Theo tiết lộ trên các mạng xã hội thì nội
dung cuộc họp “kiện toàn cán bộ chủ chốt Bộ Công an” là do các cán bộ chủ chốt
của bộ và giám đốc công an các tỉnh gồm có ba nội dung:
Một
là bỏ phiếu để đề nghị ông Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang lên làm Bộ trưởng.
Hai
là kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý đưa ông Lương Tam Quang làm Bộ trưởng và vào Bộ
Chính trị.
Ba
là kiến nghị ông Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc làm Chánh văn phòng Trung
ương Đảng.
Bây
giờ mình không biết thông tin chính xác hay không. Mình chỉ giả sử là đã có sự
kiện như vậy. Nhưng dẫu sao thì đến bây giờ, chí ít đã có một nửa tin đồn đã
thành sự thật, tức là ông Nguyễn Duy Ngọc trở thành Chánh văn phòng Trung ương
Đảng. (RFA chú thích: Đến hôm 6/6/ thì hai phần ba tin đồn đã thành sự thực
vì ông Lương Tam Quang lên làm bộ trưởng Công an.)
Bây
giờ ông Lương Tam Quang có trở thành Ủy viên Bộ Chính trị hay không? Bây giờ
còn đang chưa rõ. Một vài ngày hoặc một vài tuần tới, chúng ta sẽ thấy rõ.
Nhưng chúng ta có thể đặt ra một giả thuyết sau đây. Bộ Chính trị có thẩm quyền
để quyết định ông này, ông kia làm bộ trưởng. Ví dụ, Bộ Chính trị có thể quyết
định rằng ông Lương Tam Quang với tư cách là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,
chưa là Ủy viên Bộ Chính trị, làm Bộ trưởng Bộ Công an. Cái đó hoàn toàn nằm
trong thẩm quyền của Bộ Chính trị.
Và
trong trường hợp Bộ Chính trị quyết định như thế thì ông Thủ tướng sẽ phải thi
hành quyết định đó bằng cách giới thiệu ông ấy với Quốc hội để Quốc hội chuẩn
y. Nếu Quốc hội chuẩn y thì ông Lương Tam Quang với tư cách là một Thứ trưởng,
một Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, có thể trở thành Bộ trưởng Bộ Công an, mà
chưa cần phải là Ủy viên Bộ Chính trị. Như thế thì có lợi hơn.
Bởi
vì tư cách Ủy viên Bộ Chính trị phải do Ban Chấp hành Trung ương bầu. Thế thì
khi nào Ban Chấp hành Trung ương bầu thì bầu ông ấy vào Bộ Chính trị với tư
cách là Bộ trưởng Bộ Công an thì dễ dàng hơn nhiều là khi ông còn chưa có tư
cách Bộ trưởng Bộ Công an.
Tức
là ở đây, thứ tự của các bước đi là rất quan trọng. Giả sử nếu người ta quyết định
bầu ông Lương Tam Quang vào Bộ Chính trị, rồi sau đó mới bầu ông ấy làm Bộ trưởng
Công an thì có rất nhiều bất lợi.
Thứ
nhất là phải đợi một cuộc họp tiếp theo của Ban Chấp hành Trung ương. Mình chưa
biết bao giờ. Có thể lại cần một cuộc họp đặc biệt. Nhưng có quá nhiều cuộc họp
đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương thì nghe cũng không hay. Nếu làm một hội
nghị bất thường như vậy thì cũng cần thời gian, một tuần, vài tuần hoặc hơn,
mình không biết được.
Và
tại Ban Chấp hành Trung ương ấy, vẫn có nguy cơ là có nhiều người không thích,
không muốn bầu ông ấy vào Bộ Chính trị. Như thế sẽ rất khó để bầu ông ấy làm Bộ
trưởng Công an.
Cho
nên ở đây, thứ tự của mỗi “đường đi nước bước” là rất quan trọng. Thứ tự “làm bộ
trưởng trước, bầu vào Bộ Chính trị sau” của ông Lương Tam Quang là thứ tự tốt
nhất cho phía ông Tô Lâm. Còn nếu đi theo bước “bầu vào Bộ Chính trị trước, làm
Bộ trưởng Công an sau” thì khó hơn vì có khả năng không trúng Bộ Chính trị, mà
nếu không trúng Bộ Chính trị thì khó mà làm Bộ trưởng Công an tiếp theo.
Cho
nên ở đây giống như đánh cờ vậy. Nước cờ nào đi trước, nước cờ nào đi sau là rất
quan trọng. Trong trường hợp này, thứ các bước đi như tôi phân tích lúc mà tiến
hành miễn nhiệm chức Bộ trưởng Công an và bầu chức Chủ tịch nước rất quan trọng.
Lần này, với ông Lương Tam Quang cũng vậy.
Nếu
thời gian tới, nếu đúng là ông Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Công an và trở
thành Ủy viên Bộ Chính trị thì có thể nói yêu cầu của Bộ Công an được thực hiện
gần như 100%. Trong trường hợp như vậy thì có thể nói thế của ông Tô Lâm sẽ rất
mạnh, mạnh như chẻ tre.
*
RFA.
Nếu thế của ông Tô Lâm trở nên “mạnh như chẻ tre” thì chính trường Việt Nam sắp
tới có thể có thay đổi gì không?
TS. Nguyễn
Quang A
Nếu
ông Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Công an và được vào Bộ Chính trị thì thế của
ông Tô Lâm sẽ rất mạnh, mạnh như chẻ tre. Và như thế thì có nghĩa là trong thời
gian trước mắt cũng như những diễn tiến của Đại hội 14 sắp tới, chỉ còn một năm
rưỡi nữa, gần như đã ngã ngũ. Có thể nói, quyền lãnh đạo của ông Tô Lâm rất là
cao.
Điều
đó có ảnh hưởng gì đến chính trường Việt Nam không? Đó là sự thay đổi lãnh đạo
tối cao, cho nên chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chính trị Việt Nam,
không những ngắn hạn trong thời gian từ giờ đến 2026 mà còn có thể kéo dài ít
nhất thêm 5 năm nữa.
Ảnh
hưởng đó xấu hay tốt? Chúng ta rất khó phán đoán.
Thế
nào là ảnh hưởng xấu, thế nào là ảnh hưởng tốt? Đối với những người ủng hộ nhân
quyền và dân chủ sẽ hiểu như thế này tốt, còn những người khác sẽ hiểu thế khác
mới là tốt. Cho nên đánh giá như thế thì phải xem ai nêu ra đánh giá đó.
Ví
dụ nếu tôi là người đưa ra đánh giá thì cá nhân tôi với tư cách là một người ủng
hộ nhân quyền và dân chủ thì tôi thấy có hai khả năng.
Khả
năng thứ nhất, có xác suất cao hơn, do mình suy từ quá khứ, từ hoạt động của
ông Tô Lâm trong lĩnh vực cụ thể này để mình phán đoán, thì mình thấy là tương
lai chính trị khá là ảm đảm. Cái sự đàn áp, cảnh sát hóa nền chính trị sẽ càng
tăng cường thêm một mức nữa. Đó là khả năng xấu mà tôi e là có thể xảy
ra.
Nhưng
cũng có những khả năng khác mà mình không thể loại trừ. Bởi vì mình không có đầy
đủ thông tin, mình cũng không biết họ suy nghĩ gì. Có nhiều người khi đã nắm
quyền lực trong tay thì họ có thể thay đổi chiều hướng của họ, chiến lược của họ
theo hướng tốt hơn, có sự cải thiện về nhân quyền và dân chủ. Cái đó cũng có khả
năng, không thể loại trừ. Nếu bộ phận quân sư của ông ấy hiểu và giải thích
thêm, có thể có áp lực quốc tế, từ người dân, cũng có thể làm người ta thay đổi
chính sách.
Bây
giờ thực sự rất khó để nói trước, nhưng tôi nghĩ cả hai khả năng đều có thể.
*
RFA.
Còn chính sách đối ngoại có thể có ảnh hưởng gì không thưa ông?
TS. Nguyễn
Quang A
Chắc
chắn là chính sách đối ngoại có ảnh hưởng.
Nếu
nói về chính sách đối ngoại mở cửa, hợp tác, làm bạn với các nước thì sẽ khó có
gì thay đổi, đảo ngược. Về phía Việt Nam, tôi dự đoán không có thay đổi nhiều về
chính sách đối ngoại. Bởi vì mấy chục năm đổi mới là quá trình Việt Nam hội nhập
với thế giới, và trong quá trình đó, ĐCSVN có một sự thống nhất rất lớn, là phải
mở cửa, hợp tác, mở rộng quan hệ với các nước. Tôi nghĩ chính sách đối ngoại mở
cửa, hợp tác như thế là tốt cho Việt Nam. Và hướng đó là hướng vẫn tiếp tục, dù
cho ai lên chi phối nền chính trị Việt Nam trong thời gian tới.
Ở
đây, chúng ta đặt ra giả thiết là ông Tô Lâm đóng vai trò chi phối nền chính trị
Việt Nam trong thời gian tới thì tôi nghĩ đối với chính sách đối nội, đối ngoại,
thì phần chính sách của nước ngoài ảnh hưởng tới Việt Nam có thể có vai trò
quan trọng. Cái đó có thể sẽ khiến cho người lãnh đạo trong nước thay đổi.
Tôi
lấy ví dụ khi ông Võ Văn Thưởng lên làm Chủ tịch nước thì các nước dân chủ lớn
như Anh, Mỹ, Pháp, Đức trong vòng 15 ngày đều gửi điện mừng. Nhưng cho đến hôm
nay tôi chưa thấy các nước đó gửi điện mừng tới ông Tô Lâm. Điều đó cũng có thể
có tác động gì đó cho bản thân ông Tô Lâm để ông ấy thay đổi chính sách của ông
ấy, nếu mà ông ấy trở thành người chi phối nền chính trị Việt Nam.
Trung
Quốc, Bắc Triều Tiên thì gửi điện mừng ngay ngày hôm sau. Nhưng mà Mỹ thì chưa,
Đức thì chưa, Áo thì chưa. Nhưng mà Bỉ thì có gửi điện mừng rồi, Phần Lan thì
có rồi, Hungary thì có rồi. Tôi đã xem kỹ nhưng sẽ tra lại cho chính xác.
*
RFA
xin cảm ơn TS. Nguyễn Quang A đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện này.
No comments:
Post a Comment