Chu Mộng Long
13/06/2024
https://baotiengdan.com/2024/06/13/nang-luong-la-cai-gi-vay/
Các
YouTuber, TikToker quảng bá đến mấy clip về một nữ đại gia sẵn sàng “buông bỏ tất
cả” để đi “theo chân thầy Thích Minh Tuệ”. Tôi để ý có đoạn nữ đại gia này chia
sẻ hai điều:
1) Hiện tại, nhiều bạn bè ở Sài Gòn, ở Úc, ở Mỹ
cũng bay về Việt Nam, vì thấy cuộc đời này tất cả đều vô nghĩa. Các chị đang
bàn nhau sẽ buông bỏ chồng con, tài sản, công việc theo chân thầy Thích Minh Tuệ
tu hạnh đầu đà;
2) Chị đã có duyên nhìn thấy thầy Minh Tuệ, và
nhờ thầy đã mang lại năng lượng lớn cho chị.
Hai
điều chia sẻ ấy chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến nhiều người. Ngoài đám đông cảm
thấy cuộc đời vô nghĩa trong vòng sinh, lão bệnh, tử, cần giải thoát, còn đa số
đeo bám đi theo thầy chủ yếu để hưởng Phước, kiếp này hoặc kiếp sau. Thực tế
hơn, họ tuyên truyền nhau, rằng chỉ cần trực tiếp nhìn thấy thầy là đã có “năng
lượng lớn”.
Năng
lượng là cái gì vậy? Đa số dân Việt Nam đã qua trình độ lớp 6, không cần giải
thích theo vật lý học nữa. Chỉ nhắc lại định luật bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng là đủ.
Chúng
ta đang sống là lấy năng lượng từ tự nhiên, qua ăn uống, hít thở. Nhưng tích
lũy năng lượng luôn gắn liền với tiêu xả năng lượng. Cũng theo định luật bảo
toàn, nếu cân bằng giữa tích lũy và tiêu xả thì khỏe mạnh. Mất cân bằng ắt sinh
ra bệnh tật và chết.
Nó
dễ hiểu như là ta sử dụng lửa vậy. Lửa mang lại năng lượng cho bạn, nhưng lửa
cũng thiêu cháy bạn. Để tạo ra sự cân bằng, tinh thần đóng vai trò rất quan trọng.
Bạn vui thì năng lượng dồi dào, bạn buồn, lo âu, sợ hãi ắt mệt mỏi. Bạn bị loạn
tâm, kéo theo loạn thần, bạn rơi vào sống không bằng chết.
Năng
lượng của người khác có ảnh hưởng đến bạn không? Trả lời là có. Một người vui,
cả nhà vui theo, thế là năng lượng dồi dào. Và ngược lại, nói theo dân gian: “Một
con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Theo chân Thích Minh Tuệ, con người khổ hạnh mà vẫn
hoan hỉ, các bạn có thêm năng lượng tích cực. Điều đó tôi không phủ nhận.
Nhưng
các bạn có bao giờ đặt câu hỏi: Khi cả đám đông hoan hỉ, thậm chí đầy ham muốn,
mà bao vây lấy thầy để lấy năng lượng hay lấy Phước, theo định luật bảo toàn và
chuyển hóa năng lượng, thầy có bị áp lực và mất nhiều năng lượng không? Hãy
trông vào thần sắc của thầy khi xuất hiện ở đầu và cuối cuộc hành trình? Có lúc
tôi nhận ra thầy bị thất thần hẳn!
Vậy
thì có nhất thiết phải đeo bám thầy để có năng lượng lớn? Phật và tôn giáo thời
cổ đại chưa hiểu gì về năng lượng vật lý hay năng lượng sinh học, nhưng lòng
nhân và sự tích đức Phật dạy cho mọi người đã là trực giác về năng lượng. Bạn
có lòng nhân, biết tích đức, tâm bạn sẽ an và vui, trí bạn sáng suốt, mẫn tuệ
thì cũng có nghĩa là bạn có được năng lượng dồi dào.
Kể
chuyện tôi trải nghiệm chứ không phải khoe. Tháng trước, tôi dạy ở Quảng Ngãi,
giữa trưa nắng đổ lửa, tôi cuốc bộ ra quán cơm bụi. Gặp các bạn học viên đang
ăn cơm gần xong. Do gần xong nên các bạn chỉ chào mà không dám mời tôi. Tôi ăn
một mình và cấm các bạn trả tiền. Đúng lúc các bạn ăn xong, tôi chuẩn bị ăn thì
có đứa bé tàn tật bán vé số đi gom hết thức ăn thừa vào một đĩa và chuẩn bị ăn.
Xót quá, tôi gọi chủ cho thêm đĩa nữa. Nhưng chủ bảo hết cơm rồi, vì đã quá bữa.
Tôi đành bảo đứa bé: “Đĩa thức ăn này bác chưa ăn. Con bỏ đĩa cơm thừa ấy
đi. Hãy ăn phần của bác!” Đứa bé cảm ơn tôi và vui vẻ ngồi ăn. Tôi ngồi xem
em bé ăn và rất vui.
Buổi
trưa hôm đó, tôi nhịn, chỉ uống nước. Chiều tôi vẫn lên lớp bình thường và cảm
thấy tràn trề năng lượng. Khi học hóa hữu cơ, học đến nát óc cũng không nhớ hết
công thức các loại chất hữu cơ. Nhưng tôi hiểu, các loại chất hữu cơ tạo năng
lượng chỉ khác nhau ở cấu trúc, tức cái đuôi O-H. Mà hai thứ này thì có trong
nước và không khí chứ không chỉ thức ăn. Tinh thần hoan hỉ, thần kinh của ta tự
nó chế biến thành năng lượng tích cực, thậm chí xua tan bệnh tật.
______
Hình
1: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/06/1-49.jpg
Nhà
quý tộc, đại văn hào L. Tolstoy làm ăn mày để trải nghiệm nỗi đau của nhân loại.
Hình
2: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/06/2-18-211x420.jpg
Nữ
đại gia xinh đẹp trải nghiệm “theo chân Thích Minh Tuệ”:
No comments:
Post a Comment